Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Mùa Đông Còn Lại Gì

Lời Biên tập : mùa đông về thật rồi ư, cây cối trở nên hiu quạnh, đâu đó nỗi buồn man mác chợt hiện về. Biển cũng âm thầm cất lời sám hối, con dã tràng đang gọi một linh hồn vô thường nơi cát mộng. Để lại trong trong tôi những ý niệm nhớ thương. Mùa Đông năm ấy, tháng chín bầu trời bỗng sập tối, tha thiết tìm lại bóng dáng người xưa. Mọi người tưởng rằng, Đông là trong bốn mùa tuyệt vọng, dường như với tôi là khác, nó vẫn băn khoăn tiếp nối. Bất cứ tái sinh ở cảnh giới nào, đều là cảnh giới của sự sống, bất tuyệt mầu nhiệm. Còn lại một mùa đông mãi trong kí ức của tôi.




…Sáng mở cửa, uống trà, nhìn mây và ngắm nắng từ vô tận. Những nhành cây lặng lẽ trong tiếng thời gian quá khứ. Mặt hồ tĩnh mặc như một bức họa vô tâm, trên mặt nước còn sót lại chiếc lá và đám rong mây của mùa thu qua. Con đường lạ lẫm mà chưa một lần bước đến nay đã trở thành huyền thoại. Nơi vô thỉ ấy, ta chỉ biết có lời kinh hóa ngọc, lời pháp tỉnh lòng mê và vô số điều uyên thâm đắc đạo của những bậc thượng thủ.
“Ta đã trở về với chính ta,
Ta cùng chư Phật chung một nhà,
Ta đi phiêu bạt trong hoàn vũ,
Chẳng phải nơi nào chẳng phải ta”.
Thơ.Đồng Nhãn.
Cái thấy mà không bám víu, cái biết hòa điệu như một cung bậc thăng trầm, đi nhưng không phải là đi, ở cũng chẳng xá gì chỉ nhắm mắt thiếp ngủ hai ba lúc rồi thức dậy. Chúng ta phải nhìn thấu được sự hiện hữu của “ Một nhà” là đến lúc ta biết an trú vào đối tượng quán chiếu, thân hành nơi thân hành, tâm trong tâm, ý xúc tác mà không chạm, miệng giữ yên không động thì có thể chúng ta cứ tiếp tục nhiếp phục tóm thâu mọi nắm bắt kia. Dường như mùa đông cũng thế, chúng cũng chịu buông bỏ cái lớp vỏ bên ngoài để vững an từ cái nội tại. Có đôi khi chúng còn thừa hưởng sự tụ khí và đón nhận cái chân lý ‘ Là Không’ bao trùm cõi nhân địa, sống trong tỉnh giác trở về với tâm:
« Ta lại tìm ta chốn bụi hồng,
Cho hồn ta nhập với núi sông,
ở đây nương tựa vầng mây khói,
vạn nẻo luân hồi vạn nẻo không. »

Như một chiếc bình cổ, qua sự biến đổi của hiện thể, chúng ta dễ dàng thấy vết nứt trên thân bình, trên vành miệng bình, chúng ta mãi mê lau chùi chiếc bình cho bóng loáng mà quên đi một tác động nhỏ đến từ bên ngoài, làm hoại dần sự trong sáng vốn có của nó. Từng tơ bụi có thể đọng lại mà ta không hề hay biết, nhưng chúng cũng có khả năng bảo tồn dính chặt vào khe hở của chiếc bình muôn tuổi. Do ta không biết đó thôi, Mùa Đông lắm lúc cũng là sự chuyển dần của một bước ngoặc mới trong ý thức, trong căn cơ và trong mỗi hơi thở bất diệt vô sanh. Ngày hôm qua chưa chắc là của ngày hôm qua, sáng nay cũng vậy, chúng tiềm tàng ở mọi thế giới khác nhau, xóa tan đi những đám mây hư vô và bước chân ta luôn có mặt với thực tại để sống và để một lần nữa hòa mình vào dòng chảy vô dư y niết bàn. Như một hành giả, gánh tọa cụ và nước lên núi để tìm hang động ẩn thất, đang trên đường đi tới thì bỗng cành cây khô vướng lại, choáng cả lối mòn lên núi, bằng mọi cách vị Thiền Sư ấy, quăng các thứ còn lại xuống và cởi chiếc áo ra móc vào thân cây gần đó, để làm dấu. Từ từ Vị ấy nhận ra rằng cái mà hồi nảy giờ ta lặn lội đi tìm kiếm là một cành cây khô đã mục nát lâu ngày chỉ còn sót lại nhăm ba nhánh bên đường, làm cản trở chuyến lên ẩn thất của tôi. Một trạng thái chân tục đế, hữu dư y niết bàn mà sở dĩ ta vội vàng được một nhà học giả gọi là “ Trạng thái tâm vắng lặng mà thường biết là đương thể của Niết bàn. Thế nên, Niết bàn chính là bản tâm thanh tịnh xưa nay. Nhờ cái đương thể của Niết bàn mà thế gian sinh diệt mới có chỗ dựa tối hậu. Niết bàn hay sinh tử rốt cùng cũng chỉ là cái tâm của chúng ta, vì sinh tử (mê) và Niết bàn (giác) chỉ là biểu tượng hai mặt của tâm. Có khi người ta hiểu Niết bàn là một cảnh giới, nhưng là một cảnh giới vi diệu mà ở đấy tất cả dục vọng vô minh của cá thể không còn tồn tại nữa. Vì thế, những người đệ tử Phật muốn biết Niết bàn là gì, chỉ có thể kinh nghiệm một cách trực tiếp vào nguồn tâm của chính mình. Và khi nào mà ý niệm về ta và của ta không còn năng lực hoạt động trong tâm, thì tự nhiên hành giả sẽ kinh nghiệm được cái một, cái thuần nhất bất tạp của muôn loài vạn vật. Có thể nói, Niết bàn là chân lý tuyệt đối, nó vượt ngoài nhị nguyên và tương đối. Người đạt được Niết bàn là người phục vụ kẻ khác một cách trong sạch nhất, vì họ không còn nghĩ về mình, họ đã thoát khỏi mọi sai lầm về Ngã và lòng khát khao muốn trở thành. Trong Niết bàn, không còn có thái độ thiên chấp và bưng bít. Niềm vui chân thật chỉ xuất hiện khi nào ta thoát khỏi mọi thành kiến ngã chấp và ý niệm có sẵn. Những người có lối sống phàm thường, đam mê trong dục lạc thật khó mà biết được sự an lạc nội tâm của các nhà tu hành đắc lực. Nhất là thời hiện đại này, nhiều người đã xem nhẹ truyền thống tâm linh và đạo đức, lại xem trọng tri thức và vật chất. Và chính đó là mầm mống thác loạn trong đời sống nội tâm và đời sống xã hội loài người hôm nay” và rồi sẽ “Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động; cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thời có khinh an, có khinh an thời không có thiên về, không có thiên về thời không có đến và đi, không có đến và đi thời không có diệt và sanh, không có diệt và sanh thời không có đời này, không có đời sau, không có đời giữa. Đây là sự đoạn tận khổ đau”.
Người Thiền sư suốt đêm qua luôn gác tay suy tư về điều mà Ông chứng kiến buổi hôm qua, Ông cho rằng cái mà vừa sắp diễn ra là cái chưa một lần đến và cái sắp bắt đầu là cái không biết chắc xãy ra. Bởi vậy mùa đông giúp cho chúng ta biết thêm về sự tương quan tương duyên của cuộc sống, tưởng chừng ta đơn độc như vị Sư Thiền kia, một mình lên núi, một mình cởi áo và cũng một mình đoạn trừ các lậu hoặc trước khi chiếm tới đỉnh núi ẩn thất. chúng ta sẽ tìm ra sự phòng hộ giữa các chuyển mùa với nhau, đừng ích kỷ tách biệt cái này của ta và cái này không là của ta. Bị bám víu vào các cảm thọ xôm tụ, vui sướng, nóng lạnh thì ta đang mắc kẹt ở các pháp.
Có một thiền khách hỏi:
Sau khi mùa đông đi qua, để lại gì cho ta?
Sư đáp:
- Hãy nơi sinh tử mà nhận lấy.


“Tất cả pháp hữu vi sinh diệt trong từng sát na. Quá khứ đã trôi qua, vị lai thì chưa đến, sự tồn tại chân chính chỉ có thể tìm thấy trong từng sát na hiện tại. Vì thế, Niết bàn chỉ có ở sát na hiện tại, ngay tại đây và bây giờ. Niết bàn cũng là chỗ tiềm ẩn của thế giới hiện thực, song song tồn tại với thế gian vô thường, và vô thường chính là dụng lực của Niết bàn vô vi đó vậy”.*
Thế cho nên thế giới Hoa Nghiêm luôn hiển hiện ở cùng khắp và đâu có cũng có chân lý tuyệt đối. Một Chân lý huyền diệu mà ta có thể cảm được, chạm được thì hẳn nhiên hạnh phúc mà ta bắt gặp được trong từng giây từng phút là chuyện đương nhiên, chẳng có khó khăn gì lắm đâu, nếu tự thân chúng ta phải biết trải nghiệm và buông bỏ bớt mọi cái thấy, cái nghe rác bẩn. Như có một người chèo thuyền ra biển khơi, lúc gặp gió lớn, sóng dữ, người ấy chẳng cần dụng công lực chi nhiều mà hãy thả trôi vô sự, chờ đến khi sóng yên, gió lặng ta tiếp tục lái con thuyền đi mọi hướng vọng tâm của chúng ta.
“Tùng non lớp lớp giữa nền trờiĐùa reo với gió chừng thảnh thơi
Từng bước ta đi trên lối cỏ
Muôn ngàn giọt nắng dõi theo chơi”.
Mỗi khi sự sống vắng vẻ thì lúc tâm thức biểu hiện qua vô vàn sự biến chuyển. Nó như muốn ngừng thở và nó như muốn tái sinh và nó như muốn trở về…và mùa đông cũng vậy, nó luôn là một thứ gì đó rất ư tự nhiên, nó luôn muốn lột xác, để lại chút gì cho thế gian. “ Tất là cả một” Một cõi đi về mà thôi.
Kinh Tâm – Thích Pháp Bảo
Theo : ( http://vanhoaphatgiaophapbao.blogspot.com/ )Thiền Viện ngày 24/09 năm Canh Dần-2010

Read more...

Dòng sông tự tại

Thích Pháp Bảo


Đối với cuộc sống này, lắm lúc dòng sông tâm thức mỗi lúc mỗi
khác hẳn, chẳng như giây phút ba

n đầu ta tưởng. Nó giống như phép thuật ảo ảnh, sáng khác, trưa khác và ch

iều tối lại khác. Đứng khác, ngồi khác, tựa lưng vào gường lại khác. Có một lần trong một buổi chiều Sư cô Thoại Nghiêm nói chuyện về cách làm mới thân tâm, phương pháp làm mới tình yêu và nuôi dưỡng sự sống. Sư cô Ví dụ như vầy, ở trong vườn trà Tu viện hằng ngày Cô luôn thấy những người hái trà, cứ mỗi vài tháng họ cho xới đất một lần, họ làm như các người làm nông, cày ruộng vậy. Nhưng với công việc làm đất cho trà lại khó khăn nhiều, vì người ta phải cho lưỡi cày vào ngay giữa hai luống ,để con bò kéo đi, dần dần đất được ủi mềm ra và có những gốc rễ cằn cỗi, các rễ tầm gởi khác được cắt bỏ bớt, còn lại thân cây trà và gộc rễ chính mà thôi. Để khỏi hao tốn chất dinh dưỡng nuôi lá trà.

Như những hạt sương vàng
Long lanh trên thềm cỏ
Chợt mây nắng trôi lăn
Hư không một chén trà

Trong lần lên Đà Lạt , tôi đã nói chuyện với mấy người bạn về thấy được sự sống đẹp nhất trong mỗi phút giây. Dòng sông vẫn thế, bản chất của nước là mây, là gió, là sự quyện hòa giữa hơi thở và nụ cười. Vào buổi sáng mỗi ngày ta đều có cơ hội mở cửa đi vào, đi ra, nhưng ít khi chúng ta chú ý đến sự chuyển biến của dòng tâm thức đi qua trong một đêm. Nó vẫn thức trắng để công phu, nó vẫn hiện hữu để lớn lên, có đôi khi nó vẫn lao động một cách chăm chỉ .

Chúng tôi đã đi tu rồi, thì quan niệm của chúng tôi là xả ly, tập buông bỏ hạt giống phóng tâm và ngồi xuống để nói chuyện một cách thẳng thắn. “Chúng tôi chỉ biết leo núi, ngắm mây xà đỉnh núi, uống trà để xây thành quách, tạo một không gian bên trong thật rộng lớn”, ngoài ra chẳng có gì mà b

ám víu, chẳng màng đến một sự theo đuổi nhỏ nhoi cho đời thêm khổ lụy.

Tôi còn nhớ có một lần các huynh đệ Bát Nhã cùng dạo chơi trên núi Lăng Bi Ăng. Đoạn đường dốc và cao cách xa mặt đất hàng trăm mét. Lối đi thì nhỏ, hai bên đường có nhiều cây cổ thụ to lớn, thấy chúng rất tự do, biết quý trọng nhau và luôn tìm cho mình một lối sống để tồn tại. Mặc dù trong rừng có nhiều thân cây to khỏe, qua bao thăng trầm sương gió của vận hội đổi thay. Đám rừng, loài nào cũng muốn chen lấn nhau để vươn ra khỏi tầm ngắm

của muông thú, nhưng chúng có cách nương tựa, che chở cho nhau.

Cứ như thế từng bước chân của các sư anh, như Thầy Thiện Ngọc, Trung Hải, Đồng Hạnh, Thánh Pháp, Khiêm Cung hay Pháp Bảo, Hữu Tấn… đều choàng cứng vào mỗi tảng đá rong rêu. Trong rừng xanh gió rất mát, đất mềm, đúng là hương rừng thanh khiết, toát ra từ các loài hoa lan, vị thuốc từ các vỏ cây lưu niên cứ thoang thoảng như hương giải thoát của những vị thiền sư trong thạch động.

Từng bước gió mát dậy
Từng bước nở hoa sen

Vào rừng, tôi như được bơi lội thảnh thơi dưới dòng sông, tha hồ vung vãi các hành đ

ộng (tập khí) như muốn lạc bước trung dung trên những chiếc lá vàng chưa một lần có dấu chân. Có vài nơi yên bình như thế này thì làm sao chúng ta không tự do cơ chứ ? Hãy là mình đi chứ, mau trở về với chính ta đừng có dại mà làm tôi tớ, hay quá thất vọng về tương lai xa gần làm gì? Ở đây có Thầy ta hóa thân, ở đây mọi phía đều có vách núi bao quanh. Giống như con người của mình đang bị thâu tóm bởi năng lượng vô tướng, dừng hẳn mọi tư duy vớ vẩn của kiếp thịt da. Ta đứng vững nhìn mặt trời trong cỏ lá, dòng sông trên đám mây và nến hồng nơi viên đá cội. Có như thế bước nhu hòa hay cuộc rong chơi ‘Đến đi tự tại’ không cần ai hay biết mà ta vẫn làm chủ được giấc ngủ mênh mông bi

ết chừng nào. Rừng chỉ có một cánh cửa vào, con người cũng thế chỉ có một con đường tử sinh muôn kiếp. Nếu biết chọn lựa hướng đi cho khéo, có khả năng tìm cách vượt ra các ái thì tức nhiên cửa rừng có thể bật ra từ mọi phía, đời người cũng dần thoát khỏi từ những chiếc bóng nhập vào Tánh không như thân tre chẻ đôi vậy: *1

“…Muốn liễu ngộ được Tánh không, điều thực quan trọng là phải biết rằn

g vạn pháp hay mọi hiện tượng, kể cả cái tôi, đều do tư tưởng phân biệt bày đặt, gán tên. Những khái niệm được giải thích ở đây, cùng với cái cách thông thường ta nhìn sự vật, quả thực không tương ứng với nhau. Thông thường ta thấy mọi hiện tượng đều hiện hữu trong bản chất của chính nó, tạo nên ảo tưởng về một tự tính biệt lập. Đây là một tướng giả dối do chính ngã chấp của ta tạo nên. Kỳ thực mọi sự vật đều do tâm tạo, như ngọn núi trong giấc chiêm bao. Ngọn núi chỉ hiện hữu trong tâm ta, chứ không thực sự có do bản chất của chính nó….”*2

Trải qua thời gian ba bốn tiếng dã bộ trong rừng sâu, mọi người vừa đi vừa thưởng thức cảnh vật vời vợi hai bên. Các cây đại thọ là nơi dừng chân vái chào tổ tiên, thấm chị quý Thầy còn tụng kinh, tiếng kinh hùng tráng vang vọng óm óm ma ni…Án ma Ni… làm cho núi rừng Lăng Bi- Ăng thầm lặng trở nên bình lặng vui sống, bớt nỗi s

ợ hãi qua bao kiếp sống đốn, chặt cùng lời hứa hẹn ‘dòng sông rừng’ của những bàn tay vô tình trong một đêm. Rừng sẽ trở về với tánh cảnh thanh tịnh, không còn ai xâm phạm và Bát Nhã dần lớn lên trong tám thức vốn cô liêu mà sinh diệt ở đây luôn thường hằng sáng mãi như tâm ban đầu.

Lên tới đỉnh cao nhất của Phố núi, mây ngàn đúng vào giờ trưa, không gian thật rộng mở bao la, khép lại một dòng vô thức mệt nhừ. Bầu trời thênh thang, chập chùng duyên khởi, cho tôi nhận ra rằng mình luôn nhỏ bé trước muôn loài hiện sinh trong một thế giới. Chúng ta vẫn thấy dòng sông có bao giờ chết đâu, hơn hết chúng

chỉ có lớp gỗ mục thả nhẹ trôi sông.

Trong rác có sẵn hoa
Trong hoa có sẵn rác
Hoa và rác không haiMê và giác tương tức *3

Có câu “tôi không ngủ mơ đâu, ngày hôm qua đẹp lắm thật mà, em không về chơi trò bắt….tìm nơi quá khứ”.

Mỗi người là một dòng sông xuyên núi rừng thâm u, để một ngày kia bắt gặp ánh nắng mùa xuân phủ nhẹ, rồi nhập vào biển cả mênh mông. Mỗi chúng ta là dòng sông, một dòng sông tự tại…

Kinh Tâm- Thích Pháp Bảo

http://vanhoaphatgiaophapbao.blogspot.com/

Chú thích:
1. Nghe Đức Phật dạy về Tình Yêu
2. Hiểu biết về Tánh Không – Ni sư Trí Hải
3. Duy Biểu Học – Thích Nhất Hạnh

(Nguồn www.dotchuoinon.com)

Read more...

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP