Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Tìm hiểu tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái

Pháp Như
DẤN NHẬP
Suốt hơn 40 năm hành nghề, Bùi Xuân Phái luôn dành cho Hà Nội tất cả tình yêu của mình. Dường như ông sống chỉ để vẽ và vẽ với ông chính là sống và thở. Từ một tấm toan đến một mảnh giấy báo, từ một bìa sách đến một vỏ bao thuốc lá... ông đã tạo ra được hàng ngàn bức vẽ khác nhau về phố cổ Hà Nội. Những bức tranh phố của ông cho tới nay xem ra cũng đủ để dựng nên một thành phố thật, thân thiết với những Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh, Hàng Rươi... Nhưng là một thành phố của ký ức bâng khuâng với hình ảnh từng mảng tường vôi lở, từng mái ngói rêu phong đổ bóng thời gian và bao nhiêu ô cửa nhỏ đăm đắm đợi chờ. Cả đến những áng mây trắng ngần trĩu nặng niềm ưu tư thanh khiết và những cột điện đầu ngõ xiêu vẹo mong manh... Tất cả đều để gợi nhớ chứ không để tả. Một bút pháp vừa thực vừa hư, gây ấn tượng một cách sâu sắc. Nó làm cho con người ta không ngờ những nơi bình dị mắt ta quen nhìn hàng ngày lại có thể đẹp một cách giản dị mà mãnh liệt đến thế.

Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã để lại hàng nghìn tác phẩm. Một con người lao động nghệ thuật thật sự, sống hết mình vì nghệ thuật. Trong tác phẩm của ông chứa đựng những nỗi niềm mà nơi đó người xem như để hoài niệm để hồi tưởng trong ký ức về một Hà Nội với 36 phố phường. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái”.

Thế nên, khi chọn tác phẩm của ông, người viết muốn phân tích trên cảm nhận riêng của người viết để từ đó bổ sung cho cảm nhận của mỗi người. Trong vườn hoa nghệ thuật mà nhất là nghệ thuật hội họa thì mỗi người xem có cách cảm nhận khác nhau thông qua các giác quan chủ quan của mình. Nhưng điều có chung của tất cả mọi người xem để cảm nhận để bình luận từ đó đưa ra nhận xét để làm cho vườn hoa nghệ thuật càng phong phú hơn.

NỘI DUNG
1. CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CỦA HỌA SĨ BÙI XUÂN PHÁI
1.1. Tiểu sử họa sĩ Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái, sinh ngày 01 tháng 9 năm 1920, mất ngày 24 tháng 6 năm 1988. Ông là một họa sĩ của Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội hay còn gọi là Phố Phái.
Quê gốc của ông là ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội, Việt Nam). Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1941–1946. Tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi . Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam Định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dậy tại trường Mỹ thuật.

Bùi Xuân Phái là một trong những hoạ sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.

Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng mầu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn mầu, chì than, bút chì... Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về trình bày cuốn sách “Hề chèo” (1982).

Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là : PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật.

Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo… Ông cũng là hoạ sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

1.2. Tác phẩm chính
• Phố cổ Hà Nội - Sơn dầu 1972
• Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966
• Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972
• Phố vắng - Sơn dầu 1981
• Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
• Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968
• Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967
• Trước giờ biểu diễn - 1984

1.3. Giải thưởng mỹ thuật
• Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996
• Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
• Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
• Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
• Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984 Tặng thưởng : Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997

2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BỨC DANH HỌA
Phố cổ Hà Nội là mãng đề tài được họa sĩ Bùi Xuân Phái yêu thích nhất. Đối với ông, hình ảnh những con đường ở Hà Nội im đậm trong ông đầy ký ức từ lúc tuổi thơ cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Ông yêu thiết tha từng ngôi nhà mái ngói thâm nâu, từng con đường, phố nhỏ, ngỏ nhỏ nơi có nhà ông ở đó. Với tình yêu Hà Nội ông dành nhiều tác phẩm của mình cho phố cổ Hà Nội, đến nổi người ta không nhớ nỗi là ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh về phố Hà Nội. Hà Nội chỉ có 36 phố nhưng đến khi sự xuất hiện tranh về phố cổ Hà Nội của ông mọi người đã gọi là Phố Phái, đây giống như là một con phố thứ 37 mà chính tình cảm của những người yêu tranh của ông đã đặt cho tranh của ông.


Nhiều bức tranh ông vẽ về Phố cổ Hà Nội bằng nhiều chất liệu khác nhau, và bức tranh này được ông vẽ vào năm 1972 với chất liệu sơn dầu. Tuy nhiên nhìn vào bức tranh ta thấy vào thời điểm này những khu phố cổ ở Hà Nội vẫn còn một nét cổ kính, rêu phong của những mái ngói thâm nâu, bên cạnh những ngôi nhà cao mới và những căn nhà nhỏ với mái ngói xanh. Như vậy đây có thể là thời điểm đổi mới giữa cái cổ kính và cái hiện đại trong phố cổ Hà Nội. Bên cạnh những ngôi nhà nơi phố cổ ta vẫn bắt gặp những ngôi nhà với mái ngói nhiều màu chứ không phải chỉ là mái ngói thâm nâu mà nhạc sĩ Hoàng Hiệp trong bài hát Nhớ về Hà Nội đã nói. Khác với những bức tranh phố cổ Hà Nội khác của Bùi Xuân Phái. Ta thấy toàn những gam màu tối, rêu phong nhưng bức tranh này lại có gam màu sáng hơn. Như vậy đây là thời khắc giao mùa giữa cổ kính và hiện đại. Không biết là tác giả có thể hiện tác phẩm này trong thời điểm đất nước đổi mới không? Đây vẫn còn là một câu hỏi mà người viết chưa tìm ra được. Với giới hạn của bài viết người viết chỉ đi vào phân tích tác phẩm để hiểu thêm những gì ẩn chưa trong tác phẩm mà tác giả muốn nói.

3. TÌM HIỂU TRANH PHỐ CỔ HÀ NỘI CỦA BÙI XUÂN PHÁI
3.1. Đánh giá về bố cục tổng thể, phân khối, phân mảng màu
Đối với mỗi họa sĩ đều có những phong cách sáng tác khác nhau nhưng cái chung nhất chính là cảm xúc sáng tác trong mỗi con người. Chỉ có khác biệt là mỗi người tự cảm nhận nét đẹp của thiên nhiên khác nhau rồi qua đó thể hiện nơi tác phẩm của mình. Ngôn ngữ của tranh không thể ai xem cũng nhận ra được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn truyền tải. Chính vì thế mà tác phẩm của họ sĩ càng có ấn tượng vì mọi người thưởng thức tranh đều có những cảm nhận riêng. Dù bức tranh không có lời, cũng không giải thích nhưng với óc thẩm mỹ của họa sĩ cho ta thấy một Hà Nội xưa vẫn hiện lên rất đậm nét dù chỉ miêu tả bằng những ngôi nhà và những con người trong một buổi sáng.

Bức tranh là một tâm cảnh dạt dào tâm cảm, một thời khắc im lặng dặt dìu âm hưởng cho những ai đã từng sinh ra và lớn lên tại hà Nội. Đó là trái tim Việt Nam mà hang triệu người Việt dược mong một lần về thăm. Với Bùi Xuân Phái ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hình ảnh những con đường gốc phố đã im đậm trong trái tim ông. Ông nhìn Hà Nội đổi thay từng ngày, từng phút và hoài niệm về một Hà Nội cổ ngày xưa. Chính vì muốn lưu giữ lại một chút gì đó cho hậu thế vầ Hà Nội mà ông đã thể hiện tác phẩm một cách sống động.

Bức tranh được chia thành ba màu chính là xanh da trời, đỏ hồng và vàng, hai sắc trắng và đen, bên cạnh đó còn sử dụng khá nhiều màu sắc khác như nâu, xanh lá v.v…tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc với bốn mãng màu làm chủ đạo là xanh, nâu, vàng và trắng, làm cho bức trnah không bị đơn điệu mà rất sinh động. Bên trên là bầu trời là những mãnh màu xanh thiên thanh và từng đám may trăng bay lặng lẽ. Ta còn bắt gặp ở trên bầu trời nhiều mãng màu vàng nhạt tựa như ánh sáng của mặt trời xuyên qua những đám mây. Dựa vào yếu tố màu sắc của bầu trời trong tranh ta có thể đoán rằng họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ bức tranh này thể hiện một buổi sáng khoảng từ 9 giờ đến gần 11 giờ. Với gam màu sáng trên bầu trời tác giả thể hiện một buổi sáng êm ả vào thời khắc mọi người nhộn nhịp ra phố để làm lao động và làm việc. Điều này hoàn toàn có căn cứ vì phía góc dưới bên trái của bức tranh có nhiều người đội nón lá tay xách giỏ như đang vừa đi chợ về. Nó thể hiện cuộc sống của người Hà Nội trong lòng những con phố cổ.

Trọng tâm của bức tranh không rõ ràng vì có nhiều hình khối tuy nhiên ta thấy trọng tâm đổ về bên dưới và phía trái của bức tranh. Vì nơi đó có bóng dáng của con người và mọi hoạt động của những con người nơi đây là động cho nên sự chú ý tập trung tại đó. Bức tranh không diễn tả một buổi chợ hay một buổi tan chợ tịa phố cổ Hà Nội xưa mà chỉ phát học có những người phụ nữ đi chợ về. Điều này cũng cho ta biết đây là thời điểm thanh bình nên việc họp chợ diễn ra rất nhộn nhịp. Thể hiện điều đó là rất nhiều phụ nữ được tác giả vẽ với những động tác vội vàng bước đi lao người về phía trước. Dù là ở Hà Nội nhưng nhìn hình ảnh của những phụ nữ này ta cảm thấy vẫn còn đậm nét hình ảnh người phụ nữ nông thôn. Đây cũng chính là thời khắc giao thời giữa truyền thống và hiện địa của Hà Nội. Tác giả đã đưa những hình ảnh rất thực, rất bình dị của cuộc sống Hà Nội vừa mang tính chất thành thị nhưng cũng xen lẫn nét nông thôn Việt Nam. Như vậy lúc này đã có sự dung hòa giữa nông thôn và thành thị. Vì có thể có nhiều người từ nông thôn ra Hà Nội để sinh sống, và nét văn hóa của nông thôn vẫn phản ánh trong cách ăn mặc, cách đi lại của những phụ nữ này trong ảnh. Ta cũng bắt gặp những người già lưng còng nhưng vẫn mạnh mẽ bước đi trên con đường trong lòng phố Hà Nội. Chính vì thế mà ta có thể thấy được một nhịp sống nhộn nhịp nơi phố cổ Hà Nội lúc bấy giờ.

Điều đáng chú ý ở tác phẩm này là những ngôi nhà nằm nghiêng nghiêng trong khu phố cổ. Với những ngôi nhà với mái ngói thâm nâu, tường phủ rêu phong nằm lặng lẽ gợi lên cho ta cảm giác đây là một khu phố cổ yên tỉnh. Nhưng không! Bên cạnh những ngôi nhà cổ đó vẫn có những ngôi nhà mới với mái ngói màu như xanh dương, tường sơn trắng và cửa sổ xanh. Hình ảnh những ngôi nhà cổ và những ngôi nhà mới nằm kề bên nhau cho thấy phố cổ đã có những cái hiện đại không còn đmạ chất cổ như ngày xưa. Phía xa xa ta vẫn bắt gặp những cao ốc mới mọc lên cho thấy Hà Nội đã khởi sắc. Một ngày mới bắt đầu với những vầng mây sáng trên bầu trời bên những căn nhà cổ kính xen lần những ngôi nhà hiện đại và dòng người tấp nập thì đây quả là một Hà Nội đang trên đường phát triển. Ta có thể thấy tâm trạng của tác giả có một chút gì đó hoài cổ, nuối tiếc những gì xa xưa khi thấy những ngôi nhà trong phố cổ không còn giữ được nét cổ kín nữa. Nhưng tác giả cũng vui mừng hân hoan khi có những cao ốc mọc lên và dòng người về đây đông đúc tạo nên một Hà Nội sôi động hơn để cùng phát triển với đất nước và vươn ra thế giới. Nhưng lúc này sự thay đổi chưa nhiều. Có thể thay đổi về vật chất như những ngôi nhà nhưng về văn hóa vẫn giữ được một Hà Nội xưa, bên cạnh đó một chút chân quê của những người ở đây vẫn còn đậm nét.

Nhìn trong tổng thể của bức tranh ta thấy không có một không gian trống, đường phố thì nhỏ, những ngôi nhà lại chen chút nhau tạo nên một không gian chật chội, ngột ngạt. Cho thấy tâm trạng của tác giả cũng ngôn ngang giữa sự đông đúc của đô thị Hà Nội khi con người từ các thời khác về đây. Sự tập trung đông dân cư sẽ mất đi vẻ đẹp vốn thơ mộng của Hà Nội. Tuy nhiên chắn ngang bức tranh là một trụ điện, điều này thể hiện sự đổi mới đem đến cho con người tiện nghi hơn nhưng làm mất mỹ quan của đường phố cổ Hà Nội.

Tác giả yêu Hà Nội, yêu những nét cổ của Hà Nội nên khi có sự đổi mới tác giả cũng có cảm giác buồn nhưng cũng cảm thấy vui khi sự đổi mới của xã hội nơi đây. Điều này thể hiện trong ảnh qua những mảng màu nâu đen và trắng trên những mái ngói, tường nhà vừa có cảm giác nặng nhưng lại có cảm giác nhẹ nhàng. Bên cạnh đó màu xanh hơi trắng của cột trụ điện cũng nói lên rằng đây là nét mới của Hà Nội. Màu xanh trắng rất nhẹ nhàng nó thể hiện một cái gì đó rất mới. Theo người viết cảm nhận rằng có thể lúc này tại Hà Nội mới bắt đầu có điện nên tác giả đã vẽ trụ điện ấy chắn ngang nhưng lệch về bên trái. Đó chính là trọng tâm của bức tranh làm cho người thưởng thức bị cuốn hút vào đó. Ngoài ra dưới cột điện đó là nhiều người đang có những hoạt động làm cho bức trnah càng thêm sống động.

3.2. Đánh giá về đường nét, mối tương quan các đường nét trong bố cục chung
Trong tác phẩm với đường nét thẳng là chủ đạo. Có rất nhiều đường thẳng kết nối lại với nhau tạo nên nhiều hình khối đa dạng, xen lẫn những đường cong từ những mái nhà, những con đường đã tạo nên một không gian chật chội. Với nhiều đường nét trong bố cục đã tạo nên một bức tranh sống động chứ không phải tĩnh lặng. Điều này cũng nói lên rằng, sự đổi mới cũng tạo nên một xã hội nên phố cổ càng sôi động hơn nhưng cũng bề bộn hơn và diện tích sinh hoạt của con người cũng bị thu hẹp. Khác với nông thôn Việt Nam, mỗi nhà đều có sân hay vườn tạo nên một không gian trống. Điều đó giúp cho con người thoải mái hơn, không khí thoáng đảng hơn, nhịp độ sống êm ả hơn. Trong tranh ta thấy sự bê tông hóa ở phố cổ Hà Nội đã dần chiếm gần hết cả không gian. Đến nỗi không có một cây xanh nào trong tác phẩm mà chỉ thấy những căn nhà san sác nhau. Những đường phố cũng hẹp lại tạo nên một sự chen chút giữa nhà và đường. Chính trong những đường nét mà tác giả đã phát học ta thấy được một Hà Nội chật chội, ồn ào mất dần đi không gian lãng mạn vốn có của Hà Nội trước kia.

Tuy nhiên, xem tranh người thưởng ngoạn như đang hòa nhập vào một Hà Nội mới với cuộc sống nhộn nhịp hơn, sôi động hơn. Bên cạnh đó sự phát triển của Hà Nội ngày càng có chiều hướng đi lên. Như vậy xen lẫn giữa cổ kính thì những nét hiện hiện đại vẫn đnag hình thành trong tranh phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái. Có thể tác giả miêu tả hiện thực với tâm trạng hoài cổ của phố cổ khi các yếu tố hiện đại xâm nhập nhưng bên cạnh đó là tâm trạng hân hoan khi chọn phong nền cho ngôi cao ốc màu vàng nhạt. Nó thể hiện tâm lý vui vẻ, dể chịu vì sự phát triển của phố cổ đã có những bước tiến mới.

3.3. Đánh giá về hình khối, mối tương quan vị trí các khối trong cấu trúc ẩn của hình
Khi nhìn vào bức tranh, thị giác của chúng ta tự định hình qua hai trục thẳng góc nhau. Trục ngang (trục hoành) và trục đứng ( trục tung). Giao điểm của hai trục này có lực hút thị giác mạnh nhất và có xu hướng hút các hình thể trong cùng không gian về với nó. Như vậy, theo cảm nhận thị giác của người viết thì trọng tâm là mảng hình khối của những ngôi nhà, mà điều cần chú ý ở đây là cái mái nhà và từờng nhà nằm trong cấu trúc ẩn của bức tranh, nó có xu hướng không hút về tâm. Còn lại các khối hình khác nằm ngoài cấu trúc ẩn thì hướng ra ngoài. Bố cục không tập trung vào chính giữa bức tranh mà có khuynh hướng hướng ra ngoài theo hai bên. Tuy nhiên trọng tâm của bức tranh lại tập trung ở bên trái và lệch xuống dưới.

Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, khối hình nặng hơn không hút về tâm, thể hiện cho cái Động. Đồng thời, có những khối hình này lại nằm ngay trên trục chính của bức tranh thể hiện cái Tĩnh, nhưng với khối hình của cột điện lại là hình trụ mà lại hướng lên trên nên càng thể hiện cái Động. Bên cạnh đó nhiều khối hình nằm bên ngoài lệch về hai phía những rõ rệt nhất là bên trái. Về điểm tập thị giác nhiều nhất là những người phụ nữ trong bức tranh. Chính những hoạt động của họ đã tạo nên một bức tranh Động. Điều này thể hiện cuộc sống sôi động nơi phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái. Những người dân chân chất, luôn sống với nội tâm buồn bã với một đời quanh quẩn bên cái nghèo nhưng cũng đang dần tiếp thu những điều hiện đại.

3.4. Đánh giá về màu sắc, các tương quan màu sắc trong cấu trúc toàn cảnh
Nhìn tổng thể bức họa ta thấy rõ họa sĩ Bùi Xuân Phái không có gam màu chủ đạo chính mà rất nhiều gam màu như xanh, vàng, nâu, đỏ, sắc đen và trắng. Tùy theo tâm trạng, bối cảnh của cuộc đời ảnh hưởng đến tác giả muốn gởi gắm qua các tác phẩm của mình. Mỗi một bức họa là một thông điệp riêng, là mang những tâm trạng khác nhau. Trong tác phẩm phố cổ Hà Nội này của Bùi Xuân Phái có vẻ sáng hơn những tác phẩm về phố cổ của ông đã vẻ. Sự sáng sủa thể hiện nhiều ở màu xanh và sắc trắng, hai gam màu này vừa thể hiện sự nhẹ nhàng, thoải mái vừa tạo nên vẻ mới mẻ. Với gam màu nâu và sắc đen tạo một sự cổ kính, rêu phong trái ngược với màu vàng và sắc trắng. Bên cạnh đó màu vàng đã tạo nên một cảm giác trung tính tạo cho bức tranh có nhiều màu sắc nhiều cảm giác khác nhau. Như vậy tạo nên một bức tranh đa dạng về màu sắc, phức tạp về hình khối và đa chiều về sự cảm nhận của nhìn.

3.5. Đánh giá về tính đa nghĩa của cấu trúc tổng hợp các yếu tố cấu thành
Bùi Xuân Phái là một bậc thầy về tranh phố cổ Hà Nội. Ông đã từng nhận nhiều giải thưởng khác, song sự ghi nhận lớn lao nhất mà ông giành được không chỉ ở các giải thưởng, mà ở một cái tên mà xem ra cả nước Việt Nam đều biết: Tranh “Phố Phái”. Bởi nó luôn tồn lại trong hoài niệm của rất nhiều người (dù có là người Hà Nội chính gốc hay không), dù thành phố đổi thay bao nhiêu, song những nơi gợi lại bóng hình trong tranh “Phố Phái” vẫn là nơi chứa chan rất nhiều những luồng cảm xúc. Về bố cục sắp xếp trong tranh của ông như là có sự cố tình, nhấn mạnh hình thể chính của bức họa. Hình thể chính đó lại được đẩy ra xa trục của tâm tiến về cái động, trong cái động thể hiện tính tĩnh của hình thể khi được đặt trên các trục ẩn. Hướng của bức họa đi từ trên xuống, tuy nhiên điểm tập trung lại thiên về phía dưới bên trái. Đó chính là sự đối nghịch của bức tranh không theo hướng quen nhìn của thị giá. Màu sắc trong tranh có gam màu sáng thể hiện sự nhẹ nhàng bên cạnh đó còn có cả gam màu tối tạo cảm giác nặng nhưng bên cạnh đó còn có gam màu vầng thể hiện sự trung tính. Bức tranh với nhiều gam màu tạo cho người xem có nhiều cảm giác, nhẹ nhàng có, nặng nề có nhưng ta vẫn thấy màu sáng vẫn chiếm ưu thế hơn.

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU BỨC TRANH
Với một tác phẩm nghệ thuật dù là văn chương hay âm nhạc hoặc hội họa thì sự thưởng thức và cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Sự khác nhau do khả năng cảm nhận của từng người thông qua các giác quan một cách chủ quan. Sở thích của mỗi người và gu thẫm mỹ cũng là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó các yếu tố khách quan như môi trường xung quanh khung cảnh mà người thưởng thức đang sống sẽ có ảnh hưởng đến sự cảm nhận.

Đối với bài nghiên cứu này người viết với cảm nhận riêng tư của mình để nhận xét, điều đó không tránh được sự chủ quan khi phân tích và đánh giá chưa chuẩn xác với ý đồ của tác giả. Phần vì chưa tìm hiểu rõ sự ra đời của bức tranh nên không tránh khỏi sự sai lệch. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm mà người viết đã rút ra từ việc nghiên cứu bức tranh này. Hy vọng đây sẽ là bài học quý báu trong những lần nghiên cứu tiếp sau.

KẾT LUẬN
Cuộc sống thay đổi từng ngày, con người thay đổi từng giây thì Hà Nội cũng sẽ thay đổi theo năm tháng. Nhưng ta thiết nghĩ đối với tranh của Bùi Xuân Phái thì những dấu ấn về Hà Nội một thời trong ký ức của những người con Hà Nội nói riêng và những người con Việt Nam nói chung đều luôn luôn khắc ghi. Hai tiếng Hà Nội nghe sao mà chan chưa yêu thương đến thế, nghe sao xao động đến thế và càng hoài tưởng hơn khi nhìn những bức tranh về phố cổ của Bùi Xuân Phái đã vẽ. “Mộc mạc thôi mà nghe sao bồi hồi, mộc mạc thôi mà bâng khuâng nhớ mãi”. Người xem tranh chắc hẳn sẽ không quen một Bùi Xuân Phái với lối vẽ mộc mà mà lắng sâu tình cảm với những mảng màu hình khối sống động như muốn níu kéo lại những gì đã qua. Có thể nói Bùi Xuân Phái đã vẽ nên một Hà Nội nên thơ, đầy tính nghệ thuật hay một Hà Nội đã làm nên tên tuổi của họa sĩ Bùi Xuân Phái đến nỗi người ta đặt tên những bức tranh Hà Nội ông vẽ là “Phố Phái”. Điều này chứng tỏ rằng trong ông đã mang đạm tình yêu Hà Nội trên những tác phẩm tác phẩm của mình và ông đã mạng đó vào trong tâm thức để tranh của mình mang tên của mình.

Một Hà Nội trong tác phẩm của ông đã làm cho những con người Việt Nam yêu hội họa và yêu dân tộc luôn luôn hướng về với tất cả tình yêu và hy vọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Ngọc, Tranh tết của Bùi Xuân Phái, Ông đồ và Lão say, báo Người Hà Nội
2. Trung Nghiêm, Hiểu thêm về họa sĩ Bùi Xuân Phái,
3. Bùi Xuân Phái, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
4. Mạnh Hà, Họa sĩ Bùi Xuân Phái những điều mới biết, www.buixuanphai.com
5. Trần Khánh Chương, Họa sĩ Bùi Xuân Phái vec Tháp Rùa, www.buixuanphai.com

Read more...

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Vì có Phật

Lá Thư Hiện Tại Cho Em số 3
Kính gửi Tăng Thân Hội Phật An Bằng
http://vn.myblog.yahoo.com/thichphapbao

Vì Có Phật
Một khi trái đất còn nguyên vẹn
Thì chúng ta còn nở một tim sen
Mỗi năm trái đất trên hành tinh càng ấm dần lên vì môi trường chưa thật sự hoàn thiện với những gì cuộc đời ban tặng. Từ các nguyên nhân cận và viễn, con người chưa nhận biết về mối nhân duyên tồn tại ở từng cá thể. Đó cũng là nguy cơ lây nhiễm tâm hành tạp nham tạo ra một nguồn khí thải thương tích bất hòa, chia rẻ lẫn nhau.
“Mê cố tam giới thành
Ngộ cố thập phương không
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ hữu Nam Bắc.”

(Mê nên thành ba cõi
Ngộ nên mười phương không
Xưa nay không có vật
Chỗ nào có Bắc Nam.)

Sau những lần hiểu thêm về những nghiên cứu vận hành của vụ trụ, có một nhà ảo thuyết cho rằng vòng quĩ đạo đất xanh sẽ biến hoại vào năm 2012 tạo thêm luồn ý thức giật dây khiến khoa họ ngoài không gian phải đánh tiếng lời đồn đoán ấy. Nhà học Phật cần đắm mình chiêm nghiệm về thế giới vô thường vô ngã bất nhị trong buổi đầu của thiên niên kỷ thứ 21 này. Ở đây không có tính bàn sâu vào cái lõi vật chất có – không nhưng chúng ta cùng nhìn nhận rằng các nguyên nhân việc trì hoãn bây giờ là từ ý bất tương đồng mà tự con người đã tạo hóa thành mối lạc quan phiền não ( vui trong phiền não) qua lớp nhãn quang gốc rễ sinh diệt cho từng mỗi tế bào nhiễm ô .

Ba cây làm chẳng Tăng Thân
Nhiều tâm kết tụ trở thành Di Sơn

Từ bản chất hệ quả thâm căn cố để về một đấng tối cao, về một hướng đi trước khoa học, làm cho những nguồn sống tương quan tương duyên đơn điệu bi lụy, đẩy lùi sự nhận thức không hơn không kém. Cái hí luận trái đất đổ nát vào giữa tháng 12 năm 2012, dẫn tới tính thuyết phục bị suy yếu về nhân cách, nguyên lý hiểu biết thương yêu và rồi người ta làm lu mờ thái độ bảo thủ, thi nhau chạy đua vào một không gian ảo không biết ngày mai là gì? Nếu nhà nghiên cứu Đạo Học Phật Giáo thì dễ chấp nhận đối diện câu chuyện viễn ly xuất thế gian cũng như những yếu tố hỗn loạn về mặt tâm lý lên cộng động người tu tập ví như một hạt cát đâu thể làm nên đống cát được.

“Có đời có đạo phương tiện cứu cánh Tục đế chơn đế , sắc sắc không không”
Trong khi hiện nay các tổ chức tôn giáo, các hội đoàn tâm linh thường có cử chỉ vừa thụ động vừa chủ quan, cứ bám đuổi theo một nhân tánh có khoản cách, tách hẳn ra ngoài đời sống hiện tại. Song cùng Đạo Phật lại đáp ứng tuyệt diệu vào tính khế cơ, thời vận của một xã hội khoa học đi trên mặt trái đất. Con Người Thế Tôn, cuộc sống đức Phật luôn luôn đề cao giá trị hàn gắn khổ đau và giúp chúng ta thiết lập cái nhìn đúng đắng chân thật phản quang tự kỉ “ nhìn lại để hỗ thẹn” Từ xưa tới nay Đạo Phật chưa bao giờ biệt lập ngoài cuộc đời và cho phép cá nhân hành hoạt theo phép tính trừ cộng nhân chia. Bởi vậy một tổ chức nào ra đời trong lòng xưng danh đó trước tiên cần tháo gỡ tâm hành riêng tư, suy tưởng đố kị và lạm dụng cá biệt hầu mong cỡi trói con đường Cư Trần Lạc Đạo già cỗi. Vì sao có thời gian , vì sao có Phật, vì Phật xuất hiện với lẽ đương nhiên ấy.

Ở lá thư số 1 năm 2005 viết cho cánh cửa tuổi thơ quê hương, tôi tha thiết mong mỏi dựng lại mái trường nuôi dưỡng tâm đạo cho các bạn trẻ, vì tình thương không chỉ bằng vôi với gạch, mà là bằng cả trái tim, của sự sống tinh thần hướng đạo.

ở đầu lá thư số 2 năm 2007, tôi viết tại Hà Nội thêm một lần nữa xin khoay tay trước thảm đen, lâu đài tiêu điều trên những nấm mồ. tôi luôn hoài bão ở tương lai những người trẻ quê hương có đời sống lành mạnh, được chuyển hóa bằng việc kêu gọi giáo dục tính Phật ngay từ nhỏ.

ở năm 2009, số ba tôi có may mắn viết tại Sài Gòn sau các biến cố Phật Giáo- Bát Nhã. Tôi cũng hy vọng Hội Phật tử, người trẻ An Bằng đồng lòng hiệp thông cùng chung một bước đường phụng sự và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp giải thoát của Đức Phật trong ngôi nhà phạm vũ hòa bình. Để cộng trú vào cuộc xây dựng tín tâm cho thế hế ngày nay.

Người xuất gia, không ngoài vấn đề tự độ và lợi tha nên tôi cũng hiểu rằng tùy cơ ứng phó, nhưng nếu chúng ta phụ thuộc vào sự áp đặt quá thì trở nên tha hóa nhàm chán cho nên mỗi lúc chúng ta cần phải cẩn trọng việc ứng xử thân hành, ái ngữ hành. Có thể do cách làm việc, sinh hoạt của chúng ta hơi nghiêng “bên kia, bên này” như một chiếc cầu không người đi, dòng sông trở nên buồn tối. Chính Phật đã dạy mỗi người hãy thắp sáng lên ngọn tâm đăng sẵn có.

Tỉnh thức vì có Phật, với những hành động, diễn biến xấu đi thì chúng ta cần biểu hiện tâm phận cỡi mở bao dung để tạo ra cơ hội bàn bạt thân ái cặn kẽ như anh em một nhà có Phật. hãy cùng bỏ qua những thị hiềm lỗi lầm của nhau, mở lòng tha thứ và nuôi lớn trách nhiệm có mặt của mình nơi Tăng Thân Hội Phật Tử. Để làm lớn mạnh chí hướng cao thượng bề dày vững chãi.

Thưa các bạn là người con Phật ! cụm từ TĂNG THÂN HỘI PHẬT TỬ là sự xích lại gần nhau giữa hai thế hệ lão thành uy nhiệm và trẻ trung hành sự đem lại cho quê hương đạo pháp thêm nguồn sinh khí mới ở phương trời từ bi cao rộng. Theo như đó chúng ta cùng chọn lựa ra những lối áp dùng Đạo Phật vào đời , những nhân sự đặc trách cho việc tổ chức sinh hoạt tu tập. nguồn Suối tươi mát đó sẽ thấm dần vào mỗi nhịp đập con tim lục hòa, lý tưởng đẹp của người Phật tử chân chánh. 2012 chúng ta không còn ngại bởi thiên tai, bởi có chánh niệm trước thảm họa sợ hãi kì thị vì hôm nay chúng ta đã có cách suy nghỉ trước vấn đề phương thức làm việc. Như vậy một lần nữa tôi mong thấy tương lai nơi các bậc tư tưởng lớn, những người có khả năng thấu tình đạt lý sẽ lái con thuyền đang trong vòm trời mưa bão và sớm thoát khỏi con đường lầy lội.
Chuẩn bút, thay lòng muốn nói.
Tỷ Kheo Thích Pháp Bảo

Read more...

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Quan điểm hiếu hạnh của Mâu Tử trong tác phẩm Lý Hoặc Luận

DẪN NHẬP
Trong cuộc đấu tranh và phát triển đầy cam go gian khổ, nhưng cũng đầy hào hùng hoành tráng của dân tộc ta, mỗi khi lịch sử bước vào những giây phút thử thách gay gắt quyết liệt sống mái với kẻ thù, những khuôn mặt anh tài luôn luôn xuất hiện đứng ra gánh vác trách nhiệm, góp sức đưa con thuyền dân tộc đến bến vinh quang. Vào cuối thế kỷ thứ II, dân tộc ta đang đối đầu với viễn cảnh có thể vĩnh viễn bị đồng hóa vào nền văn hóa Trung Quốc, thì một khuôn mặt anh tài đã ra đời, đó là Mâu Tử cùng tác phẩm Lý hoặc luận nổi tiếng của ông.

Lý hoặc luận từng là một tác phẩm lý luận gối đầu giường của người Phật giáo ở Viễn Đông, mà cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với lịch sử dân tộc ta, nó là một tác phẩm lý luận có một vị trí xung yếu. Từ những năm 1096, Thông Biện khi trình bày lai lịch của Phật giáo nước ta cho thái hậu Ỷ Lan, dẫn lời của Đàm Thiên, đã nói tới Mâu Bác và Khương Tăng Hội như hai đại biểu tôn giáo đầu tiên ở nước ta. Đến thời cận đại, thiền sư Pháp Chuyên (1726-1798) khi viết Tam bảo biện hoặc luận, tuy chủ yếu dựa vào Chiết nghi luận của Tử Thành, đã xa gần nói đến Mâu Tử. Đặc biệt đến đầu thế kỷ XX, khi Trần Văn Giáp giới thiệu về ông như một trong những nhà truyền bá đạo Phật đầu tiên ở Việt Nam, Mâu Tử trở nên quen thuộc không những đối với học giới, mà còn đối với bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên, đó cũng là khởi điểm của vấn đề Mâu Tử.

Trong Lý Hoặc Luận của Mâu Tử có nhiều tư tưởng nhưng về tư tưởng hiếu đạo, ta biết có sự khác biệt cơ bản giữa tư tưởng hiếu đạo của người Việt Nam và hiếu đạo của người Trung Quốc. Phật giáo ngay từ khi du nhập vào nước ta, tự thân của nó đã hòa nhập với đạo lý truyền thống dân tộc và trở thành nếp sống đạo đức hướng thượng của người dân Việt Nam từ xưa cho đến nay. Trong đó hiếu hạnh được xem là hạnh đứng đầu trong muôn hạnh. Bởi vì Phật dạy “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Tuy nhiên, quan điểm hiếu hạnh xưa nay có nhiều kiến giải khác nhau. Quá trình giao lưu văn hóa giữa nước ta và Trung Hoa, Ấn Độ vào thời Phật giáo du nhập diễn ra liên tục. Vấn đề là các quan điểm hiếu hạnh của các hệ tư tưởng khác nhau khi vào nước ta, được cộng đồng người Việt tiếp biến như thế nào để thích ứng với nhãn quan, nếp sống trong truyền thống hiếu nghĩa của dân tộc. Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Quan điểm hiếu hạnh của Mâu Tử trong tác phẩm Lý Hoặc luận”.

Trong phạm vi giới hạn của bài viết chỉ nói đến quan điểm của Mâu Tử trong tác phẩm Lý Hoặc Luận để thấy sự khác biệt giữa quan đểm hiếu hạnh của Nho giáo và Phật giáo như thế nào.

Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích những sự kiện hay thông tin có sẵn mà phân tích chúng để đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài.

Mong rằng với bài viết này sẽ đóng góp một phần nào làm rõ đề tài vì trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc luôn luôn song hành. Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và cũng là nét riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị đệ tử truyền thừa trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian vẫn không làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ấy. Một trong những tác phẩm đầu tiên của Phật giáo tại Giao Châu lúc bấy giờ được một người Trung Hoa viết đó là Lý Hoặc Luận của Mâu Tử đã làm nên một dấu ấn lịch sử của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đầu Phật giáo mới du nhập vào nước ta.

NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM LÝ HOẶC LUẬN
1.1. Đôi nét về Mâu Tử
Mâu Tử tên thật là Mâu Bác, người Hán, ở Thương Ngô vùng Lưỡng Quảng thuộc Trung Hoa. Ông là người đầu tiên của Trung Hoa viết về sách của đạo Phật. Tìm trong các sách sử, kể cả trong Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên không thấy đề cập đến Mâu Tử. Có thể sách sử lúc bấy giờ ít quan tâm tới vấn đề tôn giáo hoặc do những tài liệu ghi chép về Mâu Tử không nhiều cho nên không biết chính xác năm sinh và mất của Mâu Tử. Theo Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thác[1], Mâu Tử có thể sinh khoảng những năm 160-165 và viết Lý Hoặc Luận vào năm 198, vì rằng Mâu Tử có thể sống tiếp tới những năm 220 đến 230 và góp phần mình vào việc đào tạo những lớp người kế thừa mới, trong đó có Khương Tăng Hội và Đạo Hinh. [2]

Cũng theo Lê Mạnh Thác, có một số trích văn của Lý hoặc luận hiện còn tồn tại trong các tác phẩm khác và cho tập hợp lại ở cuối bản dịch cùng bản của Hoằng Minh tập, từ đó có biết phần nào bối cảnh chính trị, văn hóa và học thuật thời Lý hoặc luận xuất hiện. Các sách Tùy Chí và Ðường Chí đều có nói đến sách này của Mâu Tử. Riêng sách Tùy Chí lại còn chua thêm: "Hán thái úy Mâu Dung soạn". Sách này đã lầm thái úy Mâu Dung thời Chương đế (tự là Tử Ưu) với Mâu Tử thời Linh Ðế. Theo ông Pelliot có nói rõ về điểm này trong một bài đăng trong Toung Pao[3] về bài tựa của sách Lý Hoặc Luận dẫn lời của Mâu Tử cho rằng: “Mâu Tử tôi đối với kinh truyện và chư gia, sách lớn sách nhỏ không sách nào không mê. Tuy không thích binh pháp, nhưng cũng đọc sách binh pháp. Tuy đọc sách thần tiên bất tử nhưng không tin thần tiên bất tử, cho đó là chuyện hư đản. Sau khi vua Hán Linh đế băng hà, thiên hạ nhiễu loạn, chỉ có Giao Châu là yên ổn, các bậc dị nhân phương Bắc đều tới đây, phần lớn đều tin theo thuật thần tiên tịch cốc trường sinh. Hồi ấy có nhiều học giả, Mâu Tử thường lấy ngũ kinh ta vấn nạn, các đạo gia và thuật sĩ không ai đối đáp cho xuôi được, cũng tỷ như Mạnh Kha cự lại với Dương Chu Mặc Ðịch. Trước kia Mâu Tử cùng mẹ tới tị nạn ở Giao Chỉ, năm 26 tuổi về quê Thương Ngô cưới vợ. Thái thú Sĩ Nhiếp nghe có chút học thức, tới mời nhận một chức vụ. Hồi đó tuổi vừa lớn, lòng chuyên về việc học, lại thấy đời loạn lạc không có ý muốn ra làm quan, cho nên tôi từ chối không đến.”. Theo lời của ông Pelliot, chúng ta có thể bác bỏ luận điểm trong sánh Tùy Chí là Mâu Tử không phải là thái úy Mâu Dung, vì Mâu Tử không muốn ra làm quan khi nhận được lời mời của thái thú Sĩ Nhiếp.

Trong bài tựa của sách Lý Hoặc Luận ông thừa nhận mình là người giỏi văn chương và đam mê đọc sách chứ chưa bao giờ làm quan. Lúc còn trẻ Mâu Tử là người uyên thâm nên Sĩ Nhiếp từng mời ra làm quan nhưng Mâu Tử từ chối: “Vì châu mục cảm tài học thấy chưa có chức phận muốn giao cho một chức quan nhưng tôi cũng cáo bệnh không đi…” Trong Tùy Chí và Hoàng Minh Tập đều nói Mâu Tử làm quan đến chức thái úy hay thái thú nhưng trong bài tựa ông nói không làm quan ở Giao Châu do Trung Hoa cai trị thời đó.

Theo bài tựa Lý Hoặc Luận, chính những tao loạn của thời thế đã làm cho Mâu Tử thấm nhuần được tư tưởng của Lão Tử nói về nguyên tắc "tuyệt tánh khí trí" mà ngày xưa ông không hiểu, chỉ vì ông đã đọc với trí năng mà không có kinh nghiệm sống. Vì ông đã đọc hết sách Lão, bây giờ không còn chuyện học Lão nữa mà là chuyện chiêm nghiệm về Lão. Có học thì là học Phật, và trong lúc học Phật, từ ngữ và tư tưởng Lão đã giúp ông đi vào Phật học một cách mau chóng. Và cũng chính vì biết rộng về Lão Giáo và Khổng Giáo mà ông có thể trình bày đạo Phật cho những người theo đạo Lão và Khổng một cách dễ dàng và hữu hiệu.

Ông cưới vợ năm 26 tuổi, và bắt đầu học Phật vào khoảng từ năm 30 tới năm 35 tuổi. Mâu Tử đã xuất gia sau khi xâm nhập vào Phật lý hay không? Ðiều này ta chưa thể quả quyết được. Cái tên Mâu Tử hay Mâu Bác có thể là một pháp danh [4]. Ðoạn kết của Lý Hoặc Luận cho ta cảm tưởng Mâu Tử là một Sa Môn, bởi vì theo đoạn này người đối thoại với ông, sau khi được thuyết phục, đã lạy ông và "xin thọ ngũ giới làm ưu bà tắc”.

1.2. Bối cảnh ra đời của tác phẩm Lý Hoặc Luận
Lý là xử lý, Hoặc là mê lầm, Lý Hoặc Lận là luận để xử lý, giải thích những mê lầm, những sai lầm của một số người đương thời đối với Phật giáo mà cụ thể là một số tri thức gia của Nho giáo và Lão giáo. Tác phẩm được viết dưới hình thức vấn đáp, đó là một thể tài thường được các luận sư Phật giáo Ấn Độ thời bấy giờ thường dùng.

Vào thế kỷ thứ 2, đạo Phật Ấn Độ bắt đầu phân phái thành nhiều nhánh nhỏ, do đó ở Ấn Độ xuất hiện từ 18 đến 20 bộ phái, từ đó nảy sinh hai bộ phái chính là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Vì sự thành lập nhiều bộ phái nhằm để giải thích rộng ra giáo lý của Đức Phật và giải thích chủ trương của hệ phái mình, mà những bộ phái của Phật giáo thời bấy giờ lúc buổi đầu thường mang tính chất tranh luận nên có người hỏi và người trả lời. Lý Hoặc Luận ra đời trong bối cảnh ở Ấn Độ có sự phân phái vì vậy mà Lý Hoặc Luận cũng bị ảnh hưởng từ những bộ luận của Phật giáo Ấn Độ nên theo thể tài vấn đáp, đó cũng là một trào lưu.

Sách này ngày nay được lưu giữ trong Hoằng Minh Tập do Tăng Hựu sưu tập và ấn hành vào thế kỷ thứ VI Tây lịch trong Đại Tạng kinh. Sách Tùy Chí và Đường Chí đều nhắc đến chứng tỏ rằng đây là một tác phẩm nổi bật trong giới thuật học Trung Hoa.

Trong cảnh rối ren, Mâu Tử đang ở Giao Châu, lúc đó có giới trí thức Nho, Lão đề cao trường sanh bất tử cũng mời ông cộng tác nhưng ông đã từ chối. Ông cho rằng đó là sự huyễn hoặc vì vậy ông bị giới Nho Lão phê bình. Ông dùng bút mực để nói lên những điều đang diễn ra trong xã hội nhiễu nhương: sự lộn xộn của Phật giáo Ấn Độ do có nhiều tông phái xảy ra những bất đồng về tư tưởng, nhà Hán thì tranh chấp chính quyền thì trong lúc đó chỉ có Giao Châu là được bình yên. Vì vậy mà giới thí thức Nho giáo và Lão giáo đã tranh thủ mời ông.

Ông nói: “Bèn nài chí theo đạo Phật, cũng nghiên cứu Lão Tử lấy huyền diệu làm rượu ngon, lấy Ngũ Kinh làm đàn sáo.”. Người thế tục đa số không biết cho rằng Mâu Tử đã phản lại Ngũ Kinh mà đi theo dị đạo. Thực ra nếu mở miệng tranh luận với họ thì cũng là phi đạo mà im lặng thì tưởng chừng như bất lực. Bèn lấy bút mực dẫn lời thánh hiền mà chứng giải điều mình nghĩ. Đó gọi là Mâu Tử - Lý Hoặc Luận.

Thiền uyển tập anh_3 coi như là tác phẩm đầu tiên nhắc tới Mâu Tử. Trong truyện Thông Biện, nhân trả lời câu hỏi của thái hậu Ỷ Lan về lai lịch của Phật giáo Việt Nam, Thông Biện đã dẫn lời của Đàm Thiên và nhắc đến Mâu Bác và Khương Tăng Hội. [5]

Như thế, Mâu Tử - Lý Hoặc Luận có một vị trí quyền uy trong học giới qua việc nó được dẫn dụng một cách rộng rãi trong Phật giáo.

1.3. Nội dung tác phẩm Lý Hoặc Luận
Lý Hoặc Luận là một tác phẩm luận dưới hình thức vấn đáp, một thể tài văn học khá phổ thong thời bấy giờ. Gồm 13 chương tương đương 37 phẩm Đạo đức kinh, tương đương 37 phẩm trợ đạo của Đạo Đế trong giáo lý Tứ Đế của đạo Phật. Ông quan niệm đạo Phật thiên kinh vạn quyển không ngoài 37 phẩm trợ đạo mà thành Phật, bên cạnh đó 37 phẩm Đạo đức kinh của Khổng Tử cũng không nhằm mục đích giúp con người trở thành người tốt. Ông mượn lời thánh hiền dần dần chứng giải những điều mình nghĩ. 37 chương điều này dùng để trả lời những vấn nạn của những người theo Lão giáo và Nho giáo về Phật giáo lúc bấy giờ.

Trong tác phẩm, ông không giới thiệu Đức Phật là một nhân vật vật lịch sử mà chủ yếu giới thiệu Đức Phật là một nhân vật huyền sử (nghĩa là dựa vào cốt lõi của lịch sử mà thêm dấu ấn của huyền thoại), nhân vật huyền sử này có nhiều phép lạ thần thông. Quan điểm của Mâu Tử giới thiệu Đức Phật Đại thừa chứ không phải Đức Phật Nguyên thủy. Phật thể Đại Thừa xuất phát từ tâm thức của con người. Hình ảnh Đức Phật đó sâu xa huyền diệu như nước biển sâu không đáy, không thể dùng tư duy hay lời lẽ biện luận được. Mâu Tử cũng xác định rõ vị trí của nước Ấn Độ, ông bác bỏ quan điểm của Nho giáo rằng Trung Hoa nằm ở vị tí trung tâm của vũ trụ và Trung Hoa là nơi làm chủ thiên hạ (tư tưởng Đại Hán), thay vào đó Mâu Tử khẳng định Ấn Độ chính là trung tâm của trời đất mang bản chất hiền hòa. Ông viết: “Phật sở dĩ sanh Thiên Trúc thiên địa chí trung xứ, kỳ trung hòa giã.”. Nghĩa là: Đức Phật sở dĩ sanh ra ở Thiên Trúc vì đó là trung tâm của trời đất, là nơi con người có bản bản tính hiền hòa.”.

Mâu Tử cũng lập luận và ca ngợi tính sâu xa của đạo không thể nào lấy tư duy và ngôn ngữ thế gian để mà soi thấu được. Ông dùng ngôn ngữ của Lão giáo để nói về đạo Phật: “Đạo ấy buộc lấy không có đằng trước, muốn theo đi không có đằng sau, giỡ lên không có ở trên, đè xuống không có ở dưới.” ,dựa vào lý duyên khởi và tánh không (không nắm bắt gì cả). Trả lời như vậy chứng tỏ Mâu Tử là người uyên thâm, trả lời về đạo Phật mà Nho giáo và Lão giáo không bắt chẹt đâu được “khiển chi vô tiền, dẫn chi vô hậu, cử chi vô thượng, ức chi vô hạ…”

Nho giáo đưa ra vấn đề kinh Phật quá nhiều (tam tạng kinh điển có hàng ngàn cuốn) trong khi đó đạo Khổng chỉ có năm quyển không quá tám vạn từ, trong khi đó kinh Phật có hàng ngàn cuốn “kim Phật kinh quyển dĩ vạn kế”. Nói đến kinh là nói đến chân lý, mà chân lý thì phải được đúc kết. Vậy kinh sách Phật giáo nhiều như thế liệu có phải là chân lý hay không? nhiều như thế có phải là gạch ngói cát sạn hay không? Với những câu hỏi này chứng tỏ rằng Phật giáo ở Giao Châu đến thời điểm này đã phát triển mạnh mẽ, học thuật Phật giáo được nâng cao nên có nhiều sách viết về đạo Phật và chân lý mà đạo Phật đề cập không phải nằm trên chữ nghĩa văn tự mà ở cốt lõi thực hành giá tị chân lý đó hay không mà thôi. Theo Mâu Tử: “chân lý nằm trong hiện thực cuộc sống, điều quan trọng của giá tị đó có được thực hiện hay không chứ không phải đưa ra bàn cãi.” Như vậy lúc đó Giao Châu là đất mà đạo Phật rất phát triển do các tăng sĩ Ấn Độ và Trung Á đến đây truyền giáo.

Vấn đề hiếu hạnh của Mâu Tử trình bày về sự hiếu của Phật giáo. Do Nho giáo cho rằng Phật giáo là không chủ trương hiếu hạnh, đa phần là bất hiếu. Vì tội bất hiếu của Phật giáo là Tăng Ni đi tu không ai nối dõi tông đường, đó là tội thứ nhất theo quan niệm của Nho giáo. Tội thứ hai: thân thể hình hài do cha mẹ sinh ra không được làm tổn hại. Vậy mà Tăng sĩ của Phật giáo đầu tóc cạo sạch, cạo chân mày, như vậy làm tổn thương hình hài do cha mẹ sinh ra là bất hiếu. Mâu Tử còn cho rằng: nếu làm việc đức lớn thì không nên câu nệ tiểu tiết cũng như việc cứu cha mẹ là đức lớn, còn những việc khác chỉ là tiểu tiết mà thôi. Đây cũng thể hiện tinh thần báo hiếu bằng con đường xuất thế gian của đạo Phật.

Trong tác phẩm Lý Hoặc luận của Mâu tử còn đề cập đến chuyện sanh tử, vô vi của các trí thức Nho gia đã chất vấn Mâu Tử. Những điều này đã được trả lời rành mạch bằng cách vận dụng những kiến thức sâu rộng của ông không những kiến thức Phật giáo mà còn cả những điển tích và luận lý của Nho giáo và Lão giáo để thuyết phục những câu chất vấn của họ đã đưa ra.

1.4. Thông điệp nội dung tác phẩm
Với tác phẩm Lý Hoặc Luận, Mâu Tử đã giải thích những suy nghĩ, những tư tưởng mê lầm, những mối nghi hoặc của giới trí thức Nho Lão trong thời Phật giáo mới du nhập. Bối cảnh bấy giờ Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo lớn của Trung Hoa đã du nhập vào nước ta trước qua con đường xâm lược còn Phật giáo là tôn giáo mới được những người thương buôn và tu sĩ Ấn Độ, Tây Á truyền sang nhưng lại được phát triển thịnh hành hơn. Có thể do sự đố kỵ nhau mà không thích những tư tưởng khác ngoài sự bành trướng của Trung Hoa với những đạo giáo của mình nên có ý công kích Phật giáo. Nhưng Mâu Tử đã khéo léo dùng lối trả lời của mình không chỉ dựa vào những điển tích của Trung Hoa mà còn dẫn lời của Khổng Mạnh và Trang Tử, Lão Tử… vào tác phẩm của mình để trả lời. Chứng tỏ rằng Mâu Tử là người uyên thâm không những Phật giáo mà còn uyên thâm cả Lão và Nho. Với sự uyên thâm ấy đã thuyết phục được những tư tưởng của Nho gia và Lão gia, làm cho đạo Phật càng có sức ảnh hưởng đối với xã hội lúc bấy giờ.

2. QUAN ĐIỂM HIẾU HẠNH CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ DU NHẬP
2.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh hiếu hạnh trong tác phẩm Lý Hoặc Luận
Truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa vốn xem đạo hiếu là lửa thiêng un đúc tinh thần gia tộc. Tinh thần hiếu hạnh ấy của người xưa được đề cao. Cho đến khi nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ, ảnh hưởng nền văn hóa Nho giáo và Lão giáo thì chữ hiếu càng đặt nặng. Phàm là người phải thờ cha kính mẹ bằng cách chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau về già hoặc lấy vợ gả chồng sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, tạo dựng cơ nghiệp làm rạng danh tiên tổ. Với chuẩn mực của xã hội phong kiến ảnh hưởng Nho giáo lúc bấy giờ thì hình ảnh những người tu sĩ của đạo Phật từ bỏ gia đình, sống không gia đình, khác với thường tình cho nên không tránh những sự đã kích. Những quan niệm đó đã được Mâu Tử lý giải trong Lý Hoặc Luận nhằm để giải thích quan điểm hiếu hạnh của người tu sĩ Phật giáo qua những hình ảnh bằng những câu chuyện xưa của Nho giáo và Lão giáo để chứng minh điều mà những người tri thức Nho, Lão đã chất vấn.

Ở đây chúng tôi xin trích nguyên văn câu 9 trong Tổng tập văn học của Lê Mạnh Thác[6]: “Hỏi: - Hiếu kinh nói: “Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ không dám hủy thương” - Tăng Tử lúc sắp mất, bảo: “Kéo tay ra, duỗi chân ra!” Nay sa môn cắt tóc, sao trái với lời dạy của thánh nhân, không hợp với đạo người con hiếu. Ông thường ưa luận phải trái, bàn thẳng cong, mà đi ngược điều thiện hay sao?” Quan niệm về hiếu đạo của người Trung Quốc là cha mẹ cực khổ khó nhọc mang nặng đẻ đau nuôi dưởng hình hài này khôn lớn, công ơn đó chưa ngày nào đền đáp được, vậy mà đi hủy hoại nó bằng cách cắt sạch tóc đi, làm như vậy là tổn thương đến công lao sinh dưỡng của cha mẹ như vậy là bất hiếu.

Người vấn nạn đã dựa vào lý lẽ trên bài bác Mâu Tử, thì Mâu Tử chỉ ngay: "Thái Bá cắt tóc, vẽ mình, tự theo tục của Ngô Việt, trái với nghĩa thân thể tóc da; vậy mà Khổng Tử ca tụng, cho có thể gọi là chí đức, Dự Nhượng nuốt than, sơn mình. Nhiếp Chính lột mặt, tự vẫn. Bá Cơ dẫm lửa, hạnh cao cắt mặt. Quân tử cho là dũng và chết vì nghĩa, không nghe ai chê là tự hủy hết".

Ở đây quan niệm đạo hiếu như trong Hiếu kinh như thế không thể nào phù hợp với ngay chính tập tục sống rất phổ biến cuả người Việt Nam vào thời Hùng Vương mà Tiền Hán đã ghi lại "Đất Việt nay là Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, đều là phần của Việt... xâm mình cắt tóc để tránh hại của giao long". Lúc bấy giờ ở nước ta dân thường ở trong nước, nên cắt tóc xâm mình, cho giống với con rồng, để không bị thương hại". Trong kinh Tu Đại Noa của Lục độ tập kinh 2[7] quan điểm về đạo hiếu này được công bố rõ ràng rằng: "Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của hạnh?”. Khi xác định đứng đầu mọi hạnh là việc "giúp nghèo cứu thiếu thương nuôi quần sanh", thì đây là một định nghĩa hoàn toàn mới về chữ hiếu, bởi vì theo Đỗ Khâm trong Tiền Hán thư thì "hiếu đứng đầu mọi hạnh của con người", và đây cũng là ý chính của Hiếu kinh, mà Tiền Hán thư đã dẫn: "Hiếu kinh nói: "Tính của trời đất, con ngưòi là quí. Hạnh con người không gì lớn hơn hiếu".

Trong khi đó, tư tưởng Phật giáo khi du nhập vào nước ta trong đó quan niệm hiếu hạnh không mang tính lý thuyết mà đề cao bằng hành động và thái độ sống để làm sao là một người con có hiếu nhưng vẫn hướng đến sự giải thoát khổ đau. Mục đích của hiếu hạnh là kết nối truyền sự yêu thương, hướng con người đi đến sự bình an nội tại, tìm hạnh phúc chân thật trong cuộc sống. Chủ yếu là áp dụng hạnh hiếu bằng thái độ và hành động đối với cha mẹ và những người quyến thuộc như thế nào để được lợi lạc. Việc xuất gia tu hành, cạo bỏ râu tóc, sống một đời sống không gia đình không chỉ tự hoàn thiện bản thân mà còn có khả năng báo hiếu cho cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ sống đúng chánh pháp, đưa đến sự an lạc, hạnh phúc.

Với trí tuệ của đạo Phật thì kiếp người đầy đau khổ, mà nỗi khổ lớn nhất là luân hồi tái sanh. Cho nên người xuất gia tu hành chân chánh có thể hướng dẫn cha mẹ và quyền thuộc hiểu được chân lý mà tu tập để giải thoát khỏi luân hồi. Đây mới là việc lớn thì đối với chuyện “cạo tóc”chỉ là những tiểu tiết mà thôi. Vả lại tập tục của người Việt lúc bấy giờ “cạo tóc xâm mình” từ thời Hùng Vương nên không thể bắt người Việt phải thực hành hiếu hạnh như Trung Hoa được. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng mà nếu bản sắc ấy mất đi xem như dân tộc đó không còn tồn tại. Như vậy việc cạo tóc của các tu sĩ Phật giáo không phải là việc để khẳng định họ có hiếu hay bất hiếu.

Với quan điểm này Mâu Tử trả lời: Trong sách Không Tử có khen một thần dân vào thời nhà Chu được vua ban thưởng. Có hai cha con trong một làng chài, cha thường ra biển ngồi khi có tâm sự. Một hôm, sẫy chân rớt xuống biển, người con tình cờ đi ra vớt cha lên, thấy cha chưa tỉnh nên đánh vào má cha, đè bụng cha cho nước. Như vậy có phải là bất hiếu không mà lại được vua khen. Mâu Tử còn cho rằng: nếu làm việc đức lớn thì không nên câu nệ tiểu tiết cũng như cha ngã xuống nước thì cứu cha là đức lớn, còn nắm chân kéo tay dốc đầu cha để cho nước trong bụng cha chảy ra hết để cứu cha thoát chết tất cả chuyện đó là tiểu tiết.

Do nói rằng Phật giáo là không chủ trương hiếu hạnh, đa phần là bất hiếu. Vì tội bất hiếu của Phật giáo là Tăng Ni đi tu không ai nối dõi tông đường, đó là tội thứ nhất theo quan niệm của Nho giáo: “Kìa phúc không gì hơn là nối dõi, bất hiếu không gì hơn là không có con trai. Sa môn bỏ vợ con, vất của cải, có người suốt đời không lấy vợ, sao mà trái với hạnh phúc đức và hiếu tử như thế? Tự khổ mình mà không có chi là kỳ, tự cực mình mà không có chi là lạ cả!”

Quan niệm nối dõi này mang hai đặc tính cần lưu ý. Trong cuộc đấu tranh để giữ gìn nòi giống của người Việt ta thấy: điểm thứ nhất, để bảo vệ sự tồn tại như một dân tộc, nền văn hóa, một nền đạo đức học thuật cần phải nối dõi, cần phải bảo vệ mà nếu không nối dõi được thì dân tộc không thể tồn tại với tư cách là một dân tộc được. Xuất phát từ quan điểm nối dõi như thế, người Việt không đi đến một chủ nghĩa nối dõi cực đoan mà người Việt sẵn sàng mở rộng đôi tay đón nhận những người từ dân tộc khác đến sống chung trở thành một bộ phận của dân tộc mình.

Đây là đặc điểm thứ hai của quan niệm thừa tự của người Việt là bởi vì địa bàn sinh tồn của họ, cụ thể là vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ vào thời xa xưa đã tồn tại những dân tộc khác. Cho nên, sự giao lưu về huyết thống giữa các dân tộc khác nhau tất phải xảy ra. Do đó, nếu chỉ dựa vào sự nối dõi theo quan điểm sinh vật học, thì người Việt đã không phát triển và hình thành được một cộng đồng dân tộc thuần nhất. Họ phải dựa vào một quan điểm khác để có sự thuần nhất ấy, đó là sự thuần nhất về mặt văn hóa và lối sống. Và như thế hạnh hiếu không chỉ là cơ sở cội nguồn của văn hóa tình người mà còn cơ sở thiết lập nền văn hóa vô ngã khi mà con người luôn giáp mặt khổ đau và tìm cách vượt thoát khổ đau. Do thế mà thấy nếu có đức lớn thì không câu nệ vào tiểu tiết. Sa môn vứt gia sản, không vợ con, không nghe đàn, không nhìn sắc, có thể bảo là đã nhường hết thì sao lại trái với lời Thánh không hợp đạo hiếu?

Rõ ràng Mâu Tử đã vận dụng tinh thần tùy duyên của giáo lý Duyên khởi để lý giải. Hiếu hạnh là sự thể nhập cuộc sống thực tiễn để trở thành nếp sống văn hóa ứng xử tình người mà trao cho nhau bằng tình thương thật sự, chứ không phải là học thuyết, giáo điều gì cả mà chấp chặt. Cho nên Mâu Tử cũng dùng ngôn ngữ, điển tích Thái Bá theo tục Ngô Việt, xác nhận tục này khác với tục Trung Hoa, nhưng người Trung Hoa vẫn có một số thành phần trong xã hội theo tục Ngô Việt được Thánh nhân Khổng Tử khen.

Để lý giải quan điểm của mình Mâu Tử nói: “Bên trái dài, thì bên phải ngắn, đằng trước lớn thì đằng hẹp. Mạnh Công Xước làm ông già nước Triệu, nước Ngụy thì tốt chứ không thể lấy làm đại phu cho nước Ngụy thì tốt chứ không thể lấy làm đại phu cho nước Đằng, nước Tiết. Vợ con, tài sản là vật thừa ở đời, thân sạch vô vi là huyền diệu của Đạo vậy. Lão Tử nói “Danh tiếng với thân mệnh, cái nào quí hơn? Lại nói “Thân mệnh với của cải, cái nào quý hơn? Hứa Do làm nhà ở trên cây, Di Tề chết đói ở Thủ Dương, Thuấn Khổng ca ngợi là bậc hiền, nói “Cầu đạo nhân được đạo nhân vậy”. Chưa từng nghe thấy chê là không có nối giòng, không có của cải. Sa môn tu đạo đức để đổi niềm vui của đời phù du, tu giải thoát làm an lạc thay cho nỗi hệ lụy phiền hà nếu có vợ con. Với quan điểm hiếu hạnh của Nho giáo về vấn đề nối dõi tông đường đã được Mạnh Tử xiển dương mạnh mẽ với câu nói “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” đã tác động khá mạnh vào tâm thức người Trung Hoa xưa nay. Cho nên, ta chẳng ngạc nhiên gì giới Nho gia thắc mắc về vấn đề người Phật tử xuất gia, sống đời sống không gia đình làm sao có đủ nhân duyên báo hiếu. Thực ra, xuất gia theo Mâu Tử là người có khả năng báo hiếu một cách trọn vẹn nhất, nó cũng lý giải vì sao thông điệp Phật giáo về con đường sống đạo thời du nhập đưa ra: “Ở trong nhà là báo hiếu cha mẹ, ra ngoài xã hội là giúp nước, ngồi một mình thì hoàn chỉnh bản thân” như điều điều 4 Lý hoặc luận ghi.

Vậy là Phật giáo thời du nhập đã thể nhập hiếu hạnh vào lối sống người dân nước ta phù hợp với truyền thống hiếu hạnh của dân tộc. Nếu Phật giáo xác định việc xuất gia là thể hiện là đời sống biết yêu thương chúng sinh như con đẻ của mình thì lo gì không có sự yêu thương giữa những người ngoài tính huyết thống gia tộc. Theo quan niệm của đạo Phật tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay đều là quyến thuộc của ta, bên cạnh đó truyền thống người Việt đều là con mẹ Âu Cơ và cha già Lạc Long Quân trong ý niệm “đồng bào”, hẳn nhiên mọi người sẽ được hạnh phúc an lạc.

Đây cũng là cơ sở lý giải cho tại sao thời hiện đại quan điểm hiếu hạnh của nhân dân ta được vận dụng vào thực tiễn để xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.2. Sự khác biệt về quan điểm hiếu hạnh giữa Nho giáo và Phật giáo
Nước Việt ta từ xưa đến nay chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa mà đặc biệt là văn hóa tôn giáo, sự du nhập của Nho, Lão và Phật giáo đã tạo ra một nền văn hóa đa dạng của người Việt mà trong những văn hóa được đề cao nhất ấy là quan điểm hiếu hạnh. Mỗi tôn giáo có đặc trưng riêng của tôn giáo mình và quan điểm về hiếu hạnh cũng không tương đồng. Chính vì thế mà trong tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mâu Tử đã phải giải thích cho các trí thức Nho gia lúc bấy giờ hiểu quan điểm hiếu hạnh của Phật giáo.

Trong Kinh Thi của Nho giáo đã không ngần ngại tuyên ngôn “Hiếu đạo” là cơ sở thiết lập, mở đầu văn hóa tình người một cách thiết thực mà ai cũng có thể cảm nhận: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Cha sinh ta ra, mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo đáp ân sâu, khác nào trời cao khôn lường). Rõ ràng, cội rễ văn hóa con người được kết tinh bằng tình thương cha mẹ dành cho con cái. Cho dù bạn là ai, từ đâu đến, tất cả đều không ra khỏi cuộc hành trình bất tận mà phụ mẫu đã đi qua mà kinh điển xưa nay đúc kết thành chín chữ “cù lao”: Sinh (đẻ ra), Cúc (nâng đỡ), Phủ (vuốt ve), Súc (nuôi cho bú mớm), Trưởng (nuôi cho khôn lớn), Dục (dạy dỗ), Cố (trông nom), Phục (xem tính tình mà bảo ban), Phúc (bảo vệ).

Con người thăng hoa nhờ sự nuôi dưỡng trong vòng tay của mẹ, sự nghiêm trì giáo dưỡng của cha mà cất bước chân đi vào đời, làm sáng tươi, tô điểm cho đời. Cho nên, chương đầu của Hiếu Kinh ghi nhận: “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Lập thân hành đạo, dương danh hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã” (Hiếu là căn bản của đức, giáo hóa từ chữ hiếu mà ra. Bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình, vì thân thể, tóc, da của ta có từ cha mẹ, nên không dám làm tổn thương đến. Lập thân hành đao, để lại được tiếng thơm muôn thuở làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ, đó là cái đích của đạo Hiếu). Thực tế ở đời, tất cả sự thành tựu của mỗi cá thể đều xuất phát từ tâm hiếu. Một người có hiếu thảo với mẹ cha thì mới có sự liên hệ thân thiện với những người xung quanh. Nói rộng ra, một người có tâm hiếu chí thành thì mới có sự hiếu để với cha mẹ, sự tôn kính với bà con dòng họ, sự kết nghĩa keo sơn của tình huynh đệ tỷ muội, sự chung thủy với người tình trăm năm, chung sống hòa thuận với làng xóm, thân thiện với cộng đồng xã hội.

Thế nên, Khổng Tử từng nói: “Đạo hiếu bắt đầu từ việc thờ cha mẹ, kế đến là thờ vua giúp nước và sau cùng là lập thân”. Một con người được xem là có nhân cách đầu tiên là sự hiếu thảo đối với cha mẹ, sau đó mới nói đến chuyện thờ vua giúp nước, lập thân. Nếu không đối xử tốt với cha mẹ mà đối xử tốt với người ngoài thì cũng chỉ để cầu lợi mà thôi. Đó chính là suối nguồn văn hóa mà mỗi cá nhân hiện hữu ở cõi đời này đều khát khao thực thi.

Trang Tử còn khai mở đạo Hiếu rộng ra để mỗi người có điều kiện thực thi qua ba điều: “Đạo Hiếu có ba: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, kế là không làm cho cha mẹ mang tiếng nhục, sau cùng mới là nuôi dưỡng”. Bổn phận người con hiếu hạnh là phải biết thương yêu và kính trọng cha mẹ. Cho dù con người có thành đạt công danh đến vị trí nào trong xã hội thì sự hiếu thảo với cha mẹ cũng không bao giờ đổi thay. Đây chính là đại hiếu. Do đó, người con phải biết sống đạo đức mà học thuyết Nho gia khuyến cáo theo tinh thần Tam cương, Ngũ thường, Tam tùng, Tứ đức, Phụ từ, Tử hiếu, Phu xướng phụ tùy để thiết lập các mối quan hệ giữa người với người ngày càng tốt hơn, không nên vì danh lợi mà làm cho cha mẹ phải tủi nhục. Vì thế con cái phải biết giữ gìn thanh danh cho cha mẹ.

Đạo làm người là phải biết nuôi dưỡng, phụng dưỡng cha mẹ như là bổn phận trách nhiệm của người con có hiếu nào ở đời này. Điều này khiến chúng ta càng thấy lời khuyên của Khổng Tử càng thấm thúy hơn bao giờ hết, nhất là trong văn hoa ứng xử với cha mẹ: “Hiếu tử chi sự thân, cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí ưu, tang tắc trí ai, tế tắc trí kỳ nghiêm” (Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở cư xử phải cực kỳ cung kính, nuôi dưỡng cha mẹ hết sức vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc ma chay phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải rất mực trang nghiêm”. Do đó, sự hiếu thuận không chỉ báo đáp bằng việc cung phụng vật chất đầy đủ mà còn cả bằng sự nhiệt tâm tinh cần đối với cha mẹ. Ngay cả khi trở thành người khá giả, sự thờ phụng cha mẹ không phải do người giúp việc lo lắng mà đích thân chính mình chăm chút từng miếng ăn, chỗ ở, kể cả việc thực thi những điều mà cha mẹ nghĩ đến nhưng không tiện nói ra. Cha mẹ qua đời không chỉ lo hậu sự mà cũng biết hướng nghĩ đến cha mẹ như khi phụ mẫu còn sinh tiền, nhất là thực thi những tâm nguyện mà cha mẹ phó thác. Rõ ràng đạo Hiếu mà Nho giáo thiết lập sẽ có tác động vào quá trình hình thành và phát triển văn hóa con người trên mọi lĩnh vực.

Phật giáo truyền vào nước ta với nền giáo lý cũng được thiết lập trên cơ sở suối nguồn của tâm hiếu. Chính Đức Phật từng nói tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Trong kinh Tương Ưng, Phật còn nói “Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, là bà con quyến thuộc trong các nẻo đường sinh tử”. Xem ra, giáo lý nhà Phật thiết lập nền văn hóa cho nhân loại cũng khởi đầu bằng việc tiếp nhận văn hóa hiếu hạnh. Đạo lý giải thoát khổ đau, chứng ngộ Niết bàn cũng bắt đầu từ đây. Nếu Kinh Thi nói tóm tắt công đức cha mẹ qua chín chữ Cù lao như trên thì kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân trình bày công ơn sinh thành của cha mẹ và giải trình phương pháp báo đáp ân đức phụ mẫu một cách rốt ráo và cụ thể rõ ràng hơn. Có thể nêu ra đây 10 công đức của mẹ đối với con cái: 1. Chín tháng cưu mang khổ nhọc, 2. Sợ hãi, đau đớn khi sinh, 3. Nuôi con cam đành cực khổ, 4. Nuốt cay, mớm ngọt cho con, 5. Chịu ướt, nhường ráo cho con, 6. Sú nước, nhai cơm cho con, 7. Vui nhặt đồ dơ cho con, 8. Thương nhớ khi con xa nhà, 9. Có thể tạo tội vì con, 10. Nhịn đói cho con được no. Kinh Tăng Nhất A Hàm còn ghi lại lời dạy của Phật về công ơn sâu dày của cha mẹ thật cao hơn trời, sâu hơn biển cả, đồng thời khuyên con người phải biết tri ân và báo ân với cha mẹ: “Này các thầy Tỳ kheo, nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa nghìn dặm, cung phụng đầy đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn đệm và thuốc thang, thậm chí du cho cha mẹ có tiểu tiện trên vai mình đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu. Các thầy phải hiểu rằng ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế mà biết ân khó trả. Này các thầy Tỳ kheo, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn, đó là phụng sự cha và phụng sự mẹ”.

Quan điểm hiếu hạnh của Phật giáo không chỉ đề cao trên phương diện cung phụng vật chất mà cả phương diện thực nghiệm tâm linh để tu tập giải thoát “Mười phương chư Phật đều bắt nguồn từ tâm hiếu”. Không có một người nào thành Phật thành Thánh mà bất hiếu. Vì vậy hiếu là cuội nguồn của mọi hạnh lành. Con người không chỉ hoàn thiện nhân cách mà còn biết quý trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, hòa thuận với mọi người trong xã hội và không ngừng nỗ lực tích cực đóng góp cho đất nước, cho đời, cho đạo. Chính Mâu Tử, người tiếp thu giáo lý nhà Phật ở thế kỷ thứ II[8], từng phát biểu trong tác phẩm Lý hoặc luận khi ông trả lời cho giới trí thức Nho gia về con đường chánh đạo của Phật giáo chính là đạo Hiếu: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì cứu dân độ thế, khi ngồi một mình thì tu thân”. Theo Mâu Tử: mỗi người tự thân phải hiếu thảo với cha mẹ đó là điều hiển nhiên mà con người phải thực thi. Vì phụ mẫu là đấng sinh thành ra chúng ta, khổ nhọc nuôi dưỡng ta nên người. Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật ví dụ công đức của cha mẹ như núi cao biển rộng sông dài: “Ân cha lành cao như núi Thái, Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi. Dù cho dâng trọn một đời, Cũng không trả hết ân người sinh ra”. Sự đền ơn đáp nghĩa cho cha mẹ không gì hơn là phải thực thi 5 điều mà kinh Thi Ca La Việt ghi: 1. Cung kính và vâng lời cha mẹ, 2. Phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu, 3. Giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình, 4. Bảo quản tài sản do cha mẹ để lại, 5. Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời. Ngoài ra Đức Phật còn đề cập bốn trách nhiệm để hướng dẫn cha mẹ sống đúng theo Chánh pháp: 1. Nếu cha mẹ không có niềm tin, khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam bảo, 2. Nếu cha mẹ xan tham, khuyên cha mẹ phát tâm bố thí, 3. Nếu cha mẹ làm ác thì khuyên cha mẹ hướng tâm làm việc thiện, 4. Nếu cha mẹ theo tà kiến thì khuyên cha mẹ theo chánh kiến. Đây chính là hiếu hạnh mà đạo Phật chủ trương trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Ở vế thứ hai mà Mâu Tử đề xuất thực thi tâm hiếu hạnh là cần thiết lập các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng trong việc tham gia tích cực đóng góp cho xã hội, cho quốc gia dân tộc. Hay nói cách khác đã là người Phật tử phải sống theo hạnh nguyện lý tưởng Bồ tát, độ mình chính là độ người. Nghĩa là khi tâm hiếu của mỗi cá nhân hiện hữu hướng tâm chảy vào từng thành viên trong cộng đồng đó chính là tình đồng bào; khi nó tuôn chảy vào quốc gia dân tộc thì sẽ hóa hiện tấm lòng trung với nước và hiếu với dân. Tại đây, tâm hiếu chính là sự thực thi hạnh nguyện sống theo tinh thần Tứ ân, trong đó ân quốc gia được chú trọng hàng đầu mà tham gia tích cực xây dựng quê hương xứ sở, yêu nước chính là yêu đạo.

Ở vế thứ ba, ta thấy Mâu Tử khuyến cáo mọi người là khi ngồi một mình là biết tu thân. Tu thân chính là thực thi hạnh hiếu bằng cách sống theo tinh thần của một Phật tử chân chính mà bản kinh Đại báo phụ mẫu ghi: 1. Giữ gìn Tam quy, Ngũ giới, 2. Thường học hỏi và đọc tụng kinh điển, 3. Siêng năng lễ Phật sám hối, 4. Thường cúng dường Tam bảo, 5. Bố thí làm phước, hồi hướng công đức cho cha mẹ, 6. Cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ.

Thông điệp của đạo Phật chính là thông điệp đạo Hiếu. Giá trị thiết thực của thông điệp này không chỉ mang tính nhân văn cao cả mà còn là cơ sở để hướng tâm giải thoát. Một người hiếu thuận với mẹ cha thì chắc chắn sẽ có kết quả của một đời sống bình an nội tại ngay trong đời này, khi lâm chung sẽ sinh vào nơi cảnh giới an lành. Nhưng quan trọng hơn, nó bảo lưu mọi giá trị văn hóa truyền thống, sự kết nối giữa người còn kẻ mất theo nguyên lý Duyên khởi: “Nếu mình hiếu thảo với mẹ cha, Mai sau con hiếu với ta khác gì. Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con thảo làm gì uổng công. Kìa xem giọt nước xuôi dòng, giọt sau, giọt trước cũng đồng một nơi.”

Cuộc sống thật là nhiệm mầu, từ trong thực tính duyên khởi, tâm hiếu cứ thế mà vận hành trong từng trái tim con người. Có gì đẹp hơn khi mọi người biết sống yêu thương nhau nhiều hơn để cùng nhau sẻ chia những khó khăn, vượt thoát những khổ đau của thân phận kiếp người. Dù quan niệm của mỗi tôn giáo có khác nhau nhưng điểm chung là ở đó tâm hiếu của mỗi người được làm hiển lộ thành hoa thơm quả ngọt dâng cho cha mẹ hiện tiền, tứ ân phu mẫu, lục thân quyến thuộc, cho đồng bào, cho quê hương xứ sở của chính mình.

3. Ý NGHĨA HIẾU HẠNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
Người ta hiểu ra rằng, có một giá trị xuyên thời gian và không gian, từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến khi trái đất còn con người. Đó là tình cha mẹ đối với con cái, ơn sanh thành, đức dưỡng dục mà mỗi một con người trân trọng đúc kết và nâng niu thành chữ hiếu. Chữ hiếu ấy, triết lý phương Đông nâng lên thành đạo.“Đạo hiếu” chi phối ứng xử của con người trong gia đình và trong xã hội. Đó là một biểu hiện thật sâu đậm của đạo lý xã hội Việt Nam ta.

Trong kinh “Báo đáp thâm ân cha mẹ”, Phật dạy về mười công ơn của mẹ mà người làm con phải ghi lòng tạc dạ. Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có đoạn: “Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ nhờ thương con. Nếu con trốn tránh, mẹ nhờ ích gì. Con nên nhớ mẹ như mẹ nhớ con, như vậy qua nhiều đời sẽ chẳng xa trái nhau”[9]

Thực hành “đạo hiếu”, tư tưởng và tình cảm của con người sẽ có chỗ quy tụ để “chẳng xa trái nhau”! Vì rằng, trong sâu thẳm tâm hồn con người luôn lung linh một ánh sáng mang tính vĩnh hằng, đó là ánh mắt trìu mến của mẹ. Với nhiều người, kể cả những người tuổi đã cao, thì dù mẹ đã khuất núi, ánh sáng từ đôi mắt mẹ vẫn ấm áp chiếu rọi con đường đời của họ. Rồi với thời gian và sự trải nghiệm trong những chặng đường đời, người ta ngày càng nhận chân được những giá trị mà nếu thiếu nó, con người không thể sống nổi làm người. Trong những giá trị ấy, nhiều người xếp chữ hiếu lên hàng đầu. Và vì mỗi một người đều được một người mẹ sinh ra, dù được sinh ra nơi nhà cao cửa rộng, lầu son gác tía hay sinh ra dưới mái tranh nghèo xiêu vẹo dột nát, thì tiếng khóc chào đời nào cũng gắn với một bầu sữa mẹ. Nghĩa tình sâu nặng của mẹ, mỗi con người được uống từ bầu sữa thiêng liêng ấy. Điều đó tạo nên giá trị thiêng liêng mang tính vĩnh hằng của chữ hiếu.

Giá trị thiêng liêng ấy do tạo hóa ban tặng cho con người. “Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, đó là đạo lý ngàn đời không lay chuyển. Công cha nghĩa mẹ, ơn sinh thành, đức dưỡng dục mà mỗi con người được nhận lĩnh để nên người chính là báu vật trời cho. Những ai chẳng may không được nhận lĩnh trọn vẹn, hoặc tự đánh mất ân huệ ấy, thì quả là nỗi bất hạnh lớn nhất của một đời người. Hai chữ “nên người” rất dung dị, cứ tưởng như quá đơn giản, song phân tích kỹ sẽ ngộ ra nhiều chiều kích rất sâu và rất rộng. Lọt lòng mẹ, báu vật được tạo hóa ban tặng đó sẽ từ dòng sữa mẹ mà tự trở thành con Người.

Từ cộng đồng xã hội đầu tiên là trong bào thai của mẹ kết tinh bằng “tinh cha, huyết mẹ” cho đến khi sinh ra được sống trong một gia đình dù là sang giàu hay nghèo hèn mà quá trình con người trở thành con người xã hội được khởi động và hoàn thành trong sự tiếp xúc dần với những cộng đồng lớn hơn : hàng xóm láng giềng, nhà trường, các hội đoàn… và xã hội rộng lớn. Tất cả những điều ấy cho thấy: tự nhiên không trực tiếp sinh thành ra con người theo nghĩa đích thực của nó.

Tạo hóa chỉ ban cho thực thể tự nhiên đó những tiền đề sinh thể để con người tự tác thành nên chính mình trong quá trình xã hội hóa, tức là quá trình con người tự sản sinh ra chính mình, trở thành con người xã hội. Gia đình là một cộng đồng khác biệt hẳn với tất cả các cộng đồng xã hội khác ở tính huyết thống và tính không chọn lựa. Không ai có thể chọn cửa mà sinh ra, chọn lựa cha mẹ.

Nhà thờ Nguyễn Duy đã cho rằng “sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”. Cái phần “hồn” ấy mới mong manh, sống động, mãnh liệt, nhưng cũng dễ bị thương tổn biết bao. Vậy mà, không có cái phần “hồn” ấy thì phần “xác” còn có nghĩa lý gì? Chăm sóc đời sống tâm hồn của một con người lúc còn là đứa bé khó hơn rất nhiều so với lo cho chúng “hay ăn, chóng lớn”. Cái phần “hồn” sẽ tạo ra những chuẫn mực sống trong gia đình và xã hội. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau trong mối thâm tình máu mủ, ruột rà. Không thấy rõ điều ấy, sẽ khó mà hiểu rõ cái đạo làm người: đạo hiếu.

Đạo hiếu không phải là nghĩa vụ mà là giá trị văn hóa đạo đức và nhân cách của con người. “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Câu ca dao ấy đã trở thành bài kinh nhật tụng khắc sâu vào trong tâm hồn của mỗi người, mà suy cho cùng ai không cư xử tốt với cha mẹ là người đã sinh ra mình thì còn trong mong gì kẻ ấy đối xử tốt với tha nhân. Đối xử tệ bạc với cha mẹ mà đối xử tốt với người ngoài thì cũng chỉ để cầu lợi mà thôi.

Thực tế, xuất gia không phải từ bỏ cha mẹ và người thân, xuất gia chỉ có nghĩa là có thái độ sống xa rời danh lợi thế gian, từ bỏ tham sân si. Xuất gia là chấp nhận chúng sinh là bà con thân thuộc của mình. Tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt thân, sơ; tất cả đều là cha, là mẹ, anh chị em, con cái, cháu chắt ruột thịt của mình.

Văn hóa Việt Nam vốn xem trọng chữ hiếu, nhưng người xuất gia là đệ tử Phật báo hiếu cho cha mẹ bằng cách tu hành và độ cho cha mẹ thoát khỏi sanh tử khổ đau, bên cạnh đó còn làm lợi ích cho chúng sanh thì những công đức ấy cũng là để báo đáp một phần công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ vậy. Như vậy, quan điểm hiếu hạnh của Mâu Tử trong lý Hoặc Luận phù hợp với tinh thần của Phật giáo mà cũng không trái với đạo hiếu của người Việt xưa.

KẾT LUẬN
Trong tác phẩm Lý Hoặc luận của Mâu Tử mà nhất là về quan điểm hiếu hạnh, ông đã thoát ly khỏi sự khống chế của quan điểm mê lầm và nhận chân được sự đứng đắn cao siêu của giáo lý Phật giáo, vượt lên trên những quan điểm Khổng Mạnh mang tính dân tộc hẹp hòi chủ quan. Mỗi đạo có mỗi bản sắc và những quan điểm riêng của đạo mình, không nên bắt người khác phải có những tư tưởng giống như mình mới là chánh đạo còn khác mình thì xem như tà đạo.

Quan điểm về hiếu hạnh của Nho giáo và Phật giáo cũng có những điều khác nhau nếu giống nhau về tất cả thì Phật giáo đã là Nho giáo rồi mà không phải là Phật giáo nữa. Không phải đạo Phật làm khác đi mà với trí tuệ siêu việt của một bậc giác ngộ như Đức Phật thì hạnh hiếu còn vượt xa hơn nhiều. Việc “cạo tóc” của người xuất gia không thể kết luận họ là bất hiếu được. Nếu như vậy có những người để tóc mà đối xử không tốt với cha mẹ thì sao. Hiếu hạnh không phải chỉ cung phụng cha mẹ hay nối dõi tông đường mà còn hướng cha mẹ tu hành để giải thoát luân hồi khổ đau.

Trong tác phẩm này ta cũng thấy những quan niệm của Mâu Tử có ngụ ý đạo Phật không phải là đạo bị lệ thuộc bởi những tư duy, hay ngôn ngữ mà có thể lý giải được mà nó siêu việt cả thời gian và không gian mà những con người tầm thường khó có thể nhận chân được. Điều đó phải qua trải nghiệm bằng sự tu tập, thật sự có nghiên cứu uyên thâm và có tâm chứng trong tu hành thì mới thấu hiểu. Nho, Lão có cái hay của Nho, Lão thì Phật giáo cũng có cái hay của Phật giáo. Mọi sự vật sự việc của vũ trụ chỉ là tương đối mà thôi, nếu hiểu được điều này con người sẽ sống nhẹ nhàng thảnh thơi hơn. Tất cả những kiến thức những quan điểm của nhân loại là để bổ sung đù đắp cho nhau chứ không phải phỉ báng nhau. Nếu có tinh thần học hỏi ta vẫn thấy người khác có những điều hơn mình mà mình chưa làm được, như vậy mới là người hiền tài.

Với những quan điểm của Mâu Tử cho ta có một cái gì đó phải nhìn nhận lại trong sự hiếu hạnh của mỗi con người và mỗi người hãy làm đúng với hạnh hiếu ấy sao cho hợp với khả năng và vị trí của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mạnh Thát, Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 716 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn.
2. Lê Mạnh Thác, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Từ Khởi Nguyên Ðến Thời Lý Nam Đế, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Huế thực hiện, Nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1999.
3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử luận, Nhà Xuất Bản Văn Học - Hà Nội 1979
4. Văn hóa Phật giáo .Số 62.1.8.2008
5. Minh Chi, Quan Hệ Giữa Nho Giáo Và Phật Giáo Ở Việt Nam 6. Thích Phước Đạt, Bài viết: Phật giáo Việt Nam tiếp biến và hội nhập, Nguyệt san Giáo Ngộ, số 163, tháng 10 năm 2009.
7. Thích Phước Đạt, Bài viết: Quan điểm hiếu hạnh ở thời Phật giáo du nhập
8. Thích Phước Đạt, Bài viết: Hiếu hạnh từ điểm nhìn văn hóa Nho giáo và Phật giáo.
9. Nguyễn Đức Cung, Bài viết: Chữ hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam, http://www.khaohoc.net/, ngày 01 tháng 11 năm 2007.

[1] Lê Mạnh Thát, Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 716 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn.
[2] Lê Mạnh Thác, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Từ Khởi Nguyên Ðến Thời Lý Nam Đế, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Huế thực hiện, Nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1999.
[3] Meou-tséu ou Les Doutes Levés. Toung Pao, 1918-1919
[4] Mâu có thể là lấy từ Mâu Ni, cũng như Thích là lấy từ Thích Ca, và Mâu Tử có thể là một cái tên có nghĩa tương đương với Thích Tử, Ðiều Ngự Tử hay Phật Tử. Theo Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, chương 2
[5] Lê Mạnh Thát, Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 716 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn.
[6] Lê Mạnh Thát, Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 716 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn.

[7] Đại Tạng Kinh 152 tờ 8b7
[8] Sđd
[9] Dẫn lại theo Văn hóa Phật giáo .Số 62.1.8.2008, tr.5

Read more...

Giấc mơ người tình trẻ

Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo

Mùa này ở Việt Nam đang vào thu, lá vàng rơi khắp nẻo đường, những bông hoa cũng thu mình nhỏ bé vào hồn đất lúc nào không ai hay.Khi gió chiều thoáng nhẹ, vầng mây trắng chợt bồng bềnh như một điệu múa hát ca. Bắt đầu con người có cuộc sống hiền hòa chảy dài từ vô tận. Thu, mỗi đất nước điều đón lấy hơi ấm của mùa xuân của những năm trước đó và gặp gỡ nhau trong tự tình vô thỉ. Nếu là nhà sư, nếu là nhà xã hội học, bác học cảm nhận các mùa qua đôi mắt tình tứ, dấu yêu, còn đối với nhà viết văn, làm thơ và nhà triết học thì cũng nhìn thấu cội nguồn của bản chất vô sinh bất diệt. Như có một thiền sư khẳn khái diễn bày cái tâm thức thực tại qua một cái nhìn mới tự do là “ tiếp nối ”. cho nên giấc mơ chính là sự nối tiếp sự sống của những giây phút đi qua trong tiềm thức. Giống như mùa đông và mùa xuân vậy, nó chỉ là biểu hiện từ trạng thái này rồi bước tới chân trời khác mà thôi. Ví như người thợ săn đi vào rừng, trên lưng mang theo các dụng khí, sau đó họ tìm cách đặc tất cả khí cụ ấy xuống mặt đất rồi lẫn trốn một bên lùm cây lớn chờ cho có các động vật hoang giã đi ngang bẫy bắt được như ý muốn của ông thợ săn. Và cứ tiếp tục vào ngày hôm sau người ta lại có thói quen muốn sở hữu một vật thể, một vài con thú, dù cái đó đã có bản cấm, có rào cảng nhưng một khi tâm ý buông lung, suy đoán ngoài cái tưởng thì khó lòng mà nhận diện dò soát, nắm bắt được những gì mà chúng ta thường đánh mất trong từng chốc lát. Mỗi khi biết mình đang rong ruổi chạy kiếm những cái ở ngoài tâm, gần với điều mà giấc mơ biểu hiện, tạm gọi là vọng tưởng. Trong lúc đó người mà làm chủ được phiền não, được ý căn là sẽ tìm cách dừng lại, cột mình an trú vào chánh niệm vào hơi thở có ý thức. Biết rằng phương pháp đối trị giấc mơ đó, chẳng khác gì chúng ta cầm chắc sợi dây và thả neo xuống đại dương trong cơn sóng lặng chìm. Có được cái thức tỉnh táo trong lúc thiếp ngủ ngả về phải, về trái là chúng ta đã thực tập thuần phục các thiện căn và qua lớp ánh sáng của sáu giác quan làm việc. Để mỗi người trong chúng ta trãi nghiệm sự sống trong gió xuân, gió hạ, gió thu chính là cơ hội gieo xuống trái đất những mầm mống yêu thương và những hạt giống biết ơn.

Qua một chuỗi thời gian bốn mùa, chúng ta cũng đừng nên bồn chồn mong đợi. Vì buổi đêm sẽ từ từ biến đổi thành ban ngày do đó không có một điều chi làm tâm thức chúng ta phải trăn trở âu lo. Cứ để vũ trụ vận hành một cách tự nhiên thấu suốt. Miễn sao khi mỗi giây phút qua đi bạn có khả năng ôm ấp được cơn giận và thưởng thức được sự có mặt ở trong giây phút hiện tại như một vài giọt sương còn đọng lại trên chồi non, chiếc lá vàng đang từ từ rơi nhẹ hoặc người mẹ của mình đang lom khom thổi bếp cơm mai hay một buổi thiền nhắm mắt làm thơ. Đó thực sự chính là hạnh phúc của một người trẻ có may mắn là mình đang được sống yên trong tinh thần hiểu biết và nhiều chất liệu từ bi.Vì mỗi khi ta biết thương cái hình hài và hơi thở này rồi thì chúng ta rất dễ nghĩ đến mọi hiện tượng, vật chất bên trong và nằm ở bên ngoài tâm hồn của bản tâm. Bạn thử nhìn sâu vào gáo nước trong vắt thì bạn sẽ thấy ngay được bầu trời trong và đám mây thong dong khi mỗi độ thu về.


Mùa thu cũng như bao mùa khác, nó vẫn tiếp nối và có trong nhau từng tế bào. Chưa bao giờ tách biệt, chỉ có hiện sinh tương tức. Tâm chúng ta thường thiếu tỉnh giác để thấy được cái lý duyên sinh đó. Xin các bạn trẻ hãy tận hưởng mùa thu như mùa xuân hoa nở vậy. Đừng có bỏ qua một mảy may hiếm có nào chỉ một lần xảy ra trong đời. Cho dù là năm đó mùa thu nắng hạn, trăng cháy vàng, từ lúc bắt đầu ra đời các bạn luôn có khả năng tập sống kiên nhẫn, buông bỏ mọi ý niệm tốt sấu, vui buồn, thương ghét cơ mà?. Rằng ta nên cân nhắc cuộc sống: “ khổ đau và hạnh phúc là chỉ một con đường”. Con đường lý tưởng và niềm tin giấc mơ chính là hạt mầm nuôi dưỡng bồ đề tâm rộng lớn ấy.

Thảo am Vh, ngày 14- 10-2009

Read more...

Sự hình thành và phát triển Thiền phái Trúc Lâm

DẪN NHẬP
Theo dòng lịch sử, chúng ta nhìn lại Phật giáo Việt Nam hẳn thấy nổi bật một nét đột phá vô cùng thú vị - một Thiền phái mang tên Việt Nam, với ông Tổ người Việt Nam, lại là một vị vua anh hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không phân chia ranh giới vì"Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh". Tuy nhiên Phật giáo truyền vào mỗi nước, thì mỗi nước có tính dân tộc riêng, có ngôn ngữ, có nếp sinh hoạt, nếp suy nghĩ theo cá tính dân tộc, do đó Phật giáo cũng phải hoà nhập vào mỗi dân tộc để có được sự tiếp thu dễ dàng thích ứng. Điều này, điểm qua lịch sử, chúng ta thấy Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử quả thực đã làm nổi bật lên những nét chấm phá của Phật giáo Việt Nam, nếu khai thác đúng mức, chắc rằng nó sẽ đóng góp rất nhiều lợi ích trên đường phát triển của dân tộc và sẽ ảnh hưởng sâu rộng ra ngoài nữa.

Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật giáo Sử luận đã viết: "Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của một nền văn hoá Việt Nam độc lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình."[1] Phải nói rằng sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm là niềm tự hào lớn của dân tộc. Nó thể hiện bản sắc, cũng như tín tự chủ, tinh thần không chịu lệ thuộc bởi ngoại lai. Cũng chính sự ra đời của thiền phái này trong lúc đất nước bị quân Nguyên – Mông xâm lược đã tạo nên sức mạnh của toàn dân. Từ vua quan đều là Phật tử cho đến những người dân đều đồng lòng ra sức dẹp giặc để bảo vệ cho đất nước.

Nguyễn Tài Thư trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cũng đã khẳng định: “Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học thuyết, một tôn giáo chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội thì Phật giáo không phải là một Tôn giáo nhập thế - trái lại nó là tôn giáo xuất thế”. Khác với các Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường,Tthiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, điều đó cho thấy đạo Phật không phải là đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này mà giác ngộ được. Với tinh thần Bồ tát đạo thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sanh, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Chính Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một thiền phái đã mang những đặc điểm ấy. Vì vậy mà người viết đã chọn đề tài “Sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm”. Chúng ta là người Việt Nam học Phật, quyết không thể bỏ qua, không thể không hiểu rõ về Phật giáo Việt Nam, trong đó Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một của báu của dân tộc càng phải được tìm hiểu và phát huy.

Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích nhũng sự kiện hay thông tin có sẵn mà phân tích chúng để có được một sự đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên mục tiêu nghiên cứu hay hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài mong rằng sẽ đóng góp một phần nào làm rõ đề tài vì trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc luôn luôn song hành. Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và cũng là nét riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị đệ tử truyền thừa trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian vẫn không làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ấy.

NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI NHÀ LÝ ĐẦU NHÀ TRẦN
Đầu thế kỷ XIII, triều đình nhà Lý bắt đầu suy yếu. Các nhà vua khi lên ngôi còn quá non trẻ, lớn lên ham chơi, bỏ bê việc triều chính. Vua Cao Tông mãi mê xây cung điện, nghe đàn hát. Vua Duệ Tông thì nhu nhượt, lại mắt bệnh cuồng. Trong triều các gian thần, nịnh thần lộng hành nhiễu loạn. Ngoài xã hội, nhiều năm mất mùa, đói kém triền miên. Nạn hổn chiến giữa các phe phái phong kiến càng trở nên sâu sắc.

Trong triều đình bấy giờ, họ Trần ngày càng chiếm ưu thế, anh em con cháu họ Trần lần lược nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều. Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của Phạm Bỉnh Di), đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ.

Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.

Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng "không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát". Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi.

Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.

Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ (em họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân. Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 6 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.

Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính Trần Thừa.

Nhà Trần (陳朝) trải qua 13 đời vua bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm. Những vị vua và tôn thất nhà Trần mến mộ Phật giáo, nghiên cứu tu tập và có sự chứng đắc, điển hình là vua Trần Nhân Tông, sau hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông (1285 và 1287) đã nhường ngôi lại cho Trần Anh Tông, về làm Thái thượng hoàng và tu hành trên núi Yên Tử rồi sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
2.1. Nguyên nhân ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Việc nhà Trần thay ngôi nhà Lý là vâng theo mệnh trời, vì vua Trần Thái Tông là người nhân từ, trí đức song toàn có thể lãnh đạo nhân dân giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong nước, cũng như đối phó với các thế lực ngoại bang xâm lấn và tập trung xây dựng và phát triển đất nước. Ngoài việc thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ ý chí đến hành động của toàn dân và xây dựng đất thịnh vượng, vua Trần Thái Tông còn đạt nền móng thống nhất các thiền phái hiện có như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, tiến đến sát nhập và hình thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất đời Trần.
thể nói chính xác và cụ thể, người có công đặt nền móng thiết lập cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (竹林安子) phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức đến nội dung hành trì, thể hiện bản sắc dân tộc là Trần Thái Tông nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông, là đệ nhất Tổ. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi.

Nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập, về mặt văn hóa, việc xây dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất vô cùng cấp bách. Phải thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước ngoài, thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị, làm công cụ thống nhất quyền lực vào chính quyền Trung ương (họ Trần) và làm phương tiện giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dân tộc chủ yếu là giai cấp lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân nhằm duy trì một trật tự xã hội và cũng tức là duy trì ngai vàng của dòng họ.

Về mặt tôn giáo, nhà Trần phải lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng cần phải thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng các yêu cầu của đất nước. Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập, thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc tự mình độc lập không lệ thuộc Thiền tông ở Trung Quốc, vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý thức hệ. Không chịu trách nhiệm về sự khác biệt và đụng độ đã xảy ra trong lịch sử giữa các phái Thiền tông với nhau cũng như Thiền tông với các tín ngưỡng khác, do đó thu hút các tín ngưỡng khác. Bên cạnh đó thiền phái này cũng tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới - tuy rằng thực tế chỉ là một phái, với đầy đủ các yếu tố để thu phục quần chúng.

Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không những mang ý nghĩa rất lớn về tính tự chủ của dân tộc ta từ kinh tế, chính trị, văn hóa mà đến cả tôn giáo cũng không bị lệ thuộc vào các dòng thiền trước ảnh hưởng từ Trung Hoa. Từ mô hình tổ chức đến nội dung tu tập hành trì thể hiện bản sắc dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ.

2.2. Trần Nhân Tông – Vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Trần Nhân Tông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258). Ngài có duyên với Phật pháp từ thuở nhỏ, khi sinh ra, thân sắc vàng như sắc Phật, lớn lên năm 16 tuổi, được vua cha lập làm Hoàng thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường lại cho em là Đức Việp, nhưng vua Thánh Tông không cho, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn. Trong khi đó, lịch sử lại biết bao trang sử đau lòng, chỉ vì ngôi vị mà cốt nhục tương tàn. Hạt giống Phật đã ngầm chứa sẵn trong Ngài mà biểu lộ ra như thế. Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 5 năm, Vợ vua là Khâm Từ hoàng hậu (?-13/9/1293), (bà là con gái Trần Hưng Đạo), Tuyên Từ hoàng hậu (?-19/8/1318). Con trai là Trần Thuyên (17/9/1276-16/3/1320), con của Bảo Thánh hoàng hậu, (sau là vua Trần Anh Tông) và Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (29/1/1281-3/1328); con gái là công chúa Huyền Trân.

Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.

Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành. Một lần ông tắm gội ở Ngự Dội lên ngồi dưới gốc tùng tư duy thiền định, bừng sáng trí tuệ. Sau đó thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Nhân Tông đã cùng hai môn đệ là Pháp Loa và Huyền Quang vân du thuyết pháp ở chùa Sùng Nghiêm, Siêu Loại. Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này. Trần Nhân Tông giã từ hoàng cung vào núi Yên Tử, Phật tử nước ta thời đó đã tôn xưng Trần Nhân Tông là Phật Biến Chiếu Tôn. Nhưng điều đáng nói Sơ tổ là “hiện thân của Phật Đại Việt với nhiều đường nét riêng biệt, phong cách riêng biệt, khác với tông phái Thiền tông khác. Nó không phải là chi nhánh Phật giáo từ bên ngoài vào, nó bắt nguồn tại chỗ, tức từ một vị Phật đầu thai, thuyết pháp, giáo hóa cứu vớt chúng sinh”[2]
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, xuất gia 8 năm, thọ 50 tuổi. Sau khi viên tịch, xá lợi của Sơ tổ thờ ở tháp Huệ Quang, được tổ chức bằng một nghi lễ trang trọng với số lượng tín đồ rất đông, vừa đi vừa đọc kinh thể hiện niềm tin của Phật tử đối với vị giáo chủ.

2.3. Tôn chỉ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Bằng sự chứng ngộ Thiền lý sâu xa, Trần Nhân Tông dùng ánh sáng chân thật đó, dung hợp ba dòng thiền đã có trước đó thành dòng Thiền Trúc Lâm, mở ra phong trào học Phật mới. Lấy tôn chỉ của thiền tông: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” làm chủ đạo, ngài linh động kết hợp giảng kinh thuyết pháp, giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển những lời kinh chết trong sách vở thành những bài kinh sống nơi người, chứng minh cho “Tâm Thiền” sáng ngời không có gì sai khác.

Xét kỹ, tông chỉ Thiền tông rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”, nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Vì tâm mình mà không biết, vậy lo biết cái gì ở đâu xa? Thành Phật là thành ngay trong tâm tánh mình đây thôi, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi, chỉ cần mình xoay lại chính mình, thì ngay đó là bờ mé (Hồi đầu thị ngạn). Đó là lấy con người làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, cũng là lý bình đẳng với tất cả, vậy sao không khai thác?

Tôn chỉ của Sơ Tổ thể hiện rất rõ trong bốn câu kệ cuối của bài phú Cư trần lạc đạo: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc san hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.” (Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no mệt ngũ liền, Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.). Đoạn kệ trên nói lên tinh thần nhập thế tùy duyên mà hành đạo trong bốn quan điểm: 1. Hãy nên sống hòa mình với đời không chấp trước, mọi sự ở đời đều có nhân duyên của nó và hãy tùy duyên mà sống vui với đạo. 2. Hành động tùy duyên tức là làm việc cần phải làm, đúng lúc, đúng thời không trái với quy luật tự nhiên. 3. Tự tin nơi chính khả năng của của mình mà không tìm cầu một sự trợ lực nào từ bên ngoài. 4. Khi tâm đã sáng tỏ thì không còn nô lệ vào những điều trong giáo lý và cũng không lệ thuộc kinh điển.

Đúng là thiền tông chỉ thẳng “Ngay trong đây, lúc này, người này thôi”, rất hiện thực không có gì xa xôi, mập mờ hẹn lại kiếp nào khác. Nghĩa là mình sống trong giờ phút hiện tại qua từng cử chỉ hành động, từ những việc cỏn con cho đến những việc lớn đều sống trong chánh niệm tỉnh giác như vậy là thiền. Sơ Tổ khuyến cáo người tu hành tùy duyên nhập thế để làm lợi ích cho đời, vì chúng sanh còn nhiều đau khổ, nhiều người chưa biết Phật pháp, chưa biết trong nhà của mình có báu vật mà không biết khai thác. Trên tinh thần dù có sống giữa thế gian này nhưng vẫn vui với niềm vui của đạo, Sơ Tổ đã vân du khắp đó đây đễ giảng dạy Phật pháp. Tinh thần nhập thế này đã được những người nối truyền dòng phái cũng áp dụng làm cho Phật pháp lúc bấy giờ được hưng long như một quốc giáo của Đại Việt. Bản thân Trần Nhân Tông sau khi xuất gia và hóa đạo mà vẫn lo việc nước việc dân trong giai đoạn vua Trần Anh Tông trị vì. Bằng chứng sự kiện gả Công chúa Huyền Trân và sát nhập hai châu Ô Mã và Việt Lý vào cương thổ Đại Việt đều có sự chỉ đạo của Tổ Trúc Lâm. [3] Cho thấy tinh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần thể hiện qua sự hành đạo của các vị tổ Trúc Lâm là “Phật pháp bất ly thế gian pháp”.

2.4. Sự truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1. Đối với thiền phái Trúc Lâm, thì Trúc Lâm Điều Ngự- Trần Nhân Tông là đệ nhất Tổ, nhưng tính theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử phải kể từ Thiền sư Hiện Quang là Tổ ban đầu. Sư là người khai sơn chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên như ngày nay). Vốn là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu, dòng Vô Ngôn Thông, nhưng tỏ ngộ nơi Thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả.
2. Thiền sư Viên Chứng, cũng gọi là Quốc Sư Trúc Lâm, người đã từng đón tiếp vua Trần Thái Tông tìm lên Yên Tử năm 1236.
3. Quốc sư Đại Đăng, người đã tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa tại kinh đô Thăng Long và là thầy của vua Trần Thánh Tông.
4. Thiền sư Tiêu Dao, là Thầy của Thượng Sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại Sư Phúc Đường, vì sư ở Tinh xá Phúc Đường mà Thượng sĩ Tuệ Trung có bài thơ tựa “Thượng Phúc Đường Tiêu Dao Thiền Sư”.
5. Thiền sư Huệ Tuệ, theo Việt Nam Phật giáo Sử Luận của Nguyễn Lang cho là sư vốn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới pháp cho vua Trần Nhân Tông khi vua xuất gia.
6. Trúc Lâm Đại Đầu đà-Trần Nhân Tông, theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử, Ngài thuộc hàng thứ sáu, nhưng là người khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm của Đại Việt nên là Sơ Tổ.
Theo sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục (大南禪苑傳燈錄), của Hòa thượng Phúc Điền (福田), hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua các vị sau:
7. Tổ sư Pháp Loa.
8. Tổ sư Huyền Quang.
9. Quốc sư An Tâm (安心);
10. Quốc sư Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮)
11. Quốc sư Vô Trước (無著)
12. Quốc sư Quốc Nhất (國一);
13. Tổ sư Viên Minh. (圓明);
14. Tổ sư Đạo Huệ. (道惠);
15. Tổ sư Viên Ngộ. (圓遇);
16. Quốc sư Tổng Trì. (總持);
17. Quốc sư Khuê Thám. (珪琛);
18. Quốc sư Sơn Đằng (山燈);
19. Đại sư Hương Sơn (香山);
20. Quốc sư Trí Dung (智容);
21. Tổ sư Tuệ Quang (慧 光);
22. Tổ sư Chân Trú. (真住);
23. Đại sư Vô Phiền (無煩).
Danh sách này được Thiền sư Tuệ Nhãn lược dẫn trong phần đầu của bia ký tháp Giao Quang thờ Thiền sư Tính Đường hiệu Tuệ Cự ngay bên phải cổng chùa Lân-Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử: “Núi Yên Tử Sơ Tổ Hiện Quang đến Trúc Lâm Viên Chứng trải qua tới Trần Triều Tam Tổ, lần lượt tiếp nối nhau, danh chép truyền đăng phần nhiều khó nêu ra hết. Trong lý ẩn hiện đến Tổ Sư Tuệ Quang trung hưng rộng lớn, Phật pháp thịnh hành, danh lam thắng cảnh, Tuệ Nguyệt sáng mãi, Tuệ Đăng chiếu khắp cho đến Tuệ Cự…”[4]

Trong đây ghi rõ Thiền sư Hiện Quang là Sở Tổ của Yên Tử, Quốc sư Trúc Lâm hiệu Viên Chứng rõ ràng, Tổ sư Tuệ Quang trung hưng Yên Tử, Thiền sư Tuệ Nguyệt thầy của Thiền sư Chân Nguyên tiếp sáng luôn và Thiền sư Tuệ Đăng tức Ngài Chân Nguyên hiện còn tháp đá tôn thờ ở sau nhà tổ của Thiền viện đã làm cho dòng Thiền chiếu khắp.

Cứ theo danh sách này, sau Tổ Sư Huyền Quang có tới tám vị Quốc Sư, thì biết rằng dòng Thiền Trúc Lâm, ngoài Tam Tổ Huyền Quang, theo bia tháp Viên Thông thờ Tổ sư Pháp Loa ở Thanh Mai, phần cuối có kể ra hai vị tiếp nối đời thứ ba là Tông Huyền và Kim Sơn, nguyên văn:”Trúc Lâm Đệ Tam Đại Tự Pháp Trụ Trì Tông Huyền, Kim Sơn tấu tuyên”.

Tuy nhiên danh sách tên tuổi là phần biểu hiện bên ngoài, chính “tâm Thiền “ là mạch sống thật. Dù ẩn, dù hiện, dù thăng, dù trầm, hễ có người tỏ sáng được tâm Thiền, là còn tiếp nối được mạch sống Tổ Tông.

Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sơ tổ Trúc Lâm truyền thừa cho Pháp Loa là đệ nhị tổ, đến Huyền Quang đệ tam tổ, sau đó hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải [5].

Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.

3. HỆ THỐNG GIÁO LÝ
3.1. Chủ trương của Thiền phái
Chúng ta nên ghi nhớ hai tác phẩm trọng yếu đã mở đầu cho phái Thiền Trúc Lâm này của các vị tiền bối trước Ngài Trần Nhân Tông. Đó là bản Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sỹ và Khóa hư lục của Trần Thái Tông. Hai tác phẩm này, một đằng có thể khảo sát trên khía cạnh lý thuyết, và một đằng có thể được chiêm nghiệm trên phương diện thực hành, là những bản tổng kết của một thời gian dài phát triển tư tưởng của Phật giáo Việt Nam.

Thượng Sỹ Ngữ lục, một cách nào đó, có thể không mấy có tính chất sáng tạo về mặt tư tưởng Thiền, nhưng quả thực nó là sự kết tinh của Thiền học của các tông phái Đại thừa khác tại Việt Nam. Nhờ vào hệ thống công án, Thượng Sỹ Ngữ lục đã có thể phát biểu kiến giải của mình một cách thông dong về tất cả các chủ điểm ách yếu trong các khuynh hướng dị biệt của Phật học. Sau Thượng Sỹ ngữ lục, công án vẫn còn được tiếp tục với tinh thần tương tợ, như chúng ta có thể thấy trong Tam tổ đã tạo ra cho công án một vóc dáng lớn, bao hàm cả tư tưởng Tam giáo, không riêng gì Thiền hay Phật giáo.

Đến thời Trần Nhân Tông, “Ngài lại chủ trương xây dựng hệ thống giáo lý Thiền - Giáo song hành” [6] để tính nhập thế được vận dụng tích cực trong đời sống đạo nhằm tạo ra một đời sống hạnh phúc cho dân chúng. Chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm là đào tạo ra những mẫu người dân Phật tử kế thừa tông phong được giáo dục toàn diện mới đáp ứng nhu cầu lịch sử đặt ra. Đó là xây dựng và phát triển Đại Việt trở nên hùng cường thì Phật giáo mới hưng thịnh. Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo theo trường lớp, thì nhà chùa trở thành nhà trường, nơi đó dạy đủ các môn học mà con người cần học.

Một người Phật tử không chỉ thông thạo kinh điển nhà Phật mà còn phải học những môn khác nữa mới đủ tri thức vận dụng thực tiễn các nhu cầu con người đặt ra. Bên cạnh đó còn sử dụng Nho giáo như là một công cụ phục vụ lợi ích quốc gia và Phật giáo.

Trần Nhân Nhân Tông dặn dò Đệ Nhị tổ mở rộng việc học bên trong và bên ngoài Phật giáo là nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ dân trí sau này. Tôn ý của Sơ tổ muốn Pháp Loa đủ kiến thức nội và ngoại điển để đào tạo ra những người thừa kế Thiền phái đủ sức gánh vác các Phật sự khác nhau của đạo cũng như đời. Nếu không, thì Phật giáo chỉ biết đào tạo cho xã hội những con người chuyên tu hành và làm các công việc khác xung quanh khuôn viên nhà chùa mà không tham gia hoạt động gì cả cho xã hội.

Với chủ trương như thế, tháng 12, năm 1038, Pháp Loa kêu gọi tăng chúng và cư sĩ trích máu in Đại tạng kinh hơn 5.000 bản. Riêng bản thân Pháp Loa cũng nghiên cứu và sáng tác nhiều bản kinh thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa như: Tham Thiền kỷ yếu, Kim Cương trùng Đà la ni kinh khoa chú, Niết Bàn đại kinh khoa sớ, Pháp Hoa kinh khoa sớ, Lăng Già tứ quyển khoa sớ, Bát Nhã tâm kinh khoa sớ, Hưng vương hộ quốc nghi quỹ, Pháp sự khoa văn và Độ môn trợ thành tập. Hẳn nhiên, Pháp Loa cũng là nhân vật được giới Phật giáo và các thành phần khác trong xã hội mời thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm. Mà tư tưởng của Cư Trần lạc đạo cũng ảnh hưởng tinh thần nhập thế từ kinh Hoa Nghiêm. Kết quả, Thiền phái ra đời và thể nhập vào đời sống sinh hoạt chung cả dân tộc. Từ đây, Thiền phái này có một sự liên hệ chặt chẽ mọi thành phần trong xã hội, tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân, với hào khí Đông A hào hùng trong lịch sử của dân tộc.

3.2. Tín đồ - Nghi lễ truyền thừa
Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo, số lượng tín đồ Phật tử trở thành thành viên Thiền phái Trúc Lâm đông đảo như vậy. Sở dĩ như vậy, là do Trần Nhân Tông sáng suốt trong việc tổ chức bộ máy giáo hội. Sau đó giao trọng trách cho Pháp Loa là người lãnh đạo Giáo hội trẻ nhất trong lịch sử Phật giáo làm Đệ Nhị tổ lãnh đạo Tăng già vào năm 1307. Sau khi lãnh đạo Tăng già, tháng 9, năm Quý Sửu (1313), “Thiền sư Pháp Loa phụng chiếu đến cư trú tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Lương Giang, đặt văn phòng Trung ương Giáo hội tại đó, quy định mọi chức vụ Tăng sĩ trong Giáo hội, kiểm tra tự viện và làm sổ Tăng tịch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam Tăng sĩ có hồ sơ tại Giáo hội Trung ương”[7] . Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì do số lượng Tăng Ni đông quá, cứ mỗi lần tổ chức thọ giới thì phải thải ra hàng nghìn người; tuy vậy, “tính đến năm 1329, số Tăng sĩ đã được xuất gia trong những giới đàn do Giáo hội Nhất Tông (Trúc Lâm) tổ chức dưới quyền lãnh đạo của Pháp Loa là trên 15.000 vị”. Con số hàng nghìn người được quy y, thọ Bồ tát giới tại gia hay xuất gia rất đông. Pháp Loa là người chủ trương phát triển Giáo hội Phật giáo Trúc Lâm có tổ chức hệ thống quy củ đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Số lượng xuất gia này là đã có sự hạn chế, ba năm mới tổ chức giới đàn một lần, mỗi giới đàn chỉ giới hạn 3.000 Tăng Ni. Những vị đệ tử xuất sắc của Pháp Loa là Tuệ Nhiên, Tuệ Chúc, Hải Ấn, Hoằng Tế, Huyền Giác, Quế Đường, Cảnh Ngung… Các nghi lễ truyền thọ Tỳ kheo, Bồ tát, Tam quy Ngũ giới cho các vị Hoàng tộc, Phật tử tại gia được tổ chức thường xuyên. Các buổi khóa niệm cầu an, cầu siêu chẩn tế cũng được tổ chức, gọi là “Diệm khẩu thí pháp hội”, có nghĩa là đại hội Phật pháp để bố thí cho loài quỷ đói. Pháp này bày ra để thực hiện giáo nghĩa từ bi, lợi lạc quần sinh. Năm 1320, Pháp Loa tổ chức trai đàn chẩn tế ở chùa Phổ Minh trong cung để cầu cho Thượng hoàng Anh Tông sống trường thọ. Việc biên soạn khoa nghi Du già, Phật giáo pháp sự đạo tràng công cách thức ấn hành vào năm 1299 là nhằm mục đích thu hút tín đồ tham gia học đạo. Các cuộc đại tham về thiền thường xuyên được tổ chức theo một nghi thức trang trọng. Mở đầu là phần niệm hương, kế đó là thiền sư đăng tòa, có lời sách tấn và sau đó trả lời các câu hỏi của các thiền sinh. Việc xây chùa, đúc tượng phục vụ cho việc hoằng pháp qua các Phật sự như nghi lễ thiền giáo, thuyết pháp được chú trọng. Có thể nói từ khi tổ chức Giáo hội Nhất Tông này chính thức đi vào hoạt động trở về sau thì Phật giáo Việt Nam bấy giờ đã trở thành lực lượng tôn giáo hùng mạnh yểm trợ cho triều đại nhà Trần thiết lập một nền độc lập hòa bình cho cả dân tộc.

Sau đời Trần, Phật giáo Việt Nam tiếp tục song hành cùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay tiếp tục thừa kế truyền thống và phát huy sức mạnh nội tại “thống nhất lãnh đạo và tổ chức, thống nhất ý chí và hành động” để cùng dân tộc Việt Nam xây dựng một đời sống hạnh phúc an lành và thịnh vượng.

4. SỰ NGHIỆP PHẬT GIÁO CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Thiền phái Trúc Lâm ra đời đã mang một màu sắc mới, một thiền phái được kết hợp từ ba dòng thiền trước đây của Trung Hoa nhưng mang đậm bản sắc của Đại Việt. Sự nhập thế của các thiền sư nhà Trần khi đất nước bị quân Nguyên – Mông ba lần đánh chiếm vẫn đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Nhưng khi đất nước thái bình thì họ vẫn trở về với bản chất thiền sư ngày xưa, tiếp tục tu hành và nghiên cứu để đưa sự hiểu biết của mình chỉ dạy cho nhân dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được. Chính vì tinh thần nhập thế này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và cũng là thời đại phát triển Phật giáo đạt tới đỉnh cao của Việt Nam từ xưa đến nay. Sự nghiệp Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm có những đóng góp rất lớn trên hai điểm lớn: Lý tưởng và thực tế.

4.1. Về phương diện lý tưởng
Thiền phái Trúc Lâm quả tình đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc gia và Phật đạo mà sáo ngữ ngày nay thường nói Phật giáo và Dân tộc. Đây không chỉ cách nói tuyên truyền nhất thời với một hậu ý chính trị nào đó. Lý tưởng Quốc gia và Phật đạo đã có mặt trước cả đời nhà Trần, như chúng ta chứng kiến trong các cuộc vận động cho quyền tự chủ và ý thức dân tộc của các Thiền sư trước thời Lý. Cho đến đời nhà Trần, lý tưởng này đã được khẳng định nhiều lần do chính miệng của những người sáng lập triều đại nhà Trần.

Nếu xét kỹ, có lẽ chúng ta phải thấy rằng lý tưởng Quốc gia và Phật đạo vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Đó là một nền tín ngưỡng lấy niềm tin nơi con người làm đối tượng cứu cánh, không giới hạn vào biên giới quốc gia. Tư tưởng Tam giáo đồng qui thực sự cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế.

4.2. Về phương diện thực tế
Điểm này phải kể trước nhất là các nhà khai sáng Trúc Lâm đã tạo cho Phật giáo Việt Nam kể từ đây trở đi mang nhiều sắc thái thế tục hơn. Một phần, vì những nhà lãnh đạo tinh thần thời đó là cư sĩ. Họ vừa có thẩm quyền về đạo cũng như về đời, nên ảnh hưởng về thái độ thể hiện giáo lý của Phật thực tế không phải là nhỏ. Phật giáo thế tục, tức Phật giáo bận tâm nhiều đến các công tác thế tục hơn. Thí dụ, chăm sóc đến đời sống của dân chúng, không những về mặt tinh thần, mà còn đặc biệt ở các phương tiện vật chất.

Trên đây chỉ là tóm tắt sự nghiệp tinh thần của Trúc lâm đối với Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, những sự nghiệp khác, như đối với sự tiến bộ của văn học, nghệ thuật, vân vân…..chỉ là những thành quả đương nhiên. Và cũng vì giới hạn của tập Tiểu luận này chỉ nằm trong vòng sự nghiệp tư tưởng, mà những khảo cứu của chúng tôi đã có thể chấm dứt được ở đây.

5. THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Trên dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp nhận từ phương nam và phương bắc, có cả các bậc sư tổ người nước ngoài và người Việt, có cả sự trầm tích, cộng sinh và phát triển trên cơ sở văn hoá truyền thống bản địa.

Đặt trong tương quan giữa Phật giáo và văn hoá dân tộc, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có một vị trí đặc biệt. Trước hết cần đánh giá cao vai trò hoàng đế - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông (1258-1308). Đương thời, chắc chắn ông biết rõ các thiền phái ngoại nhập nổi tiếng nhiều đời như Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường nhưng lại hướng về tu tập, soạn sách Phật học theo một lối riêng và mở ra dòng Thiền Trúc Lâm in đậm dấu ấn Việt giữa nơi non cao Yên Tử. Đóng góp của ông mở rộng từ việc tuyên truyền đạo Phật giữa chúng sinh đến giảng giải kinh sách cho đệ tử, qua thơ văn đi sâu biện giải mối quan hệ giữa "hữu" và "vô", "thân" và "tâm", đề cao bản ngã chủ thể "nghiệp lặng", "an nhàn thể tính", "tự tại thân tâm", "Sống giữa cõi trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo", đồng thời coi trọng cuộc sống thực tại, cảnh tỉnh lối tu hành cực đoan, cố chấp: Ai trói buộc chi, tìm giải thoát - Khác phàm đâu phải kiếm thần tiên (Mạn hứng ở sơn phòng)...

Nối tiếp Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa (Đồng Kiên Cương, 1284-1330) Qua hơn hai mươi năm lãnh đạo, Pháp Loa đã cho sang khắc bộ Đại Tạng kinh với hơn 5.000 quyển, xây dựng hàng trăm ngôi chùa như Báo Ân, Quỳnh Lâm, Thanh Mai và trực tiếp giảng dạy giáo lý, có tới ba nghìn đệ tử đến cầu pháp và đắc pháp. Ông để lại các tác phẩm khuyên người xuất gia chăm lo việc tu đạo, khuyên mọi người hiểu sâu con đường tu thiền chân chính bằng việc học giới luật, thiền định và trí tuệ, chỉ rõ cách học cần sáng tỏ...

Người cuối cùng trong số ba vị tổ Trúc Lâm là Huyền Quang (Lý Đạo Tái, 1254-1334), hơn Pháp Loa tròn ba mươi tuổi nhưng lại tu hành muộn hơn, từng làm quan trong triều đình rồi mới từ chức đi tu. Huyền Quang để lại hơn hai mươi bài thơ chữ Hán, một bài phú vịnh chùa Vân Yên bằng chữ Nôm và câu chuyện liên quan đến Điểm Bích đượm chất thế sự.

Với sự hiện diện của ba vị sư tổ Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang và khoảng hơn ba mươi năm hưng thịnh, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần người Việt. Trên phương diện văn hoá vật thể, dấu tích những ngôi chùa, tháp, am, đường tùng, trúc, suối Giải Oan, vườn Ngự Dược, tượng đá An Kỳ Sinh, chùa Đồng trên đỉnh núi hợp thành một quần thể sống động giữa nơi non cao rừng thẳm. Chỉ nói riêng cái tên Trúc Lâm Yên Tử cũng đã khơi gợi được vẻ cổ kính và chiều sâu thế giới tâm linh mỗi người dân nước Việt, nơi tu hành giảng đạo của người xưa và điểm du lịch, tham quan danh thắng của người hiện đại.

Một điều quan trọng khác nữa, chính tác phẩm của ba vị sư tổ cũng trở thành những giá trị tinh thần dân tộc, vừa là di sản tư tưởng nhân văn của ông cha vừa là những áng thơ còn mãi với thời gian. Nhiều chuyên ngành khoa học xã hội như lịch sử tư tưởng, triết học, văn học, văn hoá học, tôn giáo, ngôn ngữ... đều có thể tìm đến khai thác các văn bản này.

Điều quan trọng hơn, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã góp phần cổ vũ tinh thần người dân nước Việt về khả năng phát triển những giá trị văn hoá bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc. Đây cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng người ở từng thời đại, giai đoạn lịch sử cụ thể.

Có thể nói sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp tăng chúng cùng quy hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Bản thân hình tượng ba vị sư tổ cũng được tôn thờ, nghệ thuật hoá thành tranh, tượng và nhân vật trong văn học viết cũng như truyền thuyết dân gian.

Những bài thuyết pháp, giảng đạo của các ngài đồng thời cũng là những bài học đạo đức khuyên răn con người hướng thiện đã đến với muôn dân, đã được khắc in và truyền lại cho hậu thế.
Mặc dù đến hết triều Trần, Phật giáo không còn giữ được địa vị như giai đoạn trước, song tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã kịp chuyển hoá, thấm sâu trong đời sống tinh thần dân chúng và trở thành những giá trị văn hoá bền vững trước thời gian.

Nếu văn hoá là những gì còn lại trước thời gian thì chính các giá trị vật thể và phi vật thể liên quan Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã là một minh chứng sâu sắc cho khả năng tồn tại và phát triển của một di sản văn hoá, bất chấp năm tháng và mọi thăng trầm thế sự. Theo một nghĩa rộng, di sản này đã toả sáng thành "tâm thức Trúc Lâm" trong lòng mỗi con người thuộc mọi thế hệ, ở khắp mọi vùng đất nước.

KẾT LUẬN
Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông, một con người quá nổi bật ở nhiều mặt, một nhân cách quá sáng ngời: Nói về mặt lãnh đạo, là một nhà lãnh đạo tài ba; về chính trị là một nhà chính trị xuất chúng; về văn hoá là nhà văn hoá lớn; về tôn giáo, là nhà tôn giáo tuyệt vời…Do đó, để nhận định về Ngài, chúng ta khó có thể nhận định toàn vẹn được, nếu đứng trên một chủ kiến, một khía cạnh. Và hơn thế nữa, Ngài lại là hành giả trong pháp xuất thế, một bậc Tổ sư của nhà thiền thì càng không thể lấy theo ý thức tư duy bình thường mà hiểu được Ngài, phải là người trong cuộc với nhau mới hiểu thấu được nhau, như kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ Phật mới biết”.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được gắn liền với tên tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, là một đại nhân duyên không phải tầm thường cần được tôn trọng và phải tôn trọng. Phật giáo nói chung, còn đường Thiền nói riêng, là con đường luôn sáng tạo, phù hợp với tinh thần phát triển ở các thời đại. Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông là bậc tôn kính đối với tất cả con cháu chúng ta, và tinh thần của Ngài còn được phát huy đúng mức, nhắc nhở cho con em chúng ta và con cháu mai sau phải luôn nhớ cội nguồn, phải biết trân quý, giữ gìn gia sản quí báu của tổ tiên, chính đó là nền tảng xây dựng đất nước vững bền. Ngài đã dung hợp các dòng thiền thành một thiền phái Trúc Lâm. Với tinh thần căn bản của Thiền tông là: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, tức chỉ thẳng ngay tâm người, ai nhận được bản tánh thì đủ cái nhân thành Phật. Vậy thành Phật là ở ngay trong tự tánh, không ở nơi nước này hay nước nọ, hoặc nơi người sứ này hay sứ kia. Hơn nữa, đã chỉ thẳng tâm người, thì ai không có tâm? Đã có tâm tức có thiền, nếu chúng ta sáng được tâm tức đạt yếu chỉ thiền, đâu phải tự khinh mình? Đó là đem lại niềm tự tin cho dân tộc. Thiền dạy phải tự tin chính mình là gốc, thì ở đây thiền phái Trúc Lâm đã ứng dụng điều đó vào thực tế.

Do đó, dung hợp các dòng thiền thành một dòng thiền Việt Nam, trong ý nghĩa thầm kín sâu xa, là một nhát đánh động lòng tin của dân tộc, đồng trừ đi niệm phân biệt đây kia. Không phái này chỉ trích phái nọ, chỉ ngộ bản tâm là chính. Không tông môn này đối chọi tông môn kia, chỉ sáng tâm là trên. Quả thật, chính đây là một nét chấm phá làm nổi bật nền Phật Giáo Việt Nam và đó là ngọn đèn sáng cho những thế hệ sau này cần soi sáng. Đối với lịch sử và văn hóa Phật giáo thì thiền phái Trúc Lâm vẫn để lại dấu ấn thiêng liêng trên dãy núi Yên Tử mà ngàn đời sau con cháu người Việt dù có phải là tín đồ của Phật giáo hay không thì cũng luôn hướng về nơi đó, nơi có một vị vua của dân tộc Việt đã để lại những giá trị quý giá mà không phải đất nước nào cũng có được.

TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. HT. Thích Thanh Từ – Trúc Lâm Tam Tổ giảng giải. 1997.
2. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.
3. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001
4. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000.
5. Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử lược. Nxb Minh Đức 1960.
6. Lê Mạnh Thát –Toàn Tập Trần Nhân Tông – Nxb TPHCM - 2000.
7. Ngô Sĩ Liên – Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. 1985
8. Thích Phước Đạt, Từ Giáo hội Phật giáo Nhất Tông đời Trần đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.

[1] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, trang. 428
[2] Thích Phước Đạt, Giáo hội Phật giáo Nhất Tông đời Trần, tr. 1

[3] Thích Phước Đạt, Giáo hội Phật giáo Nhất Tông đời Trần, tr. 1
[4] Thích Thông Phương, Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm, www.khongtu.com
[5] Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo đàng trong, TP HCM 1995
[6] Tam Tổ thực lục, Thích Phước Sơn dịch, Viện NCPHVN, 1995, tr.40-41.
[7] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Lá bối, Sài Gòn, 1974, tr.406.

Read more...

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP