Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008

Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng: Cuộc sống phía sau màn ảnh

Lặng lẽ và ít hào quang hơn Lục Tiểu Linh Đồng, cuộc sống phía sau màn ảnh của sư phụ và nhị đệ của Tôn Ngộ Không cũng có vô số điều thú vị cần khám phá.
Sau hơn 20 năm, sức hấp dẫn của bộ phim “Tây du ký” - một kiệt tác nghệ thuật của điện ảnh Trung Quốc vẫn không hề thay đổi. Và những cái tên Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ, Từ Thiếu Hoa... những diễn viên làm nên linh hồn của các nhân vật trong phim vẫn không ngừng được nhắc đến.
“Vợ tôi cũng gọi tôi là “Lão Trư”
Để kỷ niệm 20 năm ngày phát sóng bộ phim “Tây du ký”, chương trình “Nghệ thuật và cuộc sống” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã tổ chức một buổi giao lưu, gặp gỡ bốn thầy trò Đường Tăng. Khi 5 diễn viên chính xuất hiện trên sân khấu, khán giả đã không khỏi hồi hộp và ngạc nhiên khi “cái thần” của các nhân vật vẫn hiển hiện trên gương mặt của từng diễn viên. Một vị khán giả xúc động thốt lên rằng: “Thật kỳ diệu, tôi thấy linh hồn của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng, Sa hoà thượng trong họ”.
Trư Bát Giới là nhân vật “tai tiếng” nhất trong bộ tứ thầy trò với đủ thói hư tật xấu nhưng Mã Đức Hoa – “Lão Trư” ngoài đời lại là một người thân thiện và hài hước. Chia sẻ với người hâm mộ, ông cho biết: “Có lẽ, thời gian tôi sống với Lục Tiểu Linh Đồng, Diêm Hoài Lễ và đoàn làm phim “Tây du ký” còn dài hơn thời gian tôi... ở bên vợ tôi, thậm chí tôi còn đã làm việc hăng say đến mức quên luôn cả vợ mình. Đó là khoảng thời gian cực khổ vô cùng nhưng cũng là thời khắc vui vẻ và đáng nhớ nhất của tôi. Tôi rất hạnh phúc vì sau khi bộ phim kết thúc, dù tôi xuất hiện ở đâu cũng được bạn bè, đồng nghiệp, người hâm mộ và cả vợ tôi nữa gọi là “Lão Trư” hay “Bát Giới”. Từ đó đến nay, không còn thấy ai gọi tôi là “Mã Đức Hoa” nữa – Tên tôi bây giờ là “Trư Bát Giới”!”
Trong bốn diễn viên chính của “Tây du ký”, Mã Đức Hoa là người giữ chức vụ hành chính cao nhất trong một cơ quan nhà nước (Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn thành phố). Với vai trò này, “Lão Trư” vẫn tiếp tục say mê với con đường nghệ thuật của mình.Năm 1997, khi đạo diễn Dương Khiết khởi quay “Tây du ký” phần 2, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ đã không được mời vào vai Bát Giới và Sa Tăng vì lý do tuổi tác. Quyết định này là một quyết định buồn với Mã Đức Hoa, vì “với tôi, Trư Bát Giới đã là một phần linh hồn” – ông chia sẻ.
Năm 2007, bộ phim “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” khởi quay là dịp để các diễn viên Tây du ký hội ngộ. Trong bộ phim này, Mã Đức Hoa không chỉ đóng vai Trư Bát Giới mà còn kiêm cả vai Diêu Lão Đại. Diêu Lão Đại là hình tượng gốc của Trư Bát Giới trong con mắt của Ngô Thừa Ân, là một võ phu xông xáo nhiệt tình, trượng nghĩa hào hiệp và cũng hơi có phần háo sắc. Diêu Lão Đại và Trư Bát Giới có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt, vì thế để thể hiện thành công vai diễn này, Mã Đức Hoa phải đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết.
Trả lời câu hỏi của một độc giả về thói háo sắc của lão Trư có phải cũng là một phần tính cách của Mã Đức Hoa không? Ông đã rất tự tin: “Bạn nhìn tôi xem, tôi là một ông chồng chung thuỷ và cực kỳ yêu vợ. Còn việc “xiêu” lòng trước cái đẹp... là điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời. Người đàn ông nào cũng vậy, không chỉ riêng mình tôi”. Chính Mã Đức Hoa là người tạo dựng nên hình ảnh kinh điển của Trư Bát Giới, và cũng giống như vai diễn Tôn Ngộ Không, dù đã có rất nhiều người diễn xuất Bát Giới, nhưng chưa ai vượt ra được “cái bóng” của ông.
“Đường Tăng”... kinh doanh đồ gia dụng
Trì Trọng Thụy sinh ngày 23/12/1952, xuất thân trong một gia đình có truyền thống trong nghệ thuật kinh kịch tại Bắc Kinh.
Năm 1981, ông tốt nghiệp Hệ diễn xuất Học viện kịch nói Thượng Hải. Gắn bó với nhân vật Đường Tăng một cách hết sức tình cờ.
Năm 1986, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc mời Trì Trọng Thụy về Bắc Kinh để đóng phim, khi đó Từ Thiếu Hoa đột ngột từ bỏ vai diễn của mình. Sau nhiều lần cân nhắc, lựa chọn, vai diễn này đã được giao cho Trọng Thụy. Chia sẻ với những người hâm mộ “Tây du ký”, Trọng Thụy không giấu được niềm tự hào: “Dù không là người bắt đầu cuộc hành trình, nhưng tôi vẫn vô cùng hạnh phúc khi trở thành Đường Tăng lấy được chân kinh”.
Vai Đường Tăng trong “Tây du ký” đã trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Trì Trọng Thụy. Năm 1989, sau khi bộ phim “Tây du ký” được phát hành, cũng là lúc cuộc đời nghệ thuật của ông sắp đạt đến đỉnh cao thì ông kiên quyết rời bỏ ngôi nhà điện ảnh mà ông yêu mến để tập trung vào lĩnh vực nghệ thuật đồ gia dụng bằng gỗ Tử Đàn.
Từ đó đến nay, ông và vợ mình là Trần Lệ Hoa đã đổ nhiều tâm huyết cho việc lưu truyền văn hóa Tử Đàn của Trung Quốc. Tháng 9/1999 họ đã nỗ lực hết mình để xây dựng viện bảo tàng tư nhân với quy mô sưu tập - nghiên cứu hàng đầu Trung Quốc, triển lãm nghệ thuật gỗ Tử Đàn và đồ gia dụng bằng gỗ Tử Đàn từ thời cổ. Cho đến nay, đã có rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và viết lời cảm nhận cho bảo tàng. Năm 2003, bảo tàng được Cục Du lịch Quốc gia phong tặng danh hiệu đơn vị du lịch bốn sao cấp quốc gia.
Trong thời gian đó, Trì Trọng Thụy đã từ chối rất nhiều lời mời đóng phim. Đến tận năm 2005, đạo diễn bộ phim “Giám Chân đại sư” (tạm dịch) đã đưa ra lời mời với Trọng Thụy. Sau nhiều lần đắn đo, ông đã quyết định tham gia bộ phim bởi ông cảm thấy nhân vật Giám Chân đại sư có nhiều điểm tương đồng với vai Đường Tăng mà ông đã gắn bó trong một thời gian khá dài: Cả hai cùng theo nghiệp truyền giáo, phổ độ chúng sinh, công đức vô lượng. Vậy là trên con đường nghệ thuật của mình, Trọng Thụy đã được vào vai hai nhân vật cao tăng đại đức nổi danh trong lịch sử Trung Quốc. Đây là một cơ hội hiếm có mà bất cứ diễn viên tài ba nào cũng mong có được.
Năm 2007, bộ phim được chính thức công chiếu và tạo được tiếng vang lớn trong xã hội, thêm một lần nữa khẳng định tài năng diễn xuất và niềm đam mê cũng như tâm huyết của ông với công việc lao động nghệ thuật.
Hiện nay, ông đang là Hội viên Hiệp hội Nghệ thuật gia phim truyền hình Trung Quốc, cố vấn Hiệp hội Nghệ thuật diễn xuất Ma Cao, Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Tử Đàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH đồ gia dụng Phú Hoa Hồng Kông.
“Sa Tăng” và “Đường Tăng 1”: Cuộc sống phẳng lặng hậu “Tây du ký”
Từ Thiếu Hoa thuộc lớp thế hệ diễn viên gạo cội của Trung Quốc. Ông là người đầu tiên tạo dựng hình ảnh Đường Tăng của “Tây du ký” (nên gọi là “Đường Tăng 1”). Đường Tăng trong Tây Du ký bản cũ là một nhân vật khá mềm yếu, khi quay bộ phim, đoàn làm phim đã cân nhắc giữa việc tôn trọng nguyên tác hay tôn trọng lịch sử, vì theo lịch sử hẳn Đường Tăng phải là người thông tuệ hơn người. Nếu tạo dựng hình tượng nhân vật theo lịch sử thì Đường Tăng phải là một người kiên cường, cứng rắn. Sau này, đội ngũ làm phim đã quyết định tôn trọng nguyên tác và thế là Đường Tăng “phiên bản Từ Thiếu Hoa” ra đời, đây cũng là hình tượng Đường Tăng quen thuộc trong con mắt của khán giả.
Sau này, Từ Thiếu Hoa tiếp tục diễn vai chính trong bộ phim truyền hình “Đường Huyền Trang”. Bộ phim này được xây dựng dựa trên lịch sử, nhân vật Đường Tăng trong phim khá mạnh mẽ, quyết đoán. Từ Thiếu Hoa đều rất hài lòng với hình tượng của hai nhân vật Đường Tăng mà mình đã tạo ra.
Hiện nay, Từ Thiếu Hoa là Phó Viện trưởng Viện Kịch nói tỉnh Sơn Đông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kịch sân khấu tỉnh Sơn Đông. Ông dốc toàn tâm lực theo đuổi công việc viết kịch bản sân khấu và kịch nói. Ông còn là một “fan” hâm mộ của ca sỹ Đặng Lệ Quân. Những bài hát của ca sĩ này vẫn vang lên trong phòng làm việc của ông mỗi ngày bằng chính giọng ca của ông. Thời gian rảnh rỗi, ông dành toàn bộ thời gian cho gia đình và sở thích đọc sách của mình.
Đảm nhiệm một vai diễn không có nhiều cơ hội thể hiện, cuộc sống của Diên Hoài Lễ - vai Sa Tăng cũng phẳng lặng và “hiền lành” như vai diễn của ông. Năm 1987, sau khi thành công với vai diễn Sa Tăng của “Tây du ký”, ông đã tham gia các vai chính trong các phim “Tiếu La Thành”, “Thái Văn Cơ”, “Tam quốc diễn nghĩa”... Hiện nay ông đã nghỉ hưu.
Sau hơn 1/4 thế kỷ cống hiến và không ngừng trăn trở với số phận của những nhân vật do mình thể hiện, các diễn viên của “Tây du ký” phiên bản đầu tiên đang cùng dốc sức thực hiện bộ phim “Ngô Thừa Ân và Tây du ký” – bộ phim được khởi quay từ con số không và được thực hiện bằng tất cả tình yêu cũng như nhiệt huyết của thế hệ vàng Tây du ký. Hy vọng bộ phim này sẽ lại gây sốt.

Theo Linh Anh (Việt Báo)

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP