Chùa Am Vãi ngày lễ hội
Chùa Am Vãi thuộc làng Biềng, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Chùa được dựng trên gần đỉnh sườn phía bắc núi Am Vãi có độ cao hơn 438m so với mực nước biển. Núi Am Vãi nằm ngay ngã ba của hai con sông: sông Lục Nam và sông Bò. Sách Đại Nam nhất thống chí và Lục Nam địa chí cho chép rằng chùa Am Vãi là một ngôi chùa cổ nằm trong hệ thống chùa tháp thời Lý - Trần, thế kỷ XII – XIII. Nơi đây có công chúa nhà Trần đến tu nên mới gọi là chùa Am Vãi hay Am Ni tự. Trãi qua một thời gian chùa không còn tồn tại. Người dân địa phương đã tu tạo lại trên nền đá cũ có bình đồ kiến trúc theo lối chữ nhất, hướng Đông Bắc nơi có dãy Yên Tử mờ xa. Bên trái, xưa kia có hai tháp đá, nay chỉ còn một. Trong tháp có bài vị cổ ghi dòng chữ Hán: “Trúc Lâm viên tịch ma ha bất thương Tỳ Khưu Như Liên thiền sư hoá thân bồ tát cẩn vị”. Khi Thiền phái Trúc Lâm phát triển, chùa Am Vãi là địa điểm đón nhận nhiều vị sư đến tu tại và trở thành một phân nhánh quan trọng của thiền phái để kết nối với các trung tâm Phật giáo lớn: Vĩnh Nghiêm, Quỳnh Lâm và Yên Tử. Nơi đây nỗi tiếng với 2 giếng nước tiên quanh nam không cạn, Hai bên chùa còn có hai cụm đá lớn in dấu bàn chân Phật.
Người dân làng Biềng và du khách thập phương mỗi khi tâm thành hướng Phật lại vượt núi chừng 2 giờ đồng hồ lên chùa Am. Từ Hang Tiền, Hang Gạo đi tiếp chừng 500m thì đến Đền Mẫu. Từ năm 1990 người dân thôn Biềng cùng với sự hỗ trợ của chính quyền xã Nam Dương đã cùng nhau tu bổ lại chùa trên cơ sở nền chùa cũ còn lại. Và đến năm 1998 ngôi chùa mới đã được hoàn thành theo đúng tâm nguyện của người dân. Kể từ đó dân trong làng lấy hai ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm làm ngày lễ hội. Lễ hội vừa mang tính tâm linh quyền bí vừa đặt trọn vẹn niềm tin vào đức Phật, mong Phật độ trì cho bình an lợi lạc. Ngôi chùa cổ nay đã được xác lập di tích cấp Huyện.
Thời gian trụ trì không bao lâu, nhưng với tâm nguyện trùng hưng Tam Bảo, Đại đức đã cho tái thiết lại ngôi thờ tự và một số hạng mục như: nhà nghỉ, nhà khách, nhà ăn cùng một số công trình phụ. Đặc biệt là ngày 01 tháng 3 năm Canh Dần này, đại đức đã khởi xướng và cho đúc quả Đại Hồng Chung với trọng lượng 800kg. Buổi lễ chú nguyện được diễn ra thật trang nghiêm và long trọng với sự cộng tác của một số Thành viên CLB Hoằng Pháp Trẻ từ Tp.HCM. Buổi lễ được sự chứng minh của Thượng tọa viện chủ Thiền viện Sùng Phúc Tp. Hà Nội, sự tham dự của chính quyền Huyện Lục Ngạn, xã Nam Dương, thôn Biềng và hơn 2.000 người tham dự.
Cùng mùa lễ hội, những nghi thức Phật giáo luôn được diễn tiến theo trình tự mà BTC đã sắp xếp. Buổi chiều cùng ngày, lễ Quy y Tam Bảo cho hơn 500 Phật tử các giới được diễn ra do đại đức Thích Trí Định (Thư ký CLB HPT) làm giới sư truyền giới. Sau đó là một thời pháp với đề tài: “Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo” cũng do đại đức thuyết giảng.
Người dân về dự lễ hội tuy chưa thấm nhuần giáo lý Phật đà, nhưng lòng thành hướng tới Phật vẫn luôn tuôn chảy thông qua hình thức lễ Phật cúng dường. Nhiều ánh mắt người dân dõi theo từng bước chân đi và nụ cười ánh mắt toát lên sự yêu thương chia sẻ trông rất thân thiện của các vị sư từ trong Nam ra.
“Ô! Sao lăm lay lại lắm nhà sư thế nhở?”, giọng nói đầy chất Bắc của Phật tử khiến quý Thầy trong Nam ra cũng thấy thú vị mà quên đi mệt nhọc và cái rét căm căm của những ngày đầu mùa mưa.
Sáng ngày mồng 02, buổi lễ tụng kinh cầu nguyện Quốc thới dân an có hơn 1.000 Phật tử tham dự. Ngôi chùa tuy rất nhỏ, nhưng lòng thành cùa Phật tử đã nới rộng them bằng những khung rạp tạm trước tiền đường. Sự kính cẩn trang nghiêm của Phật tử như một hứa hẹn cho phước lành sẽ đến nên trong thời kinh ai nấy đều lắng lòng chờ đợi. Sau thời kinh là một thời sinh hoạt văn nghệ do 2 cây siêu sao văn nghệ của CLB, đại đức Pháp Như và đại đức Tánh Khả (TV CLB HPT) hướng dẫn, kết hợp với quý Sư cô từ Hà Nội làm cho không khí trở nên vui nhộn khiến Phật tử quên đi cái mệt khi phải vượt bộ hơn 2 giờ đồng hồ, thậm chíh có người ngủ lại đêm tại chùa.
Tối đến, một đêm lửa trại quy tụ với hơn 1.500 Phật tử quay quần bên nhau chờ đợi ánh lửa thắp sáng lên niềm tin và hy vọng. Đại đức trú trì cho mồi ngọn lửa thiêng với lời cầu nguyện cho nền hòa bình và độc lập. Ngọn lửa bóc cao và tiếng hò reo của lửa cùng âm vang lời ca tiếng hát từ CTĐ cùng các bô lão, Phật tử tham dự làm cho núi rừng đêm ấy như lặng yên nhường lại cho niềm hân hoan của Phật tử địa phương với những câu hò điệu lý mang tính dân gian và gần gũi. Đầy đủ sắc màu, đầy đủ điệu đàng, đầy đủ những tông khác nhau nhưng cùng mang một ý nghĩa là làm sao cho đêm lữa trại thật vui và tràn đầy ý nghĩa, bởi lẽ đây là đêm lửa trại từ xưa chưa từng có đối với dân đại phương. Đêm sương phủ dày đặc chóp núi, cái lạnh chế ngự cả không gian, lửa tàn, giờ hết mà tâm tư chưa kết thúc khi nỗi lòng vẫn còn hân hoang và chưa muốn dừng cuộc chơi.
Sáng ngày 03, ngày chính thức khai Đại Hồng Chung và cũng là ngày chính thức khai Hội chùa Am Vãi. Ngay từ 2 ngày trước, một số đã đến và ở lại chờ ngày khai hội, cho nên ngay từ tinh mơ là đã kín cả người trên khuôn viên chùa. Giờ hành lễ đã đến, hai hàng Phật tử chưa thuần thành nhưng vẫn trang nghiêm làm hàng rào để cung đón CTĐ và đón chào Chính quyền các cấp về tham dự. Lối đi từ khách đường đến chánh điện càng hẹp lại vì lượng Phật tử tham dự quá đông lên đến hơn 3.000 người.
Đại đức Trí Định đãi lao CTĐ chính thức niêm hương bạch Phật sái tịnh, gia trì, và hô Chung. Những tiếng Chung gióng lên như một âm ba cảnh tỉnh bao tâm hồn còn mãi mê luân lạc trong cái khổ đau của trần thế, mang thông điệp từ bi và bình đẳng của đức Phật chuyển tải yêu thương đến với những tâm hồn bé bổng đang mê ngủ trong đêm dài của mê muội. Sau vị sám chủ, đại đức trú trì, CTĐ Tăng Ni, Chính quyền lần lượt gióng Chung, Tiếp theo là sự luân phiên một cách trân trọng và nhịp nhàng của Phật tử dưới sự sắp xếp tài tình của đại đức Tánh Khả và đại đức Pháp Như. Mỗi người được đánh một tiếng Chung như nhận được phúc lộc từ phía đức Phật nên ai cũng mong tới lượt mình, và hành phúc lân lân khi được tự tay đánh Chung. Sau lễ khai Đại Hồng Chung, đại đức Tuệ Minh cũng tuyên lời khai hội chùa Am Vãi.
Buổi lễ diễn ra hết sức trang nghiêm và trọng thể, Phật như thương tình nên khiến cho giữa mùa mưa và cái lạnh căm căm trên đầu non chót núi cũng phải tự xua đi, để lại sự ấm ấm với một không gian hoang đãng hòa quyện với sự nô nức hân hoan của mọi người. Thông qua đây, hình ảnh Chư Tăng và 3 ngày lễ hội đã thức tỉnh và nung nấu tinh thần hộ Pháp của Phật tử, nhiều người đã rớm nước mắt vì quá hạnh phúc vì đây là lần đầu tiên trong đời họ mới chứng kiến.
Về chùa chẳng những được lạy Phật, cúng dường, nghe Pháp, Quy y, sinh hoạt văn nghệ, đánh Chung mà còn được dùng cơm chùa một cách ngon lành. Cơm tuy đạm bạc nhưng lai rất ngon bởi đây là cơ hội để họ được một lần ăn chay, với hình thức dù đứng hay ngồi cũng không làm mất trật tự mà còn tạo sự trang nghiêm tuyệt đối cho ngày Hội.
Sau lễ hội, những khoảnh khắc ấy chắc chắn ghi sâu vào tâm khảm của rất nhiều người. Hy vọng niềm tin Tam Bảo và tinh thần người Phật tử sẽ dâng cao và phát huy hơn nữa tinh thần hộ trì Chánh pháp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét