Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Những mặt trời bé con của tôi

Pháp Như

Đêm nay lại một đêm không ngủ được, đồng hồ trên máy vi tính lúc này là 2h 01 phút sáng ngày 12 tháng 7 năm 2009.

Thời gian thắm thoát mà đã 4 tuần tôi đến nơi đây để dạy Phật pháp cho các em tại chùa Quan Âm, ấp Long Thới B, xã Long Thuận, Hồng Ngự, Đồng Tháp. Mặc dù tôi đã tham gia giảng dạy trong câu lạc bộ Hoàng Pháp Trẻ đã được ba năm, trong suốt ba năm ấy tôi chỉ tham gia giảng dạy cho các đạo tràng Bát quan trai chứ không đi giảng dạy cho các em thanh thiếu niên. Phải nói thật dạy cho các em là điều rất khó khăn. Ngày xưa khi còn tham gia trong Ban Hoằng Pháp Tăng Ni Sinh Thiện Nguyện mỗi lần sinh hoạt với các em là tôi chẳng biết nói gì. Vì tôi không có duyên với trẻ em, tôi không phải là người vui tính hay thích đùa nên không biết cách làm cho các em vui. Chính vì vậy mà tôi không chọn đi dạy cho các em mà dạy cho các đạo tràng bát quan trai dành cho người lớn. Ba năm không phải là dài nhưng cũng đủ để tôi tích trử kinh nghiệm cho mình trên bước đường hoằng pháp.

Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày đầu tiên tôi đến ngôi chùa Quan Âm này, hôm đó là ngày thi môn Xã hội học đô thị trong kỳ thi học kỳ 2 năm thứ 3 tại trường đại học Tôn Đức Thắng. Tôi thi xong lúc đó là 3 giờ chiều nhưng tôi phải ra bến xe Miền Tây ngồi chờ xe 5 giờ chiều mới khởi hành. Đáng lẽ cô Như Thuận là người sẽ đưa tôi đi đến đây nhưng cô lại có việc đột xuất vì có một sư bà mất, cô phải đi viếng. Cô nhờ sư cô Như Nhân đưa tôi đi nhưng sáng hôm đó sư cô Như Nhân lại bệnh. Thế là tôi phải giữ đúng lời hứa và lên xe đi một mình. Nói thật là tôi cũng chưa kịp hỏi sư cô Như Thuận là dạy ở chùa nào, chỉ có xin số điện thoại của thầy trụ trì nơi đó và đi thôi. Ngày xưa đến giờ tôi vẫn vậy, dù có nhận lịch đi giảng dạy hay đi hát là đi thôi không cần biết những người nơi đó là ai, cũng không cần họ ở đâu, miễn huynh đệ nhờ mà tôi sắp xếp được là vác ba lô mà đi thôi.

Trên chuyến xe từ thành phố về đây, cộng thời gian qua phà, qua đò, nghỉ ngơi … mất khoảng 6 tiếng đồng hồ. Phải nói thật là tôi không quen với sông nước miền Tây, nhất là đi qua các chuyến phà về đêm chỉ có một mình thật sự là buồn, nhiều lúc phải gọi điện cho các huynh đệ trong câu lạc bộ cho đặng quên đi chuyến đường dài. Giờ này nếu ở thành phố thì tôi cũng đã ngủ được một giấc ngon lành rồi, nhưng thôi không sao cả. Khi xe dừng tại bến đò số 10 là đã gần 11 giờ đêm. Những ngôi nhà quanh đây đã chìm trong giấc ngủ, chỉ còn le lói những ngọn đèn đường. Tôi đi thẳng xuống bến đò nhưng cũng không biết đò ở đâu. Lúc đó tôi gọi điện thoại cho thầy trụ trì, nhưng nói thật lúc đó tôi chưa biết thầy trụ trì tên gì nữa. Thầy nói tôi đi thẳng xuống sẽ có đò, nhưng lúc đó tôi đứng cách mặt nước chỉ có một bước chân, nếu tôi đi thẳng xuống là tôi sẽ đi xuống sông. Qua 6 tiếng đồng hồ rốt cột tôi cũng đến được nơi tôi cần đến. Thầy trụ trì ngồi đượi tôi 11 giờ đêm làm cho tôi cảm thấy áy náy trong lòng. Hỏi ra mới biết thầy trụ trì pháp hiệu là Thích Giác Ân.

Rồi đêm hôm đó cũng qua, đến sáng tôi thấy các em đến rất sớm và rất vui làm tôi cũng thật sự run, không biết là lát nữa phải nói với các em điều gì. Trước khi đi sư cô Như Thuận dặn tôi dạy cho các em Phật pháp vào đời bài số 3 và dạy cho các em một bài hát. Nói thật một điều dù tham gia trong câu lạc bộ đã lâu nhưng tôi chưa bao giờ đụng đến cuốn Phật pháp vào đời vì tôi nghĩ đó là giáo trình dành cho các em thanh thiếu niên, còn mình đi dạy bát quan trai thì đâu có đụng đến nó làm gì. Nhưng hôm nay tôi phải đụng đến vì công việc mà không muốn cũng phải chịu thôi. Còn phần dạy hát cho các em thì tôi không sợ vì đó là sở trường của tôi mà. Phải nói thật là tham gia trong câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ để đi giảng dạy giáo lý mà mọi người mời tôi đi hát nhiều hơn đi giảng. Dù giới luật cấm người xuất gia không được ca hát nhưng tôi vẫn thích hát. Vì tôi đến với âm nhạc trước khi đến với đạo Phật và âm nhạc là cuộc sống của tôi. Chắc cũng tại nghiệp chướng của tôi quá sâu nên kiếp này có giọng hát mà không được làm ca sĩ mà phải đi hát ở các chùa để trả lại một món nợ nào đó mà tôi đã mắc phải với Phật pháp từ một kiếp xa xưa. Âu đó cũng là nhân duyên nên cũng khó nói trước lắm.

Trước khi bước vào giờ học Phật pháp tôi cho các em ôn lại bài cũ sau đó cho các em trả bài. Các em đưa tay xung phong trả bài rất tốt và thuộc lòng nữa, mỗi một câu trả lời đúng các em được nhận một CD nhạc của tôi, đó là những sản phẩm mà tôi quý và trân trọng nhất trong đời làm nghệ thuật của mình. Nó là sự kết tinh bởi niềm đam mê âm nhạc cộng với sự am hiểu về giáo lý của đạo Phật mà tôi đã làm nên. Phải cộng nhận là các em ở đây ham học và sôi nổi, nhất là những trò chơi đố vui Phật pháp và học hát các em đều rất nhiệt tình. Ngày đầu tiên ra quân mà thấy các em hăng hái như vậy thì tôi cũng vui. Thầy trụ trì cũng nói chuyện với thầy Phước Huệ mời tôi làm chủ nhiệm cho lớp học này. Quả thật hồi nào đến giờ tôi chỉ tham gia giảng dạy mà không nhận làm chủ nhiệm vì công việc của tôi nhiều, có những công việc không tên tôi không thể nói vì nó không giống ai. Nhưng vì tôi vừa thi xong ở bên trường đại học cũng được nghĩ một tháng nên cũng nhận lời vì lúc này mùa an cư kiết hạ các huynh đệ khác cũng không thể đi dạy xa được.

Như vậy cứ thế mỗi tuần tôi đều về đây dạy cho các em trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Nói là hai ngày nhưng phải mất bốn ngày vì thứ sáu phải đi rồi để kịp sáng thứ bảy dạy, còn chủ nhật dạy xong cũng bốn giờ chiều, muốn về thành phố cũng phải đến ngày thứ hai mới có mặt ở tại thành phố được. Những tuần đầu các em vẫn chưa ngoan, chưa quen với những quy định ở chùa từ việc vứt rác, cho đến việc để dép ngay ngắn trước khi vào chánh điện tôi cũng phải dạy bảo tận tình. Tôi là người không thích nói nhiều nhưng vì hướng dẫn cho các em mà mỗi lần xong hai ngày học là cổ họng tôi cứ đau không nói được. Sau những giờ phút mệt mỏi căng thẳng nhìn thấy nụ cười của các em tôi lại vui. Tôi nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trần Tiến trong ca khúc Mặt trời bé con có đoạn: “Hạnh phúc quá đơn sơ đừng quên các em thơ, từng đêm em vẫn chờ như chờ từng giấc mơ”.

Các em ở nơi đây nghèo nàn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần, nhận thức chưa sâu sắc nên những tuần đầu rất cực với các em. Có nhiều em không ngoan làm nhiều khi tôi cũng buồn và nản. Phần vì đường xá xa xôi, đi lại không thuận tiện, sức khỏe không cho phép, phần dạy mà các em không ngoan thì thật là đáng buồn. Có nhiều lúc định bỏ cuộc không muốn xuống nữa nhưng không biết tại sao lại phải cứ tiếp tục duy trì việc dạy lớp học này.

Thấy thầy trụ trì có tâm với các em nên mình cũng phải phụ với thầy một tay. Cái hôm bể tượng Phật tôi đứng chết lặng người không nói được lời nào, chỉ muốn vào cuốn gói về thành phố. Nhìn gương mặt của Phật nằm dưới đất tôi cảm thấy xót xa và tự trách mình. Nếu tôi dạy cho các em tốt hơn thì đã không như vậy. Tôi không biết lát nữa thầy về tôi phải nói gì với thầy đây vì mình dạy mà các em không ngoan là lỗi của mình. Tôi cảm thấy có lỗi và không muốn trở về đây dạy nũa. Nhưng khi thầy về vẫn nói cười vui thì tôi cũng yên tâm và nhẹ nhàng như vừa vứt bỏ một gánh nặng. Sau tai nạn đó các em ngoan hơn, ít chạy nhảy hơn và nghe lời hơn, tôi cũng an ủi được phần nào.

Nhiều khi từ thành phố về đến đây vào lúc tối mà lại gặp mưa, còn cảnh kêu đò mới thê thảm. Cái cảm giác đứng giữa mưa gọi đò trong một đêm tôi sẽ không bao giờ quên. Gọi đò thì chẳng thấy đò đâu còn gọi điện thoại cho thầy trụ trì thì lại không bắt máy. Lúc đó tôi cảm thấy lạc lỏng giữa sông nước và chỉ muốn về lại thành phố. Còn có chuyện này mà tôi không bao giờ quên trong cuộc đời mình là lần đầu tiên tôi bị ngủ ở ngoài đường. Hôm đó dạy xong đi chuyến xe tám giờ tối về lại thành phố lúc một giờ khuya. Gởi xe máy tại biện viện 30 tháng 4 trên đường Sư Vạn Hạnh họ nói là gởi xe đêm. Mình cứ tưởng rằng về giờ nào lấy cũng được ai ngờ giờ đó những người giữ xe đi về giao lại cho mấy chú bảo vệ trực cổng mà mấy chú cũng ngủ, hỏi mấy ông xe ôm nói là 3 giờ mới cho lấy xe. Nghe vậy thôi cũng ráng chờ thêm hai tiếng nữa rồi lấy xe luôn vì sáng mai còn một vài công việc cần phải làm là đi đặt làm bảng tên cho các em. Hứa với ai điều gì chứ hứa với con nít mà mình không làm thì các em buồn mình lại mang tội. Thế là tôi cứ vác ba lô đi lên đi xuống cho qua mau thời gian, phải nói đêm hôm ấy đối với tôi thật là dài. Đi lên xuống cũng mỏi chân nên tôi ghé một quán cà phê cóc bên đường để kêu ly cà phê uống. Nói thật giờ đó cũng chẳng ham uống cà phê mà cốt để có cái ghế ngả lưng. Vừa uống vừa ngủ trong sự phập phồng vì mình là tu sĩ mà giờ này còn ở ngoài đường sợ người ta đánh giá. Ngủ không yên mà thức cũng không xong nhưng cũng đến 3 giờ sáng. Nhìn đồng hồ trên chiếc điện thoại di động cũ mèm chỉ 3 giờ tôi cũng mừng trong bụng nên trả tiền cà phê để đi lấy xe. Đâu có uống hết ly cà phê vì không phải cà phê đắng mà là cuộc đời đắng. Đến bệnh viện cũng chưa mở cửa hỏi các bác xe ôm thì nói là 5 giờ mới cho lấy xe. Ối trời, lại phải đợi thêm 2 tiếng nữa. Tôi vác ba lô đi lên xuống đi xuống mệt quá nằm đại bên băng ghế nhà chờ xe buýt nghỉ đỡ. Phải khen cái ông nào đó đã có quyết định sáng suốt thiết kế cái ghề ngồi chờ xe buýt bằng 3 cái thanh inox ghép lại. Thiết kế làm sao mà chỉ để ngồi thôi chứ không phải để nằm, nằm cũng phải khéo kẻo không lại lọt xuống đất. Mà phải vậy thôi, thiết kế ghế ngồi chờ xe buýt chứ đâu phải ghế nằm chờ xe buýt đâu. Nếu ghế nằm được thì đã không tới lượt khách ngồi chờ xe buýt mà dân bụt đời đã chiếm làm giường ngủ rồi. Và đây là lần đâu tiên một người tu sĩ như tôi phải nằm ngủ cho qua đêm.

Thôi bỏ qua chuyện cũ, tuần này là thi giữa kỳ tôi bệnh nên nhờ cô Như Thuận đi xuống dùm vạy mà hôm thứ 5 cô báo lại là cô mới ngồi taxi đi khám bác sĩ, thế là tôi cũng phải đi xuống. Sáng thứ 6 tôi dạy không nỗi nên gọi điện thoại cho các huynh đệ nhờ “quyền trợ giúp” gọi hết cái card mà không mời ai, may mắn làm sao nỗi lòng của tôi cũng thấu trời xanh nên mời được sư cô Tịnh Hạnh đi với tôi. Hơn một năm rồi không đi làm việc chung như hồi còn trong Ban Hoằng Pháp Tăng Ni Sinh Viên Thiện Nguyện tôi kể cho cô nghe về các em, về ngôi chùa Quan Âm, về thầy trụ trì và các thầy cô giáo tình nguyện vào chùa dạy văn hóa. Sự nhiệt tình của các thầy cô làm tôi cũng kính phục dù tôi chưa có thời gian nào để tiếp chuyện với họ.

Hôm qua cho các em thi giữa kỳ số lượng học sinh giảm hẳn đi và đề thì cũng còn thừa dù tôi photo chỉ có 250 bộ. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ một điều là em nào thật sự muốn học còn em nào tới để chơi. Thi xong tôi cùng sư cô Tịnh Hạnh, thầy Học, thầy Thiện chấm bài cho các em. Đọc những bài cảm nhận của các em thật sự tôi cảm thấy xúc động vì bây giờ các em đã ý thức được những việc của mình làm. Tuy bài cảm nhận chỉ có 20 phút, các em cũng đã nói lên nỗi lòng của mình. Và chính từ việc đọc các bài cảm nhận của các em mà tôi đã viết bài cảm nhận này.

Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua đi như con sóng nào rồi cũng vỡ. Mong rằng trên vạn nẽo đường đời và trong luân hồi chúng ta gặp nhau dù vui hay buồn cũng xin hãy trân trọng những tình cảm tốt đẹp ấy. Tôi xin mượn một đoạn thơ trong bài thơ Còn gặp nhau của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương thay cho lời kết:

"Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời."

Read more...

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP