Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2009

Tình yêu muôn thuở - Bài cuối: Những người tình của Trịnh Công Sơn

Những ai từng yêu nhạc Trịnh Công Sơn chắc chắn không khỏi tò mò về những “nhan sắc” trong ca khúc của ông. Ngoài nàng Diễm đã được nhiều người biết tới, vẫn còn rất nhiều mỹ nữ khác chưa được nêu tên.

Nàng Dao A.
Nếu như nhân vật Diễm trong Diễm xưa đã từng được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự bạch: “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế... Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận... Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là "Diễm của những ngày xưa".

Khác với cách nói mơ hồ của Trịnh Công Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, cho rằng: “Diễm xưa của Trịnh Công Sơn chính là cô Bích Diễm, con gái thầy Kh. - người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng... Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa như sau này Sơn đã kể lại nhiều lần”.

Nhưng theo Nguyễn Đắc Xuân, bên cạnh nhan sắc Diễm xưa còn có một thiếu nữ khác gắn bó với nhạc Trịnh mà ít ai biết, đó là nàng Dao A. “Những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. - em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nói như Đinh Cường “Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi...”.
Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về VN tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại. Chính Dao A. là cảm hứng cho Trịnh Công Sơn viết: “Hai mươi năm xin trả nợ dài/Trả nợ một đời em đã phụ tôi” (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên “hết phụ” tình Trịnh Công Sơn. Như Đinh Cường đã viết: “Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà.”

Nguyệt trong Nguyệt ca
Những năm tháng ở Huế, ngoài Bích Diễm, Dao A., Nga Mi như đã nói, Trịnh Công Sơn còn “gắn bó” với một nữ sinh Đồng Khánh đẹp thâm nghiêm, quý phái của nét gia phong nơi phủ đệ ngày trước. Cô gái con nhà khuê các tên Minh Nguyệt ở bên kia thôn Vỹ. Lật cuốn album cũ, nhà văn Bửu Ý đã chỉ cho tôi tấm hình đen trắng của người đẹp quý phái này. Tấm hình được lưu giữ cẩn thận hơn ba chục năm qua nhưng vẫn còn giữ được một nét đẹp Huế nền nã. Người nữ sinh Đồng Khánh trong khuôn hình chụp bán thân với vành nón lá rộng. Nét mắt tròn đầy một nét đẹp thanh tú. Bửu Ý kể, trong số những người đã từng “phải lòng” Trịnh Công Sơn, nàng là người mà Sơn yêu sâu sắc nhất. Đó là một tình yêu kín đáo, không mang bóng dáng của nỗi khát khao chiếm đoạt. Chính người con gái này mà Trịnh Công Sơn đã có những ca khúc yêu đương rạo rực:

“Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
.....
Từ trăng thôi là nguyệt tôi như đường phố nhiều tên
Từ em thôi là nguyệt tôi xin đứng đó một mình”
(Nguyệt ca)

Nhà văn Bửu Ý cho biết, ngoài những người đẹp để lại dấu ấn trong đời và nhạc Trịnh Công Sơn như trên còn có những người đẹp thoáng qua như Cao Thị Phố Châu, Lưu Thị Kim Đính, Hà Thị Như Nguyện... Những người đẹp này không chỉ được Trịnh Công Sơn chú ý mà hầu như thanh niên trí thức cả thành phố Huế hồi đó cũng đều để lòng theo đuổi.

Bùi Ngọc Long

Read more...

Khắp nơi đón Giờ trái đất

TTO - Đúng 20g30 ngày 28-3, hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất, màn hình của báo Tuổi Trẻ Online và Vietnews (bản tiếng Anh điện tử của báo Tuổi Trẻ) và nhiều trang web khác đã chuyển sang sang giao diện màu đen, đóng cửa trong vòng một giờ. Nhiều khu vực khác tại Hà Nội, Huế, Hội An, TP.HCM... cũng "tắt đèn và những thiết bị điện không cần thiết". "Tắt đèn, bật tương lai"...

Hà Nội: Hơn 330.000 hộ dân tắt đèn
Đúng 20g30, Hà Nội đã cùng với 65 Thủ đô của các nước và 9 trong số 10 thành phố đông dân nhất trên thế giới đồng loạt "Tắt đèn, bật tương lai". Quảng trường Cách mạng tháng 8 trước cửa Nhà Hát lớn - tâm điểm chào đón sự kiện Giờ Trái đất - đã trở thành một lễ hội khi trên sân khấu các ca sĩ thỏa sức biểu diễn, còn dưới quảng trường hàng ngàn tình nguyện viên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng nắm tay nhau hô vang thông điệp: “Tắt đèn, bật tương lai”.

Đúng thời điểm Giờ Trái đất, tất cả ánh điện chiếu sáng tại Nhà Hát lớn, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn đồng loạt tắt nhường chỗ cho hàng ngàn ngọn nến được thắp lên trên sân khấu chính và trên đôi tay của hơn 1.300 người xung quanh khu vực Nhà Hát lớn. Còn tại các khu vực công sở, nhà dân, các khu chung cư chỉ còn những ánh điện thưa thớt và những ánh đèn thắp sáng phục vụ an ninh.

Sự khác biệt của Tháp Rùa trong đêm qua chính là một giờ duy nhất không có điện thắp sáng. Quanh khu vực Hồ Gươm hàng trăm người dân, sinh viên, tình nguyện viên nối dài thành từng đoàn tuần bộ hưởng ứng Giờ Trái đất.

Theo ước tính nhanh trong Giờ Trái đất, toàn Hà Nội đã có hơn 330.000 hộ gia đình đã tắt đèn trong một giờ. Con số này theo lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội chỉ là những gia đình đã đăng ký trước đó, còn hàng trăm ngàn hộ dân khách không hưởng ứng nhưng cũng đã tắt đèn vẫn chưa được thống kê. Trong khi đó, chỉ tính riêng huyện Ba Vì - cách trung tâm TP Hà Nội hàng trăm km cũng đã có tới 40.000 hộ dân hưởng ứng tắt đèn trong một giờ.

Huế: những ngọn nến trong đêm
Đúng 20g30 ngày 28-3, một phần thành phố Huế đã tắt đèn.
Tại sân Nghinh Lương Đình, Đại học Huế phối hợp với UBND TP Huế tổ chức hoạt động hưởng ứng chiến dịch. Hơn 200 tình nguyện viên là sinh viên trong trang phục áo đen với dòng chữ “Tắt đèn - Bật tương lai” đã tuần hành, cổ động quanh thành phố trước khi buổi lễ diễn ra.

Đúng 20g30, toàn bộ khu vực trước Ngọ Môn, Phu Văn Lâu đã tắt đèn. Trên khoảnh sân trước Nghinh Lương Đình, hàng trăm ngọn nến được thắp sáng nổi rõ lên con số 60 - tượng trưng cho chiến dịch Giờ trái đất.

Chương trình còn bao gồm các nội dung: trình bày các ca khúc cổ động cho vệ sinh môi trường và thời trang bằng các vật liệu phế thải như giấy báo cũ, chai nhựa...
Trong thời điểm này, tại Trường đại học Sư phạm Huế, sinh viên đã hưởng ứng bằng cách tắt đèn, thắp nến toàn bộ hội trại 26-3. Tại khách sạn Morin Huế, tiệc ngoài trời được tổ chức bằng cách thắp nến.

Hội An: lung linh phố cổ
“Giờ Trái đất ở phố cổ Hội An thật ấn tượng”, bạn trẻ Trần Nguyên Hậu đến từ Hà Nội đã thốt lên như vậy khi có mặt và tham gia hoạt động này ở phố cổ. Tiếng đếm ngược Giờ Trái đất vang lên từng chặp qua loa phóng thanh cùng giai điệu của ca khúc “Hát cho hành tinh xanh” vang vang trước giờ chính thức làm cho mọi người thêm náo nức.

Đúng 20g30, một hồi còi vang lên báo hiệu, các nhà hàng, khách sạn, khu phố đang rực rỡ ánh đèn bỗng sụp tối để thay bằng những ngọn nến. Không gian chừng như mát mẻ, huyền ảo hơn lên. Người Hội An như đã hẹn hò cùng nhau tắt điện tìm về không gian xưa trong không gian phố cổ yên bình. Các thôn xóm xa xôi, cả đảo Cù lao Chàm xa xôi cũng cùng tắt điện thay bằng ngọn đèn dầu thân thương.

Tại điểm nhấn - trục Bạch Đằng, Sông Hoài, Cầu An Hội, Chùa Cầu - hàng trăm đèn dầu phụng thắp sáng đôi bờ sông Hoài, hàng ngàn hoa đăng bập bềnh trên sông Hoài khiến cho Hội An thêm êm đềm, trầm mặc, mờ ảo.

Hàng ngàn du khách quốc tế đang lưu trú ở Hội An cũng tham gia bằng cách mua những chiếc hoa đăng thả xuống dòng sông Hoài. Bà Lorenna đến từ Tây Ban Nha mua cho mình 1 chiếc, bạn một chiếc và viết tên, đốt đèn thả xuống dòng sông Hoài và nói: “Nhờ Hội An mà tôi biết Giờ trái đất, Tắt điện để bật tương lai”

21g30, còi lại hú báo hiệu kết thúc Giờ Trái đất, nhưng dòng người đủ màu da vẫn chen đầy trên cầu An Hội, hình như không ai muốn rời dòng sông và khu phố cổ tích với ánh nến, ánh đèn dầu yên bình...

Hậu Giang tham gia Giờ Trái Đất
Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang Lê Chí Công cho biết từ ngày 25-3, cơ quan này đã chính thức phát động rộng rãi đến các sở, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh kêu gọi và vận động cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2009.

Theo đó để góp phần vào việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định mùa khô năm nay; đồng thời nâng cao nhận thức tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính và biến đổi khí hậu - đông đảo cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh Hậu Giang chính thức tham gia Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2009 bằng việc tự nguyện “tắt đèn” (điện) từ 20g30 đến 21g30 tối 28-3.

THANH TRIỀU

Read more...

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009

Ca sĩ trẻ và hội chứng ...chơi vơi

Hàng loạt các ca sĩ trẻ rơi vào trạng thái “chơi vơi” như những “con thuyền không bến” trên dòng sông âm nhạc, đôi khi vì một chút máu phiêu lưu hay trót tin vào những lời hứa hão huyền c­ủa những ông bầu trong làng nhạc hoặc quá trông chờ vào “cây đũa thần” của công nghệ lăng-xê...

Vì cả tin
Một thời T. là một “hot boy” của đất Hà thành, có giọng hát khá tốt và được đào tạo bài bản hẳn hoi, sau một lần diện kiến một bầu ca nhạc phía Nam, T. được tiếp thêm “máu tự tin” với câu khẳng định chắc nịch: “Tài năng của em phải vào tung hoành ở Sài Gòn, chỉ cần tung ra album là em sẽ lên ngay”. Và T. quyết định “Nam tiến” trong một tâm trạng chờ đợi… ngày thành sao như lời “cam kết” của ông bầu.

Sau một album và vài video clip chiếu lệ, ông bầu tuyên bố đường ai nấy đi và bỏ mặc T. chơi vơi giữa đất Sài Gòn. Đó chỉ là một câu chuyện “điển hình” trong làng show-biz vốn có quá nhiều chuyện eo sèo, kết quả cuối cùng là rút lui cũng không được mà tiến thân thì… không có khả năng. Hiện nay các sân khấu ca nhạc Sài Gòn còn cả một danh sách dài dằng dặc các ca sĩ đang “chơi vơi” đăng ký để chờ ngày… hát lót.

Chuyện bầu sô dắt ca sĩ trẻ từ khắp mọi miền đất nước về Sài Gòn họp báo công bố giới thiệu “gà độc quyền” um xùm rồi bất ngờ “đem con bỏ chợ” ngày càng phổ biến.

Éo le hơn là trường hợp các sinh viên nhạc viện hẳn hoi, được bầu phát hiện trong một cuộc thi, thế là quyết định bỏ học theo bầu làm ca sĩ “chuyên nghiệp”, khi mộng không thành thì cũng không còn mặt mũi nào quay về trường để học tiếp. Như vậy là sinh viên thanh nhạc trường lớp hẳn hoi chấp nhận cảnh “bỏ trường bỏ bạn” mà danh vọng cũng không thành nên bổ sung tên mình vào lực lượng các ca sĩ hát bài “đi về đâu hỡi em” ngày càng đông đúc.

Và vì tự tin
Đó là những ca sĩ trẻ tự cho mình có đủ khả năng “thay đổi số phận” và tự tin đi tìm “miền đất hứa”. Đầu tiên là khả năng tài chính, cứ nghĩ có một nguồn vốn khá khá để tự đầu tư cho mình “múa may quay cuồng” vài chiêu là có thể trở thành “thần tượng” của giới trẻ.

Hàng loạt các ca sĩ trẻ xuất hiện tung chiêu “ném tiền qua cửa sổ” với album DVD, live show… rồi bất ngờ nhận ra mình đang “chơi vơi” vì đã sắp hết tiền mà sự nghiệp âm nhạc cũng chẳng đến đâu.

Để tạo vị trí vững vàng trên sàn diễn, ca sĩ luôn phải phấn đấu bền bỉ.Như trường hợp của ca sĩ trẻ N. khi xuất hiện đã quyết định “dập” các ca sĩ trẻ khác bằng album DVD rồi liveshow hoành tráng, mời họp báo rầm rộ dù mọi người đã lên tiếng can ngăn.

Đến khi N. nhận ra mình “vung tay quá trán” thì đã muộn. Hiện nay, lịch sử ngành show-biz tuy non trẻ nhưng cũng đã ghi dấu của hơn chục ca sĩ trẻ “vừa xuất hiện đã làm live show” kiểu này, trong số đó chỉ có ca sĩ Nguyễn Phi Hùng là trường hợp hy hữu thành công, còn lại đều không biết làm gì sau khi tự tin làm một live show quá sức.

Đường đi của các ca sĩ trẻ này càng khó khăn hơn vì đã mang danh là “ca sĩ vừa làm live show” thì không thể nào xin hát lót, mà nếu hát chính thì không ai chịu mời nên cuối cùng là… tiếp tục chơi vơi.

Không chỉ tự tin vì tài chính mà còn nhiều ca sĩ trẻ tự tin vào khả năng ca hát của mình qua vài lần “ghi điểm” ở các cuộc thi ca hát. Thế nhưng khoảng cách từ một cuộc thi đến một sân khấu thực cũng khá xa nên nhiều ca sĩ trẻ đã hụt hẫng khi “chạm mặt với đời”, và sự tự tin thái quá này sẽ đẩy những gương mặt “khoa bảng” ra xa hơn trong cuộc chơi được sàng lọc bởi thị trường.

Thế là một lực lượng ca sĩ trẻ giàu thành tích nhưng không “thức thời” lại trở thành những kẻ chơi vơi, vì cuộc chơi nào cũng có quy luật riêng của nó. Hiện nay, thị trường âm nhạc đang có một số lượng ca sĩ trẻ không thể nào đếm xuể, trong khi các ngôi sao thì cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay cho thấy mức độ sàng lọc và xác suất thành công của một ca sĩ khi chen chân vào thị trường âm nhạc là cực kỳ nghiệt ngã.

Một lực lượng ca sĩ trẻ đang chơi vơi cố bấu víu vào từng cơ hội nhỏ để tiếp cận công chúng gây ra những cuộc cạnh tranh không lành mạnh, mà đôi khi là “cấu xé” lẫn nhau và trở thành gánh nặng cho ngành quản lý văn hóa như những sự kiện tranh chấp ca khúc, poster dán đầy các cột điện là một minh chứng.

Hiện tượng “chơi vơi” của các ca sĩ trẻ hiện nay đã “nâng cấp” thành một hội chứng, và cứ đi tiếp thì không biết sẽ tới đâu. Nhưng nếu “quay đầu” thì cũng chẳng thấy “bờ”. Các ca sĩ trẻ đi những bước đầu tiên trên con đường âm nhạc mà không sáng suốt suy xét để chọn hướng đi đúng đắn và tự lượng sức mình thì sớm muộn gì cũng thành “hội viên” của “hội chứng chơi vơi” này.

Read more...

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Pháp Như tham gia chương trình văn nghệ và phát quà cho trẻ em dân tộc

Trong ngày 24 tháng 2 vừa qua Pháp Như cùng với các ca sĩ Mỹ Hạnh, Vân Khánh, Trung Hậu, Đức Vinh, Nghệ sĩ Đại Nghĩa, Mỹ Uyên, Vỹ Hùng, Nhóm Nhật Nguyệt, Nhóm Go On, Nhóm hài Hồng Tơ cùng Vũ đoàn Hạc Trắng đã có một chương trình ca nhạc phục vụ bà con dân tộc tại Trường tiểu học Xuân Vinh 3, xã Bầu Cối, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Chương trình còn có tặng 200 phần quà gồm sách giáo khoa, tập, viết và mũ cho các em nghèo tại trường. Rất đông bà con tới tham dự, chương trình kéo dài đến 11 giờ mà khán giả vẫn chưa muốn về. Đây là ngôi trường mà chị ca sĩ Mỹ Hạnh đã học từ những ngày đầu khi mới cắp sách đến trừơng. Giờ đây khi đã là ca sĩ rồi chị vẫn không quên, chính vì vậy mà mỗi năm chị đều tổ chức mời các anh chị em ca sĩ, nghệ sĩ là bạn của chị để về hát phục vụ bà con nơi đây và tặng quà cho các em nghèo.

Pháp Như cũng ủng hộ cho chị bằng cách kêu gọi các Mạnh Thường Quân ủng hộ tài vật để hộ trợ thêm cho chị. Đây là chương trình rất có ý nghĩa và Pháp Như cũng hy vọng sẽ gặp được những tâm hồn đồng cảm biết yêu âm nhạc và có tình thương đối với trẻ em.

Read more...

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP