Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008

Pháp Như thử làm "phó nháy"

Hôm chủ nhật vừa qua, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (nhằm ngày 28 tháng 9 năm Mậu Tý) Pháp Như đi giảng tại chùa Long Minh, xã Thạnh Ngãi, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Đây là lần đầu tiên Pháp Như đến đây, thấy khung cảnh chùa rất thanh tịnh, an lành lòng cảm thấy rất vui. Trước khi giảng tranh thủ dạo cảnh chùa và "trổ tài" thử làm phó nháy, chụp vài tấm hình khung cảnh bình yên của chùa. Tuy tay nghề của mình còn non kém nhưng nhìn những tấm hình đẹp cũng cảm thấy vui vui. Xin post lên để cho mọi người cùng xem.

Read more...

Anh Thư: tài năng không đợi tuổi

Trải qua ba vòng thi đầy khó khăn và thử thách kéo dài gần bốn tháng, cuối cùng cô bé Hà Phạm Anh Thư (ảnh) sinh năm 1999 đến từ Bình Dương đã hoàn toàn thuyết phục được Ban Giám khảo cũng như khán giả bằng chính tài năng và sự cố gắng của mình, để trở thành người chiến thắng cao nhất. Cuộc thi Đồ Rê Mí 2008 do Ban Thể thao-Giải trí-Thông tin Kinh tế (VTV3) Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty MultiMedia phối hợp thực hiện với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk khép lại vào ngày 12-10-2008 khi đã tìm được chủ nhân của nó nhưng ít ai biết rằng em là một Oanh vũ của tổ chức GĐPT và con đường đi đến vinh quang cũng vô vàn thử thách với cuộc sống đời thường.

Tuổi thơ vẫn khó nhọc


Trong các thí sinh Đồ Rê Mí 2008, Anh Thư có hoàn cảnh tương đối đặc biệt. Bố hiện đang phục vụ trong quân ngũ với đồng lương khiêm tốn, mẹ trước kia làm thợ may nay phải chuyển sang làm nhân viên bảo hiểm. Cả hai phải xa làng quê miền Bắc vào Bình Dương lập nghiệp từ khi cưới nhau, vì thế mà tuổi thơ của Anh Thư gặp nhiều khó nhọc. Theo như lời của chị Thanh Hoài - mẹ của Anh Thư thì vợ chồng chị đi lên từ bàn tay trắng vì ông bà mất sớm, những người thân ở quê cũng nghèo khổ. Ngôi nhà Anh Thư hiện ở với bố mẹ tương đối đơn sơ ở vùng đất Thuận An - Bình Dương. Trong nhà không có vật dụng gì đáng giá. Gia đình hiện vẫn còn dùng chiếc tivi trắng đen được mua từ khá lâu. Do điểm xuất phát thấp nên khi tham gia cuộc thi, Anh Thư không thể sánh với bạn bè cùng trang lứa về điều kiện sinh hoạt và cả ngoại hình.

Biết con đam mê ca hát từ nhỏ, chị Thanh Hoài cũng bấm bụng đưa con đến sinh hoạt các lớp năng khiếu tại thị xã Thủ Dầu Một để thỏa lòng con. “Nhưng nhiều khi đưa cháu đi học mà không có tiền đổ xăng, không đủ tiền ăn trưa làm tôi cũng cảm thấy xót xa!”, chị Hoài chân tình tâm sự. Lúc đó, chị phải nghẹn lòng nói với con ngừng sinh hoạt một thời gian để gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn. Nghe vậy, Anh Thư cứ rưng rưng nước mắt làm cho anh chị phải luôn cố gắng vun đắp ước mơ của con với tâm niệm “rồi sẽ có ngày tươi sáng, chứ không thể nghèo suốt đời được”. Chính những suy nghĩ ấy đã góp phần không nhỏ chắp cánh ước mơ cho Anh Thư.

Hành trình của vinh quang

Cả bố và mẹ Anh Thư đều không theo văn nghệ, nhưng cô bé lại được thừa hưởng lòng đam mê nghệ thuật từ ông ngoại trước kia là Trưởng đoàn Nghệ thuật Quân khu 4. Trước khi tham dự cuộc thi Đô Rê Mí, em đã từng tham dự và đoạt rất nhiều giải thưởng liên quan đến văn nghệ thiếu nhi của tỉnh Bình Dương: Giải I Tiếng hát Sơn Ca tỉnh Bình Dương lần 3-2008; Giải nhất kể chuyện theo sách do Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh tổ chức; Giải nhất Cuộc thi Nét đẹp Tuổi thơ của tỉnh v.v… Nói về năng khiếu bẩm sinh của học trò, cô Nguyễn Thị Thu Thủy - giáo viên múa Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao Thủ Dầu Một, cho chúng tôi biết: “Anh Thư là cháu bé thông minh và có năng khiếu toàn diện cả múa lẫn hát. Tôi đã dạy nhiều thế hệ học trò nhưng đây quả là một trường hợp đặc biệt”. Không những thế, em còn là một học trò ngoan và chăm chỉ. Ba năm liền, em là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Hiệp Thành (Thủ Dầu Một). Dù gia đình em khó khăn như thế, nhưng theo chị Hoài, việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Cuộc thi Đồ Rê Mí mặc dù dành cho lứa tuổi nhi đồng nhưng sức cạnh tranh cũng khá khốc liệt. Nhìn những thí sinh lọt vào vòng chung kết mới thấy sự đầu tư và tính chất tranh tài của cuộc thi này. Dù không có lợi thế về ngoại hình cũng như khá rụt rè ở những vòng đầu nhưng với sự ngoan hiền, trong sáng, cầu tiến và chăm chỉ, cô bé Anh Thư dần dần nổi lên như một hiện tượng. Sở hữu chất giọng mượt mà, trong trẻo, cao và rất sáng như chim sơn ca, Anh Thư luôn biết thay đổi hợp lý từ những bài hát nhẹ nhàng mang âm hưởng dân gian, đến những bài hát nhí nhảnh của tuổi thơ và đặc biệt là sự lột xác trong phong cách hiphop. Điều này đã hoàn toàn chinh phục khán giả và Ban Giám khảo. Vì thế giải đặc biệt - giải thưởng cao nhất của cuộc thi năm nay dành cho em hoàn toàn xứng đáng với những gì mà em thể hiện. “Anh Thư rất thông minh trong cách xử lý bài hát. Chất giọng của em tương đối chuẩn và lôi cuốn người nghe. Em cũng biết cách diễn xuất và tạo sự thu hút về ngoại hình”, nhạc sĩ - ca sĩ Sỹ Luân, một trong những giám khảo vòng loại cuộc thi khu vực miền Nam nhận xét khi trao đổi với chúng tôi.

Một lòng quy ngưỡng Đức Phật

Có một điều khá đặc biệt mà ít người biết đến, Anh Thư hiện là một Oanh vũ của tổ chức GĐPTVN, sinh hoạt tại GĐPT Hội Khánh - Bình Dương đã bốn năm nay. Em quy y với pháp danh là Trang Đài. Dù nhà ở tương đối xa nhưng tuần nào em cũng đến với gia đình mà không bỏ buổi sinh hoạt nào. Có lẽ nhờ được hun đúc trong tình thương của các anh chị trưởng và tinh thần đạo Phật mà em khá hiền lành, dễ gần và sống rất tình cảm như đánh giá của huynh trưởng Song Linh - Liên đoàn trưởng gia đình. Hôm gặp chúng tôi, khi được hỏi về sự gia hộ của Đức Phật, em trả lởi rất ngây thơ: “Trước khi tham gia cuộc thi, con cầu Đức Phật gia hộ cho con vào vòng trong và đã được như thế. Con cảm ơn Đức Phật rất nhiều và sẽ cố gắng tập hát thật hay để cúng dường lên Ngài”.

Chào tạm biệt ra về mà tôi mãi ấn tượng về một cô bé nhỏ nhắn, đầy nghị lực, sớm có niềm tin rất đáng trân trọng. Những gì em đạt được chỉ mới là bước khởi đầu và thời gian phía trước còn dài. Mong cho em tương lai trở nên một nghệ sĩ tài danh trong làng âm nhạc Việt Nam và góp phần vào hoạt động văn hóa văn nghệ Phật giáo Việt Nam đậm đà bản sắc.

Bài, ảnh BẢO THIÊN (theo giacngo.vn)

Read more...

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Ngô Mỹ Uyên duyên dáng với áo dài cưới

Vẫn sắc đẹp ấy, vẫn nụ cười tươi như thửơ đăng quang hoa hậu, Ngô Mỹ Uyên xuất hiện thật rạng rỡ và nền nã trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Việt Hùng.

Có cảm giác như nhà thiết kế Việt Hùng rất khéo trong chuyện mời gọi các nàng hoa hậu thể hiện những bộ sưu tập, mẫu thiết kế của mình. Trong bộ sưu tập áo dài truyền thống của anh lần này, Ngô Mỹ Uyên xuất hiện thật rạng rỡ và nền nã bên cạnh nam người mẫu Thiên Bảo với vẻ lịch lãm, thật đáng yêu.

Lịch làm việc của Ngô Mỹ Uyên thì dày kín. Cuộc sống và những hoạt động nghệ thuật của Ngô Mỹ Uyên phần lớn diễn ra ở nước ngoài nên những khoảnh khắc ghi lại như thế này khá hiếm.

Mời bạn cùng ngắm hoa hậu Ngô Mỹ Uyên với bộ sưu tập:

Theo Hàm Tiếu Tử
Zing

Read more...

Vở diễn "Chuyện tình Lan và Điệp" vẫn còn đó những "Hạt sạn"

Sau nhiều lời ra tiếng vào, cuối cùng vở diễn “Chuyện tình Lan và Điệp” cũng chính thức ra mắt khán giả vào hai ngày 17, 18-10-2008 tại Nhà hát Bến Thành. Trái với việc không phát hành được vé mà Ban Tổ chức phát biểu trước đó hai ngày trên báo chí, theo ghi nhận của chúng tôi khán giả đến chật cả khán phòng nhà hát Bến Thành với sức chứa hơn 1.000 người.

Hiếm có một chương trình cải lương nào thu hút được khán giả như thế, đặc biệt là khán giả trẻ. Ngày cả liveshow Hồn chinh phu do cải lương chi bảo Bạch Tuyết cùng các nghệ sĩ tài danh Ngọc Giàu, Phượng Liên dàn dựng khá công phu cách đây không lâu tại Nhà hát Hòa Bình cũng không được “ưu ái” từ khán giả mặc dù giá vé tương đồi mềm hơn và được cổ động rầm rộ hơn.

Bạn trẻ mặc dù không yêu thích gì cải lương trước trào lưu mạnh mẽ của nhạc nhẹ vẫn kéo đến rạp trong hai đêm diễn vừa qua cũng là điều dễ hiểu. Họ muốn tận mắt “mục sở thị” thần tượng của mình xuất hiện trên sân khấu cải lương ra sao và chất giọng vốn quen với nhạc nhẹ có kham nổi những câu vọng cổ “dài đứt hơi” hay không? Xuyên xuốt hai đêm diễn, những tràng pháo tay liên hồi vang lên như minh chứng cho điều đó. Đặc biệt, hai ca sĩ Cẩm Ly và Minh Thuận diễn xuất khá đạt, đôi lúc còn lấy được cả nước mắt của khán giả khi chuyển tải những cảnh éo le về cuộc tình mà Lan và Điệp đang trải qua. Ngoài ra, phải kể đến ca sĩ Thu Minh khi cô hoàn thành xuất sắc vai Thúy Liễu - tiểu thư của một vị quan lớn, cả Trung Dân và Cát Phượng trong vai hai vợ chồng quan phủ cũng mang đến cho khán giả những trận cười thú vị với những màn tung hứng không quá cầu kỳ. Vở diễn còn thành công trong việc dẫn dắt câu chuyện khá mới thông qua phần trình diễn tân nhạc một cách nhẹ nhàng của các ngôi sao hiện nay: Phương Thanh, Thanh Thảo, Hồng Ngọc, Đàm Vĩnh Hưng v.v...

Tuy nhiên, tất cả những điều đó vẫn không thể làm nên một “bữa tiệc” cải lương trọn vẹn như mục diễn đàn của Giác Ngộ số trước đã cảnh báo. Điều này đã được tiên liệu nhưng những người trong cuộc và cả các cơ quan chức năng dường như chưa thể hiện sự thiện chí rút kinh nghiệm và thay đổi. Từ đó, đã để lại những “hạt sạn” rất đáng tiếc mà người viết kịch bản không biết vô tình hay cố ý.

Trong vai một khán giả ngồi xem dưới khán phòng, chúng tôi thật sự cảm thấy khó mà lọt lỗ tai khi trên sân khấu, các vai diễn khá lạm dụng từ “đi tu” ngay trong một số trường hợp không liên đới gì cả. Nếu chúng tôi đếm không lầm thì có đến trên dưới 5 lần nhân vật Lan sử dụng từ này trong lời thoại với Điệp lúc Điệp sắp rời quê lên thành phố trọ học. Ngay cả nhân vật Thúy Liễu dù đã bụng mang dạ chửa thế mà vẫn “hù” bố mẹ mình sẽ “bỏ vào chùa ở” nếu không tìm cách giải quyết êm thắm việc cô ta không có chồng mà vẫn có thai. Không lẽ, việc xuất gia dễ dàng đến vậy sao mà đụng chuyện là đòi “lên chùa đi tu” trong khi bối cảnh của câu chuyện là thời Nho gia phong kiến Việt Nam? Đành rằng, trong giai đoạn nào của xã hội vẫn có những con người vì buồn chán chuyện gia đình, vì những bất trắc cuộc sống mà nương thân chốn thiền môn để tìm sự an ủi thời gian còn lại. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là đa số, không đại diện cho cái chung và càng không thể hiện được tinh thần của Phật giáo khi giải thích về nhân duyên xuất gia tu học của một người nào đó. Khi dựng vở diễn này, những người trong cuộc có lẽ đã tìm hiểu tinh thần trên nhưng không hiểu vì sao lại để các nhân vật trên sân khấu phát biểu khá “bừa bãi” như thế !?

Đó là chưa kể đến lúc cao trào trong lời thoại giữa Thúy Liễu với mẹ mình là bà phủ, khi cô nói “hù” gia đình bằng chuyện “vào chùa ở” của mình, bà phủ (nghệ sĩ cát Phượng thủ vai) đã luôn miệng chêm vào “chùa nào mà dám chứa mày” va "ở trong đó lăng nhăng rồi vài năm nữa lại “ra một bụng bầu”! Cách nói này dễ làm người khác hiểu lầm vì vào chùa rồi mà còn dẫn đến hậu quả là cô Liễu sẽ cho ra bụng bầu thứ hai thì ai là tác nhân của cái bụng ấy? Đành rằng, đây là một tình huống gây cười của vở diễn nhưng đã xuất hiện ra sân khấu, trước mắt biết bao người xem thì câu nói cần nên cẩn trọng.

Liên quan đến những hình ảnh xúc phạm người tu sĩ Phật giáo xuất hiện trên các mặt báo trước lúc công diễn vở cải lương này mà độc giả khắp nơi phản ảnh, chúng tôi đã cẩn trọng quan sát và nhận thấy có một vài thay đổi đáng ghi nhận. Qua hai đêm diễn, không còn thấy cảnh Điệp giả dạng nhà sư về gặp lại Lan lúc bệnh nặng và Điệp đã vuốt ve, âu yếm Lan khi hai người đã hóa thành người tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn bắt gặp hình ảnh Điệp với bộ mặt đau thương vòng tay ôm người tình cũ là Lan trong trang phục một vị Ni cô lúc hấp hối và sau đó lại bồng Lan khi cô qua đời. Mục đích cuối cùng của một tác phẩm nghệ thuật suy cho cùng là giáo dục nhân cách con người, giáo dục đạo đức xã hôi phù hợp với lợi ích chung của nhiều người. Đã không làm được điều này thì cũng không nên làm phương hại thêm.

Qua những gì được trình bày trên, đây có lẽ là một bài học dành cho cả những người trong cuộc và những cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một tác phẩm nghệ thuật trước lúc công diễn đều phải thông qua hội đồng xét duyệt của cơ quan quản lý nhà nước về mặt văn hóa. Tuy nhiên, trường hợp này, Hội đồng xét duyệt chưa phải là tất cả và vẫn thể hiện sự thiếu sót không nên có. Nếu như trong Hội đồng xét duyệt có sự tham gia của vị tôn túc đại diện cho Thành hội Phật giáo phụ trách về văn hóa xem xét và ghi nhận những nội dung liên quan Phật giáo thì đã không xảy ra những điều đáng tiếc.

Nhật Huy (Theo giacngo.vn)

Read more...

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

Vài nét về Đảo Quốc và Phật giáo Singapore

Tôi đến Singapore vào những ngày toàn dân vùng đảo quốc sư tử đang treo cờ 1 tháng kỷ niệm 43 năm ngày quốc khánh Singapore. Singapore, đất nước của nền văn minh phát triển với truyền thống văn hóa đa sắc tộc phong phú. Tại đây, tín ngưỡng Phật giáo Singapore thể hiện đậm đà nền tư tưởng nhân văn, tự nhiên, giải thoát và mang nhiều cơ hội cho cuộc đời. Singapore còn được xem là Hợp chủng quốc Hoa kỳ của Châu Á

Nhìn về quá khứ, trên những trang sách nhỏ, lịch sử ghi lại vào trước thế kỷ XIV, Singapore trở thành một bộ phận của đế quốc hùng mạnh Sri Vijayan và được biết đến với tên gọi là Temasek (thành phố biển). Nằm tại mũi đất của bán đảo Malay, nơi gặp gỡ tự nhiên của các tuyến hải trình. Singapore từ lâu là nơi cập bến của nhiều loại tàu thuyền hải dương, từ những chiếc thuyền mành của người Hoa, thuyền lớn của người Ấn độ, đến thuyền buồm của người Ả rập và thuyền chiến của người Bồ đào nha v.v đều cập bến và giao thương qua lại nơi đây. Vào thế kỷ XIV, tên gọi của hòn đảo chiến lược này là Singa Pura (thành phố sư tử). Năm thế kỷ sau đó, tức là vào thế kỷ XIX, hòn đảo này lại trở thành căn cứ địa của những cuộc chiến tàn bạo trong chiến tranh thế giới thứ 2, Singapore được xem là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng đã bị quân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942. Sau thế chiến thứ 2, Singapore trở thành thuộc địa của Anh. Sự lớn mạnh của tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa dân tộc đã giúp Sin giành lại quyền tự trị giai đoạn 1959. Ngày 9/8/1965, Singapore trở thành nước Cộng hòa độc lập và phát triển đến ngày nay.

Singapore với tượng Merlion hình con thú đầu sư tử- mình cá, là biểu tượng của một nước du lịch hấp dẫn gần Việt nam, cách thành phố Hồ chí minh khoảng hơn 1 giờ bay, nếu bạn khởi hành từ Singapore. Hành trang của chuyến đi đến Singapore lần này đối với tôi- một lữ khách ba lô (backpacker) mang bên mình là những gói bánh khô, vài cục kẹo, một lon nước để dùng cho đỡ mệt khi đang ngồi trên xe. Thế nhưng, tôi cũng yên tâm vì đã có những người bạn Sin dẫn đi tham quan vài nét về đảo quốc và Phật giáo Singapore.

Ở đảo quốc này, các thống kê về diện tích, dân số, chủng tộc hay tỷ lệ so sánh về tín ngưỡng tôn giáo hầu như đều có nét tương phản; bởi lẽ, các con số biểu đạt còn khách quan, so với thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Không tính Monaco, Singapore là nước có mật độ dân số cao nhất thế giới 6430 người/ km2, nằm trong số 20 quốc gia nhỏ nhất trên diện tích 692,7 km2. Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8% là người Hoa; 13,9% người Mã Lai; 7,9% người Ấn độ, Pakistan, Sri Lanka; 1,4% lai Âu Á và các chủng tộc khác. Người Singapore trong giao tiếp và làm việc, thường sử dụng ngôn ngữ rộng rãi là tiếng Anh, kế đến là tiếng quốc ngữ Mã Lai, tiếng Hoa, tiếng Nam Ấn Tamil v.v...

Đặt chân xuống phi trường Changi, tôi thật thán phục về sự phát triển mạnh mẽ của thành phố cảng nhộn nhịp. Sân bay Changi hiện đại, tốt nhất thế giới- do tạp chí Business Traveller bình chọn- là một quần thể với bốn nhà ga vận chuyển hành khách bằng tàu điện và các loại thang máy rất thuận lợi. Nhất là ga sân bay số 2 mới xây thật tối tân, sang trọng; ở đây, các thiết bị chiếu sáng- đa phần dùng năng lượng mặt trời. Đặc biệt, cái lạ lẫm bất ngờ khi vào dãy la-bo vệ sinh ở lầu 2, mình có thể tha hồ ngắm hết toàn cảnh dưới lầu 1, ở phía dưới nếu nhìn lên cũng không thấy được ai. Việc xây dựng các dãy phòng mới lạ, chưa kể các hạng mục thư giãn tiện nghi khác như vườn phong lan trong khuôn viên, chậu kiểng treo trên tường, bể bơi ở trên cao được bố trí, thiết kế đẹp mắt và sinh động. Ngoài ra, các phòng đợi máy bay với hệ thống giải trí và tour tham quan miễn phí dành cho các khách hàng bình dân lẫn sang trọng được phục vụ chuyên nghiệp.

Cảnh quan đảo quốc thật là đẹp. Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của châu Âu lục địa. Khi đi ngoài xa lộ, hệt như tôi đang mơ khi thấy mình được hòa điệu trong cảnh trí an lành và thoải mái. Ngồi nhìn các công trình xây dựng, hầu như thấy khắp nơi đều có sự phân bố và quy hoạch khuôn viên đồng đều, mọi vật như hòa mình với không gian và thời gian. Những tòa nhà trước mắt, tôi thường thấy đều nằm dáng cao cao ở bên trong, xen vào những cụm hoa đua sắc cùng với những hàng cây bóng mát, chan hòa theo lối đi- đường ô tô, đường dành cho đi bộ. Hệ thống cứu hỏa tự động, hệ thống thoát nước và trụ điện áp nối liền khu nghỉ ngơi với bãi đậu xe an toàn v.v tạo thành một đường cong khép kín của tòa nhà rất thơ mộng. Được biết, các tòa nhà Singapore đều không được cao hơn 280 mét, trừ các tòa trung tâm OUB, UOB Plaza và Republic Plaza v.v. Việc cư ngụ của người dân Singapore, đa phần đều sống trong các tòa nhà tập thể (tổ thất) và chung cư cao tầng vì diện tích đảo quốc có giới hạn (gần bằng huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh).

Singapore ngày xưa và nay đã khác xa rất nhiều. Tôi cảm nhận, sự thay đổi nền văn hóa tự do đa sắc tộc, hình như đã hòa quyện trong lòng người dân Sin điều gì đó rất riêng biệt và đặc trưng của xứ sở khi giao tiếp. Thật ra, sự phát triển về kinh tế- thương mại trong những thập kỷ qua đã không ngừng đưa Singapore từ một nước thuộc địa với tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn thành một Singapore hiện đại, có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi v.v. Ngày nay, Singapore được xếp vào loại nước có kinh tế giàu mạnh và là 1 trong 4 con rồng của Châu Á (Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài loan).

Singapore đẹp ngàn hoa với những thiên đường đa dạng về kiến trúc, văn hóa, phong cảnh, con người, động thực vật, giải trí mua sắm với hàng loạt các loại hình dịch vụ, du lịch, thông thương và phục vụ thật hiện đại và sang trọng. Tôi vào khu thương mại sầm uất của Phố tàu, khắp nơi hàng hóa đều tấp nập. Từ những mặc hàng truyền thống của người Hoa như đông y, thảo dược, gia vị, đến các mặc hàng tơ lụa, giày dép, thực phẩm v.v được dán nhãn có xuất xứ bảo đảm, giá cả hơi đắt đỏ và có hướng tăng cao, có nơi giá lại rẻ. Thế nhưng, khi tôi vào các quán ăn- trừ những nhà hàng lớn, gọi làm đồ ăn xong, mình phải trả tiền ngay lập tức. Trên các bao thuốc lá, thật bất ngờ khi thấy những hình ảnh ghê rợn dán trên bao. May nhờ người bán hàng giải thích, tôi liền hiểu ra đó là do nhà sản xuất nói rõ tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người.

Những dãy đường Singapore sạch đẹp, có khu bán hàng rong tập trung, có người ngồi xổm bán trái cây, có người bán nước ngọt gần vỉa hè, có người bán sách báo và văn hóa phẩm thời vụ rất vệ sinh, văn minh và lịch sự. Cũng vui vì may mắn tôi đọc được mẫu quảng cáo giới thiệu về du lịch Việt nam được bán ở hiệu sách ven đường. Nhìn thấy gian hàng bày bán đồ Việt nam, lòng tôi như vui mừng và tự hào vì tổ quốc mình hôm nay đã hiển danh khắp năm châu. Ngay cả ở Đài bắc, nơi tôi đang tu nghiệp, có lúc nhìn thấy những người bạn đồng hương hay sản phẩm từ quê nhà, lòng tôi như dâng trào nỗi xao xuyến và vui mừng lạ thường. Có lẽ đây điều là bình dị, vì chúng ta dù đi bất cứ đâu, thì tổ quốc quê hương vẫn là nơi chôn rau cắt rốn với tình cảm mặn nồng.

Hiện nay, tại Tân Gia Ba, với ý thức văn minh, sự hòa hợp dân tộc, việc tự do tín ngưỡng của người Singapore đã dẫn đến sự hình thành nhóm tôn giáo khác nhau. Theo báo Straits Times Singapore ngày 9/8/2008, sự cải đạo tín đồ của các nhóm tôn giáo chính Singapore được thể hiện theo bảng dưới đây:
Tôn giáo : HỒi GIÁO
Tín đồ vốn có : 86%
Thay đổi tôn giáo khác : 5%
Theo tín ngưỡng không tôn giáo: 5%

Tôn giáo: PHẬT GIÁO
Tín đồ vốn có: 83%
Thay đổi tôn giáo khác: 10%
Theo tín ngưỡng không tôn giáo: 8%
Tôn giáo: ĐẠO GIÁO
Tín đồ vốn có: 70%
Thay đổi tôn giáo khác: 15%
Theo tín ngưỡng không tôn giáo: 9%

KHÔNG TÔN GIÁO
Tín đồ vốn có: 62%
Theo tín ngưỡng không tôn giáo: 38%

Các cơ sở văn hóa- giáo dục của Phật giáo là nơi xây dựng và rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tình thương cứu khổ và vun đắp trí tuệ của con người. Theo thống kê ở bản đồ Phật giáo Singapore, hiện nay Phật giáo tại đảo quốc có 79 cơ sở chùa viện và các trung tâm đại diện Phật giáo của các nước Thái lan, Sri lanka, Miến điện, Đài loan và Tây tạng. Nơi tôi đến tham quan là Tổng hội Phật giáo Singapore (địa chỉ số 375 Race course Road, Singapore 218644). Tổng hội thành lập năm 1948, không những là trung tâm hành chánh mà còn là trung tâm tu học lớn nhất nước. Tại đây, cơ cấu hoạt động và làm việc của Tổng hội Phật giáo Singapore có các ban ngành: Hoằng pháp, giáo dục, từ thiện, văn hóa, tài chánh, quan hệ các nhóm công chúng- PR và ban hỗ trợ tôn giáo. Vào thứ 7- chủ nhật, Tổng hội thường tổ chức các lớp giảng dạy như lớp tiểu học Phật học (6 năm) và lớp trung học Phật học (4 năm) cho các em. Hơn nữa, các trường học của Tổng hội trực thuộc Bộ giáo dục là trường tiểu học Bồ đề với 2018 học sinh, trường trung học Văn Thù hơn 2000 học sinh. Điều đặc biệt là, học sinh khi đến trường đều phải dùng tiếng Anh, hát bài quốc ca Majulah Singapura (tiến lên Singapore) bằng tiếng Mã Lai, ngoài ra còn học Hoa Văn như một ngoại ngữ bắt buộc. Hiện nay, Tổng hội đang xây dựng trụ sở chính, sắp tới sẽ có cơ sở mới hoàn chỉnh được đưa vào sử dụng để phục vụ cho công tác hành chánh và sinh hoạt của Tổng hội. Được biết, ngoài Tổng hội ra còn có các đoàn thể khác như Hội Cơ kim Quần thể Singapore, thành lập năm 1990 chuyên phục vụ các trung tâm chăm sóc người già và trẻ em. Công việc của Hội này là đẩy mạnh các sự nghiệp phúc lợi xã hội với sức đóng góp 100 SGD/ 1người/ 1năm v.v...

Xe lăn bánh, tôi rời Tổng hội và dừng chân tại Thiền Tự Phổ Giác Quang Minh Sơn số 88 Bright Hill Road, Singapore 574117. Thiền tự nằm trải rộng trên sườn đồi, đây là chùa lớn nhất Singapore được xây dựng từ năm 1921. Thiền tự Quang Minh Sơn không những là trung tâm tu học mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của khách tham quan du lịch. Vị trú trì đương nhiệm chính là Chủ tịch Tổng hội Phật giáo kiêm Viện trưởng Viện Phật học Singapore- Hòa thượng Thích Quảng Thanh (Shi Guang Sheng fashi). Thiền Tự Phổ Giác Quang Minh Sơn có 13 hạng mục được trang hoàng xen lẫn nghệ thuật kiến trúc cổ Trung Hoa. Nét thanh tịnh của các ngôi điện thờ, lầu chuông cổ âm vang, tàng kinh các uy nghi, tháp vạn Phật hùng vĩ là một trong những công trình lớn pha lẫn sự hài hòa tâm linh với cảnh sắc thiên nhiên. Ở Phía đông, gần tháp Phổ An là Nhà hỏa táng- nằm trong khuôn viên chùa, được xem là 1 trong 3 Nhà hỏa táng hiện có của Singapore. Ở phía Bắc- từ ngoài nhìn vào trong chính là Học viện Phật giáo Singapore. Tại đây, sinh viên theo học đa phần là người Hoa. Qua hai kỳ chiêu sinh: khóa I năm 2006, khóa II năm 2007, hiện nay Học viện đang tuyển sinh khóa III vào tháng 3/2009 dành cho đối tượng là Tăng sĩ Phật giáo, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Phật học của trường đại học Kelaniya, Sri lanka và được Bộ giáo dục nước Cộng hòa Sri Lanka chứng nhận.

Kế đến, tôi ghé vào ngôi chùa cổ nhất Singapore vào một buổi trưa nắng ấm để tham quan Chùa Liên Sơn Song Lâm, địa chỉ số 184, Jalan Toa Payoh, Singapore 319944. Chùa Liên Sơn Song Lâm là di tích lịch sử cấp quốc gia được xây dựng từ năm 1898. Cổng ra vào chùa được trang trí công phu, đi qua một cây cầu và băng qua sơn môn (thường gọi là cổng tam quan) sẽ dẫn đến khuôn viên chùa. Ngôi chùa hình chữ nhật rất tao nhã, phía trước là Hồ bán nguyệt có 9 rồng phun nước. Bố cục các cung điện trong chùa, được kiến trúc theo kiểu tự viện tổng hợp mang đậm nét truyền thống Trung Hoa. Khi vào Điện Thiên Vương, chính giữa điện thờ Phật Di Lặc, hai bên có Tứ đại Thiên Vương thếp thân vàng sáng rực, ngoài ra còn có nhiều bức long hổ thạch đồ được đúc từ năm 1905. Có thể thấy, lối kiến trúc trong ngôi đại tự này được xây dựng theo kiểu “ nam thông ngũ qua ” rất đặc sắc theo truyền thống Vân Nam (Trung Quốc) hay giống đa số các chùa cổ Đài loan. Ngũ qua nghĩa là trên đỉnh chùa xây theo kiểu 5 quả bầu phân bố theo hình tháp vuông với tỷ lệ bên trái: bên phải: chính giữa = 2:2:1, nam thông là loại hình có 3 tầng rỗng không của tháp vuông. Ngoài ra, chùa này còn xây hai tháp cao, trong đó có cột khắc kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni cao 7,5 mét. Tại 8 góc của thạch trụ được khắc kinh bằng tiếng Phạn và tiếng Hán, trên dưới có đường vân hình long thiên, lực sĩ và nhị long hí châu (hình hai rồng đùa giỡn ngọc). Tôi đến xem Long quang bảo tháp gần cổng ra vào chùa, bên trong bảo tháp thờ xá lợi, bên ngoài có 7 tầng với chất liệu bằng đá mới cao 29 mét thật đẹp. Bảo tháp được cách tân bằng những nét phù điêu (chạm nổi) phân bố ở 8 góc, miêu tả về cuộc đời đức Phật. Ngoài ra, quanh tháp còn khắc hình hai con rồng ngậm ngọc, hình hoa sen, hình bàn tay Phật, hình sư tử, nét vân, hình phi thiên nhạc kỹ, hình bát đại lực sĩ giống những bậc chân nhân được chạm trổ rất sinh động, giàu mỹ cảm.

Sau những phút tịnh nghỉ, buổi chiều, tôi đến chùa Phật Nha, xem Viện Long Hoa (tên khác của chùa) đang vươn mình giữa dòng người qua lại (địa chỉ 288 South Bridge Road Singapore 058840). Vị trú trì hiện nay là pháp sư Thích Pháp Chiếu (Shi Fa Zhao fashi, phó Chủ tịch Tổng hội Phật giáo Singapore. Chùa này nổi tiếng về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cổ kính lẫn hiện đại rất công phu. Đây là một danh thắng xinh đẹp của xứ sở du lịch. Khách tham quan đến chùa mỗi ngày đều rất đông. Từ ngoài tiến vào trong, tôi chợt bỡ ngỡ và nghiên mình lại khi nhìn thấy cảnh quan trang nghiêm và thanh thoát của ngôi chùa làm say mê lòng người. Cái đẹp rực hồng dịu dàng của nét sơn, vẻ tôn nghiêm tráng lệ của tháp thờ xá lợi răng Phật, nghệ thuật thủ công mây tre lá và đồ gốm sắc xảo hiếm có tại nhà bảo tàng Phật giáo và phòng trưng bày văn hóa phẩm nơi đây v.v đã tiêu biểu cho sự phồn thịnh về kinh tế và nền văn hóa muôn màu của Singapore.

Khi thấy sự hợp nhất đa dạng là triết lý phát triển của thành phố quốc tế Singapore. Với tôi, đây là điều hứng thú để mình có cơ hội được học tập, tìm hiểu và khám phá bức tranh vùng đảo quốc quyến rũ. Thật đúng với danh ngôn dành cho tôi: “cha mẹ dạy con tập nói, thế giới dạy con im lặng” khi bước ra thế giới- để nhìn, để học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Những cơ sở Phật giáo ở Singapore hay tại Đài loan mà tôi đã chiêm ngưỡng, đều cho mình những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống hiện thực của Phật giáo với cuộc đời. Phật giáo Singapore có những nét tương đồng với Phật giáo Đài loan. Nói chung sự sinh hoạt tín ngưỡng của họ theo tông phái là chủ yếu, nếp sinh hoạt phát huy tính dân chủ uyển chuyển trong khuôn khổ của Hội; nhưng có lẽ thiếu mất đi tính thống nhất xuyên suốt và đoàn kết so với Giáo hội Phật giáo Việt Nam ta.

Hành trình trong gió thu ấm áp, đất nước và con người Singapore đã để lại cho tôi những kỷ niệm đáng nhớ suốt chuyến đi. Ngoài những chùa bản địa, chúng tôi còn viếng thăm các cơ sở Phật giáo khác tại Singapore như chùa Tây Tạng Sakya thờ Phật Tỳ Lô Giá Na và đồ hình Mạn đà la; chùa Thái Lan với lễ nghi cúng gạo và thực phẩm tập trung giữa chánh điện. Quán Âm đường (tín ngưỡng Đạo giáo và Phật giáo). Chùa Sri Lanka với khóa tu vào chủ nhật hằng tuần dành cho các em nhỏ Sri lanka, trong chùa có vườn Phật thành đạo và tượng Phật Niết bàn đầy xúc động v.v. Các chùa chiền tại đây là những nơi thờ phượng và tu học theo đường lối khác nhau. Đây là nét văn hóa và tu tập theo muôn ngàn pháp môn của giáo lý Phật Đà, góp phần phục sức cho nền hòa bình đa chủng tộc của nhân loại hôm nay.

Thích Quảng Hạnh (Hải Châu)(Du học sinh Dharma Drum Sangha University,Taiwan)

Read more...

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Thanh Ngọc đắt show sau khi solo

Gần đây ca sĩ Thanh Ngọc liên tục xuất hiện trên truyền hình trong vai trò diễn viên và người dẫn chương trình làm khán giả tưởng cô đã chuyển nghề.

Dạo này thấy Thanh Ngọc rất đắt show M.C truyền hình. Không chỉ xuất hiện trong các game show (Tam sao thất bản, Khuấy động nhịp sống đam mê) mà còn lên sóng trực tiếp trong chương trình Tiếng ca học đường, Ngôi sao Tiếng hát truyền hình của HTV. Thanh Ngọc có ý định trở thành một M.C chuyên nghiệp không?

Ồ, tôi chỉ mới làm vài chương trình. Là “lính” mới nên tôi rất hồi hộp, làm game show có sơ suất gì còn cắt xén được chứ dẫn trực tiếp thì phải thận trọng. Phải đến Ngôi sao Tiếng hát truyền hình tôi mới bắt đầu dạn dĩ hơn, nói năng cũng tự tin ra. Công việc nào cũng có sự bắt đầu mà.

Một ca sĩ dẫn chương trình truyền hình có lợi thế và bất lợi gì?

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu mình dẫn tốt thì danh tiếng của một ca sĩ được nâng lên nhiều lần, trong mắt khán giả mình "có giá” hơn; còn nếu làm không đạt yêu cầu thì cả hai bên đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không chỉ làm M.C, thời gian qua, Thanh Ngọc cũng tham gia khá nhiều phim truyền hình. Ngọc muốn khẳng định hình ảnh một ca sỹ đa tài hay muốn trở thành diễn viên thật sự?

Khi có nhiều cơ hội đến với mình tại một thời điểm thì tại sao mình không nắm bắt? Tôi thích làm diễn viên nên đi thử vai ở vài bộ phim. Cũng rớt lên rớt xuống vài lần mới có vai đầu tiên (cười).

Cho đến nay tôi tham gia được 6 phim: Sắc màu tình yêu, Nhật ký Vàng Anh, Tình yêu pha lê, Một ngày không có em, Đồng hồ cát, Hoa ngũ sắc. Sắp tới tôi sẽ vào vai nữ chính trong phim Hãy yêu em lần nữa của đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo, do Lasta sản xuất. Thể hiện ở nhiều loại vai khác nhau tôi học hỏi được rất nhiều.Vậy bây giờ, công việc chính của bạn là gì?

Thật sự ca hát không chiếm nhiều thời gian của tôi lắm nhưng vẫn là ưu tiên số 1. Thường tôi đi hát vào buổi tối, thời gian còn lại dành cho đóng phim và đi quay các chương trình. Nếu nói có ba nghề thì tôi tham quá, nhưng việc nào tôi cũng nghĩ là việc chính để cố gắng hết sức.

Đây đã là thời điểm chín nhất của Thanh Ngọc chưa?

Ồ, chưa đâu, trái hãy còn non lắm mà (cười).
Theo: danong.com

Read more...

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

Chiêm bái Xá lợi Phật cùng chư vị Thánh Tăng tại chùa Long Hương (Đồng Nai)

Xá lợi là những kết tinh lưu lại cho đời của các bậc thánh, những bậc đã sống vì đạo pháp, vì chúng sinh. Tất cả những tinh cốt còn lưu lại có công năng thù thắng, giúp tăng trưởng các điều lành thiện và tiêu trừ những điều xấu ác. Chỉ cần thành tâm, chúng ta có thể cảm nhận được năng lực mầu nhiệm của Xá Lợị. Với tinh thần Phật pháp nhiệm màu ấy cơ duyên đã hội tụ đầy đủ tại chùa Long Hương, Xã Long Tân, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai đã thiết lễ cúng dường và triển lãm xá lợi của Phật. Trong ba ngày 17, 18,19 tháng 10 (nhằm ngày 19, 20, 21 tháng 9 âm lịch).

Chương trình ngày 19, bắt đầu vào lúc 4h sáng với Tụng Kinh Đại Nhật. 6h sáng với sự hưởng ứng của 2000 Phật tử, đại biểu và quý quan khách đã tề tựu bắt đầu chiêm bái xá lợi Phật. Trong không khí trang nghiêm, chúng tôi hòa vào những dòng Phật tử khắp mười phương đỗ về, chấp tay cung kính với lòng tưởng nhớ sâu sắc về đức Bổn sư, các vị A La Hán...


Dòng người vẫn không ngớt,cùng nhạc nền Dược Sư Tâm Chú càng làm cho chúng tôi có được cảm giác sâu lắng khi tận mắt chứng kiến xá lợi Đức Phật mà bấy lâu nay chỉ biết qua kinh điển. Khi tận mắt chứng kiến xá lợi máu Phật, xá lợi xương Phật, xá lợi răng Phật, Xá lợi Mục Kiền Liên Tôn Gỉa, xá lợi anh em Kiều Trần Như, xá lợi Phú Lâu Na Tôn Gỉa, cùng trăm vị A La Hán…Với duyên đức hội tụ làm cho mọi nguời tham dự như được rưới nước Cam lộ mát rượi đến tận ngõ ngách tâm hồn. Để có thể sống tốt hơn xứng đáng làm người con Phật.


8h sáng Lập Đàn Tràng Mạn Đà La cầu nguyện quốc thái dân an, mọi chúng sanh đều sống trong sự yêu dưới ánh sáng đạo Phật. 10h Cúng ngọ chư vị chiến sĩ, chư vị chơn linh với sự có mặt của các Lạt Ma đến từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Népal Bhutan, Đài Loan, Hồng Kông, Malaixia, Singapore, cùng hàng trăm phật tử các tỉnh thành cùng tham dự.


14h cùng ngày Phật tử quán đảnh Xá Lợi, đây cùng là nghi thức người con Phật luôn mong đợi. Bởi lẽ khi được quán đảnh thì đây là cơ duyên lớn nhất của chúng tôi đạt được trong kiếp người. Các Phật tử cùng các quan khách cùng chấp tay nguyện cầu với lòng thành kính tri ân nhất.
16h Du Dà Diêm Khẩu Phổ thí Pháp Giới Mười Phương.


19h Tạ Đàn Hoàn Mãn. Với những sự kiện nỗi bật, thiết thực và đầy ý nghĩa như vậy các Đại Đức, Tăng Ni & các Phật Tử cùng nhau xây dựng Phật Giáo vững mạnh, để làm nhịp cầu yêu thương cho muôn loài chúng sanh.


Tượng đài Quan Ân Lộ Thiên chùa Long Hương

Tôn trí cúng dường Phật Tôn trí Xá lợi Phật cùng chư vị Thánh Tăng tại Đại Hùng Bửu Điện
Xá lợi răng Phật được tôn trí trên hoa sen trong lồng kính Xá lợi tim Phật

Xá lợi Tôn giả Phú Lâu Na
Xá lợi xương Phật Xá lợi Tôn giả Mục Kiền Liên
Lên đồi chiêm bái tôn tượng Đức Phật

Ánh mặt trời phía sau Phật như vầng hào quang tỏa sáng

Sư cô Huệ Giác trụ trì chùa Nam An, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thỉnh Đại đức Thích Pháp Như nói về Xá lợi Phật

Đại đức Thích Pháp Như theo lời yêu cầu của Phật tử cầm đàn hát ca khúc "Lục cúng dường" dâng lên cúng dường dưới chân tôn tượng Đức PhậtĐại đức Thích Pháp Như đọc thông tin về chương trình buổi lễ trên báo Giác Ngộ trong lúc nghỉ ngơi Với lòng tôn kính vô biên với Phật cùng chư vị Thánh Tăng nhiều người đã không ngại dự lễ ngoài chánh điện

Tin, ảnh: Vũ Luân

Read more...

Lớp 06XH1D thăm trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật chùa Kỳ Quang 2

Hôm thứ 6, ngày 17 tháng 10 năm 2008, tập thể lớp 06XH1D, chuyên ngành Xã hội học thuộc trường Đại học Tôn Đức Thắng đã đến thăm trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật thuộc chùa Kỳ Quang 2, tại Gò Vấp để hiểu thêm hoạt động của trung tâm này.
Đây chuyến đi thực địa lần đầu tiên của cả lớp về môn Công tác xã hội. Tất cả các thành viên của lớp đều tham gia để viết bài thu hoạch lấy điểm 10% nên hôm nay mọi người đều đi đông đủ. Sau một ngày mọi người cũng học được nhiều điều bổ ích cho môn học và cho những định hướng tương lai sau khi ra trường.
Tin: Pháp Như, ảnh: Minh Châm

Read more...

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP