Dòng sông tự tại
n đầu ta tưởng. Nó giống như phép thuật ảo ảnh, sáng khác, trưa khác và ch
iều tối lại khác. Đứng khác, ngồi khác, tựa lưng vào gường lại khác. Có một lần trong một buổi chiều Sư cô Thoại Nghiêm nói chuyện về cách làm mới thân tâm, phương pháp làm mới tình yêu và nuôi dưỡng sự sống. Sư cô Ví dụ như vầy, ở trong vườn trà Tu viện hằng ngày Cô luôn thấy những người hái trà, cứ mỗi vài tháng họ cho xới đất một lần, họ làm như các người làm nông, cày ruộng vậy. Nhưng với công việc làm đất cho trà lại khó khăn nhiều, vì người ta phải cho lưỡi cày vào ngay giữa hai luống ,để con bò kéo đi, dần dần đất được ủi mềm ra và có những gốc rễ cằn cỗi, các rễ tầm gởi khác được cắt bỏ bớt, còn lại thân cây trà và gộc rễ chính mà thôi. Để khỏi hao tốn chất dinh dưỡng nuôi lá trà.
Trong lần lên Đà Lạt , tôi đã nói chuyện với mấy người bạn về thấy được sự sống đẹp nhất trong mỗi phút giây. Dòng sông vẫn thế, bản chất của nước là mây, là gió, là sự quyện hòa giữa hơi thở và nụ cười. Vào buổi sáng mỗi ngày ta đều có cơ hội mở cửa đi vào, đi ra, nhưng ít khi chúng ta chú ý đến sự chuyển biến của dòng tâm thức đi qua trong một đêm. Nó vẫn thức trắng để công phu, nó vẫn hiện hữu để lớn lên, có đôi khi nó vẫn lao động một cách chăm chỉ .
Chúng tôi đã đi tu rồi, thì quan niệm của chúng tôi là xả ly, tập buông bỏ hạt giống phóng tâm và ngồi xuống để nói chuyện một cách thẳng thắn. “Chúng tôi chỉ biết leo núi, ngắm mây xà đỉnh núi, uống trà để xây thành quách, tạo một không gian bên trong thật rộng lớn”, ngoài ra chẳng có gì mà b
ám víu, chẳng màng đến một sự theo đuổi nhỏ nhoi cho đời thêm khổ lụy.
Tôi còn nhớ có một lần các huynh đệ Bát Nhã cùng dạo chơi trên núi Lăng Bi Ăng. Đoạn đường dốc và cao cách xa mặt đất hàng trăm mét. Lối đi thì nhỏ, hai bên đường có nhiều cây cổ thụ to lớn, thấy chúng rất tự do, biết quý trọng nhau và luôn tìm cho mình một lối sống để tồn tại. Mặc dù trong rừng có nhiều thân cây to khỏe, qua bao thăng trầm sương gió của vận hội đổi thay. Đám rừng, loài nào cũng muốn chen lấn nhau để vươn ra khỏi tầm ngắm
của muông thú, nhưng chúng có cách nương tựa, che chở cho nhau.
Cứ như thế từng bước chân của các sư anh, như Thầy Thiện Ngọc, Trung Hải, Đồng Hạnh, Thánh Pháp, Khiêm Cung hay Pháp Bảo, Hữu Tấn… đều choàng cứng vào mỗi tảng đá rong rêu. Trong rừng xanh gió rất mát, đất mềm, đúng là hương rừng thanh khiết, toát ra từ các loài hoa lan, vị thuốc từ các vỏ cây lưu niên cứ thoang thoảng như hương giải thoát của những vị thiền sư trong thạch động.
Vào rừng, tôi như được bơi lội thảnh thơi dưới dòng sông, tha hồ vung vãi các hành đ
ộng (tập khí) như muốn lạc bước trung dung trên những chiếc lá vàng chưa một lần có dấu chân. Có vài nơi yên bình như thế này thì làm sao chúng ta không tự do cơ chứ ? Hãy là mình đi chứ, mau trở về với chính ta đừng có dại mà làm tôi tớ, hay quá thất vọng về tương lai xa gần làm gì? Ở đây có Thầy ta hóa thân, ở đây mọi phía đều có vách núi bao quanh. Giống như con người của mình đang bị thâu tóm bởi năng lượng vô tướng, dừng hẳn mọi tư duy vớ vẩn của kiếp thịt da. Ta đứng vững nhìn mặt trời trong cỏ lá, dòng sông trên đám mây và nến hồng nơi viên đá cội. Có như thế bước nhu hòa hay cuộc rong chơi ‘Đến đi tự tại’ không cần ai hay biết mà ta vẫn làm chủ được giấc ngủ mênh mông bi
ết chừng nào. Rừng chỉ có một cánh cửa vào, con người cũng thế chỉ có một con đường tử sinh muôn kiếp. Nếu biết chọn lựa hướng đi cho khéo, có khả năng tìm cách vượt ra các ái thì tức nhiên cửa rừng có thể bật ra từ mọi phía, đời người cũng dần thoát khỏi từ những chiếc bóng nhập vào Tánh không như thân tre chẻ đôi vậy: *1
“…Muốn liễu ngộ được Tánh không, điều thực quan trọng là phải biết rằn
g vạn pháp hay mọi hiện tượng, kể cả cái tôi, đều do tư tưởng phân biệt bày đặt, gán tên. Những khái niệm được giải thích ở đây, cùng với cái cách thông thường ta nhìn sự vật, quả thực không tương ứng với nhau. Thông thường ta thấy mọi hiện tượng đều hiện hữu trong bản chất của chính nó, tạo nên ảo tưởng về một tự tính biệt lập. Đây là một tướng giả dối do chính ngã chấp của ta tạo nên. Kỳ thực mọi sự vật đều do tâm tạo, như ngọn núi trong giấc chiêm bao. Ngọn núi chỉ hiện hữu trong tâm ta, chứ không thực sự có do bản chất của chính nó….”*2
Trải qua thời gian ba bốn tiếng dã bộ trong rừng sâu, mọi người vừa đi vừa thưởng thức cảnh vật vời vợi hai bên. Các cây đại thọ là nơi dừng chân vái chào tổ tiên, thấm chị quý Thầy còn tụng kinh, tiếng kinh hùng tráng vang vọng óm óm ma ni…Án ma Ni… làm cho núi rừng Lăng Bi- Ăng thầm lặng trở nên bình lặng vui sống, bớt nỗi s
ợ hãi qua bao kiếp sống đốn, chặt cùng lời hứa hẹn ‘dòng sông rừng’ của những bàn tay vô tình trong một đêm. Rừng sẽ trở về với tánh cảnh thanh tịnh, không còn ai xâm phạm và Bát Nhã dần lớn lên trong tám thức vốn cô liêu mà sinh diệt ở đây luôn thường hằng sáng mãi như tâm ban đầu.
Lên tới đỉnh cao nhất của Phố núi, mây ngàn đúng vào giờ trưa, không gian thật rộng mở bao la, khép lại một dòng vô thức mệt nhừ. Bầu trời thênh thang, chập chùng duyên khởi, cho tôi nhận ra rằng mình luôn nhỏ bé trước muôn loài hiện sinh trong một thế giới. Chúng ta vẫn thấy dòng sông có bao giờ chết đâu, hơn hết chúng
chỉ có lớp gỗ mục thả nhẹ trôi sông.
Có câu “tôi không ngủ mơ đâu, ngày hôm qua đẹp lắm thật mà, em không về chơi trò bắt….tìm nơi quá khứ”.
Mỗi người là một dòng sông xuyên núi rừng thâm u, để một ngày kia bắt gặp ánh nắng mùa xuân phủ nhẹ, rồi nhập vào biển cả mênh mông. Mỗi chúng ta là dòng sông, một dòng sông tự tại…
http://vanhoaphatgiaophapbao.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét