Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008
Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008
Qúa trình kết tập kinh điển lần thứ nhất
DẪN NHẬP
Đạo Phật ngay từ khi xuất hiện tại Ấn Độ đã để lại vô vàn những điều lợi ích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sữ, đạo Phật vẫn tồn tại cho đến hôm nay và đã lan truyền qua nhiều nước trên thế giới. Có những thời gian đạo Phật cũng gặp những biến cố tang thương, nhiều lớp người đã xả bỏ tấm thân vô thường để mong cho chân lý của Đức Phật mãi trường tồn trên thế gian này.
Từ khi Đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Nai (Migadaya) với bài pháp Tứ Thánh đế, đó là mốc son lịch sử khởi đầu cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Ngài và cho mãi về sau những đệ tử chân chánh của ngài luôn luôn ghi nhớ. Vì đó là bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật mà chính bài pháp ấy là nền tảng cho hệ thống giáo lý của đạo Phật. Từ bài pháp ấy biết bao nhiêu người từ phân thận phàm phu đã trở nên một bậc thánh.
Từ khi thành đạo cho đến lúc nhập niết bàn, không có một lời dạy hay một giáo lý nào của Ðức Phật được ghi thành văn tự hay sách vỡ. Do đó sau khi Ðức Phật nhập niết bàn, các cao đồ của Ngài liền nghĩ ngay đến việc lưu truyền giáo pháp của Ðức Thế Tôn bằng cách kết tập lại những điều giáo huấn của Ngài lúc còn tại thế. Trong đó cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất những điều được trùng tuyên là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Đó là giáo lý nguyên thủy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn được các đệ tử trùng tuyên lại, từ đó làm nền tảng cho hệ thống giáo lý phát triển sau này. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài “Quá trình kết tập kinh điển lần thứ nhất sau Phật nhập Niết bàn”.
Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả-phân tích lại những lời của Đức Phật đã dạy trong kinh tạng, luật tạng, bên cạnh đó cũng sử dụng những phương pháp khác để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt.
Trong hệ thống giáo điển của đạo Phật có vô vàn pháp môn tu mà các nhà học giả thường nói là tám vạn bốn ngàn pháp môn tu và những giới luật liên quan đến sự tu tập giải thoát, mà trong thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất các đề tử của Phật đã cố gắng giữ gìn lại tất cả giáo lý quan trọng. Cho nên đối với tất cả hành giả muốn tu tập trên con đường giải thoát không thể không quan tâm đến. Ngày nay, tất cả kinh điển còn truyền thừa và được lan truyền rộng rãi là nhờ công đức của các vị A la hánh đệ tử Phật với công hạnh hộ trì chánh pháp, hoằng hóa độ sạnh, làm cho giáo pháp của Thế Tôn không bị mai một mà vĩnh viễn trường tồn trên thế gian này.
NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ẤN ĐỘ TRƯỚC PHẬT GIÁO
Về địa lý, phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Theo sử liệu hiện nay thì dân tộc Ấn có chung tổ tiên với các dân tộc châu Âu, đó là các bộ lạc du mục đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước Công Nguyên.[1]
Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị.
Tư tưởng luân hồi và cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Việc giai cấp tăng lữ được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất nhiều hướng triết lý hay hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...
Chính sự phức tạp của xã hội, các tư tưởng khá phong phú về nhân sinh quan vũ trụ quan, và sự xuất hiện của các phương thức tu tập đa dạng đã là một môi trường giúp cho Thích Ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về sau.
2. THÀNH LẬP TĂNG ĐOÀN
Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 544 TCN) thì Thích Ca đã quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và mang về thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn.
Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ.
Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các Bố tát, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia (hay cư sĩ). Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt. [2]
Sau khi Phật nhập tịch thì Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Nhằm giữ gìn giềng mối của đạo Phật cho nên các vị đệ tử của Ngài đã triệu để tập kết tập kinh điển, giữ nguyên các hoạt động truyền thống của Tăng đoàn.
3. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KỲ KẾT TẬP KINH ĐIỂN THỨ NHẤT
3.1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH
Khi Phật còn sinh tiền, các giảng thuyết đều chỉ truyền miệng. Phật lại tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng hấp thụ để có lời giảng thích hợp của thính chúng. Các phương pháp dùng lại rất phong phú tùy theo hoàn cảnh và phương tiện. Do đó, sự dị biệt khó tránh khỏi trong các lời giảng.
Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: “Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa. Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?”. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp.
Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: “Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng”.
Tôn giả Ca Diếp liền bảo: “A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự”.
Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng. Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ:
“Ngồi dưới chỗ cây vắngTâm hướng đến Niết bàn.Thiền định chớ phóng dậtNói nhiều có ích chi?”
A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: “Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng”. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. [3]
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, chư Tăng liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Như vậy thời gian kết tập kinh điển lần thứ nhất là sau khi Phật nhập Niết bàn ba tháng.
3.3. THÀNH PHẦN THAM DỰ
Ngài Huyền Trang cho rằng kỳ kết tập này gồm 1000 vị A la hán, nhưng không chính xác. Theo Tiểu Phẩm (Cullavagga) và Đại Phẩm (Dipavamsa) thành viên tham dự là 500 vị A la hán. Người bảo trợ cho toàn bộ kỳ kết tập này là vua A Xà Thế, các trưởng lão sau đây chủ trì:
1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa
2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa.
3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa.
4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa.
5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa.
6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa.
7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa.
8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa.[4]
Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán. [5]
Đạo Phật ngay từ khi xuất hiện tại Ấn Độ đã để lại vô vàn những điều lợi ích. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sữ, đạo Phật vẫn tồn tại cho đến hôm nay và đã lan truyền qua nhiều nước trên thế giới. Có những thời gian đạo Phật cũng gặp những biến cố tang thương, nhiều lớp người đã xả bỏ tấm thân vô thường để mong cho chân lý của Đức Phật mãi trường tồn trên thế gian này.
Từ khi Đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Nai (Migadaya) với bài pháp Tứ Thánh đế, đó là mốc son lịch sử khởi đầu cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Ngài và cho mãi về sau những đệ tử chân chánh của ngài luôn luôn ghi nhớ. Vì đó là bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật mà chính bài pháp ấy là nền tảng cho hệ thống giáo lý của đạo Phật. Từ bài pháp ấy biết bao nhiêu người từ phân thận phàm phu đã trở nên một bậc thánh.
Từ khi thành đạo cho đến lúc nhập niết bàn, không có một lời dạy hay một giáo lý nào của Ðức Phật được ghi thành văn tự hay sách vỡ. Do đó sau khi Ðức Phật nhập niết bàn, các cao đồ của Ngài liền nghĩ ngay đến việc lưu truyền giáo pháp của Ðức Thế Tôn bằng cách kết tập lại những điều giáo huấn của Ngài lúc còn tại thế. Trong đó cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất những điều được trùng tuyên là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Đó là giáo lý nguyên thủy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn được các đệ tử trùng tuyên lại, từ đó làm nền tảng cho hệ thống giáo lý phát triển sau này. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài “Quá trình kết tập kinh điển lần thứ nhất sau Phật nhập Niết bàn”.
Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả-phân tích lại những lời của Đức Phật đã dạy trong kinh tạng, luật tạng, bên cạnh đó cũng sử dụng những phương pháp khác để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt.
Trong hệ thống giáo điển của đạo Phật có vô vàn pháp môn tu mà các nhà học giả thường nói là tám vạn bốn ngàn pháp môn tu và những giới luật liên quan đến sự tu tập giải thoát, mà trong thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất các đề tử của Phật đã cố gắng giữ gìn lại tất cả giáo lý quan trọng. Cho nên đối với tất cả hành giả muốn tu tập trên con đường giải thoát không thể không quan tâm đến. Ngày nay, tất cả kinh điển còn truyền thừa và được lan truyền rộng rãi là nhờ công đức của các vị A la hánh đệ tử Phật với công hạnh hộ trì chánh pháp, hoằng hóa độ sạnh, làm cho giáo pháp của Thế Tôn không bị mai một mà vĩnh viễn trường tồn trên thế gian này.
NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ẤN ĐỘ TRƯỚC PHẬT GIÁO
Về địa lý, phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Theo sử liệu hiện nay thì dân tộc Ấn có chung tổ tiên với các dân tộc châu Âu, đó là các bộ lạc du mục đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước Công Nguyên.[1]
Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị.
Tư tưởng luân hồi và cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Việc giai cấp tăng lữ được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất nhiều hướng triết lý hay hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...
Chính sự phức tạp của xã hội, các tư tưởng khá phong phú về nhân sinh quan vũ trụ quan, và sự xuất hiện của các phương thức tu tập đa dạng đã là một môi trường giúp cho Thích Ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về sau.
2. THÀNH LẬP TĂNG ĐOÀN
Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 544 TCN) thì Thích Ca đã quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và mang về thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn.
Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ.
Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các Bố tát, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia (hay cư sĩ). Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt. [2]
Sau khi Phật nhập tịch thì Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Nhằm giữ gìn giềng mối của đạo Phật cho nên các vị đệ tử của Ngài đã triệu để tập kết tập kinh điển, giữ nguyên các hoạt động truyền thống của Tăng đoàn.
3. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KỲ KẾT TẬP KINH ĐIỂN THỨ NHẤT
3.1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH
Khi Phật còn sinh tiền, các giảng thuyết đều chỉ truyền miệng. Phật lại tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng hấp thụ để có lời giảng thích hợp của thính chúng. Các phương pháp dùng lại rất phong phú tùy theo hoàn cảnh và phương tiện. Do đó, sự dị biệt khó tránh khỏi trong các lời giảng.
Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: “Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa. Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?”. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp.
Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: “Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng”.
Tôn giả Ca Diếp liền bảo: “A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự”.
Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng. Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ:
“Ngồi dưới chỗ cây vắngTâm hướng đến Niết bàn.Thiền định chớ phóng dậtNói nhiều có ích chi?”
A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: “Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng”. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. [3]
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, chư Tăng liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Như vậy thời gian kết tập kinh điển lần thứ nhất là sau khi Phật nhập Niết bàn ba tháng.
3.3. THÀNH PHẦN THAM DỰ
Ngài Huyền Trang cho rằng kỳ kết tập này gồm 1000 vị A la hán, nhưng không chính xác. Theo Tiểu Phẩm (Cullavagga) và Đại Phẩm (Dipavamsa) thành viên tham dự là 500 vị A la hán. Người bảo trợ cho toàn bộ kỳ kết tập này là vua A Xà Thế, các trưởng lão sau đây chủ trì:
1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa
2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa.
3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa.
4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa.
5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa.
6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa.
7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa.
8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa.[4]
Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán. [5]
4. DIỄN BIẾN KỲ KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ NHẤT
4.1. KẾT TẬP LUẬT TẠNG
Theo sử liệu ghi trong tiểu phẩm (Cullavagga) tiến trình kết tập rất đơn giản. Tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận. Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly:
- Thưa tôn giả Upali, giới Ba la di được ban hành tại đâu?
Ngài Upali đáp:
- Thưa tôn giả tại Vesaly
- Thưa tôn giả liên hệ đến người nào trong giới này?
- Tu Đề Na (Sudina)
- Thưa tôn giả liên hệ đến vấn đề gì? Giới thứ nhất của Ba la di.
- Ngài Upali đáp: liên hệ đến dâm dục
Với thể thức như vậy Ngài Đại Ca Diếp hỏi ngài Upali từng học giới một, giới nào Phật chế trước, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm tội. Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần).
Như vậy, trong cuộc kết tập luật tạng được kết tạp trước cho thấy rằng tầm quan trọng của giới luật là hàng đầu.
4.2. KẾT TẬP KINH TẠNG
Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí. Tôn giả Đại Ca Diếp hỏi các ngài nhất trí là bắt đầu là bài kinh Phạm Võng (Brahmajalla sutta). Ngài Đại Ca Diếp hỏi hỏi như sau: “Này hiền giả Ananda! Nguyên nhân nào mà Thế Tôn thuyết bài kinh này? Địa điểm ở đâu? Đối tượng thuyết giảng là ai? Nội dung của từng bài kinh là gì?
Ananda trả lời xong, rồi chư Tăng bắt đầu cùng nhau tụng lại và xác định đây là lời dạy của Thế Tôn. Cách thức như vậy tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây: Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm (Digha agama) , những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm (Majjhima agama). Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm (Samyutta agama). Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama). Ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng.
Trong thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất này các bộ bài kinh lần lượt được ngài A Nan trùng tuyên lại rành mạch những lời dạy khi còn tại thế của Đức Thế Tôn. Theo Phật giáo Bắc truyền thì những bài kinh đó được tập hợp lại thành bốn bộ kinh: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm; còn theo kinh điển Nam truyền thì những bài kinh đó dược tập hợp thành năm bộ kinh gọi là Nikaya: Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tiểu Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh và Tăng Chi Bộ kinh. Như vậy có sự khác nhau giữa Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền về tựa đề của các bộ kinh tuy nhiên về phần nội dung cũng có một số khác biết do phần dịch thuật.[6]
Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí. Tôn giả Đại Ca Diếp hỏi các ngài nhất trí là bắt đầu là bài kinh Phạm Võng (Brahmajalla sutta). Ngài Đại Ca Diếp hỏi hỏi như sau: “Này hiền giả Ananda! Nguyên nhân nào mà Thế Tôn thuyết bài kinh này? Địa điểm ở đâu? Đối tượng thuyết giảng là ai? Nội dung của từng bài kinh là gì?
Ananda trả lời xong, rồi chư Tăng bắt đầu cùng nhau tụng lại và xác định đây là lời dạy của Thế Tôn. Cách thức như vậy tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây: Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm (Digha agama) , những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm (Majjhima agama). Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm (Samyutta agama). Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama). Ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng.
Trong thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất này các bộ bài kinh lần lượt được ngài A Nan trùng tuyên lại rành mạch những lời dạy khi còn tại thế của Đức Thế Tôn. Theo Phật giáo Bắc truyền thì những bài kinh đó được tập hợp lại thành bốn bộ kinh: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm; còn theo kinh điển Nam truyền thì những bài kinh đó dược tập hợp thành năm bộ kinh gọi là Nikaya: Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tiểu Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh và Tăng Chi Bộ kinh. Như vậy có sự khác nhau giữa Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền về tựa đề của các bộ kinh tuy nhiên về phần nội dung cũng có một số khác biết do phần dịch thuật.[6]
4.3. SÁU TỘI ĐỘT CÁT LA VỚI NGÀI A NAN
Cuộc kết tập kinh điển vẫn diễn tiến, sau khi Ngài A Nan đã trùng tuyên đầy đủ tất cả nhửng lời dạy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn khi còn tại thế, tôn giả Ca Diếp tuyên bố: “Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định”.
Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: “Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: “Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ”.
Ca Diếp liền hỏi: “Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?”.
A Nan đáp: “Không biết”.
- Vì sao không biết?
- Vì tôi không hỏi Thế Tôn.
- Vì sao không hỏi?
- Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài.
- Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối.
- Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá.
- Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia.
- Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la.
- Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh.
- Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn.
- Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.
- Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối, họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối.[7]
Ngài A Nan là vị thị giả theo hầu Đức Phật 25 năm sau cho đến khi Phật Niết bàn. Trong suốt 25 năm A Nan là một người cẩn thận chăm lo cho Phật từng chút một. Vai trò của thị giả quả là không dể dàng gì khi Phật lại là một vị toàn giác không có một chút tùy vết. Vả lại ngài A Nan lúc nào cũng theo Phật không chỉ để làm thị giả bình thường mà cốt yếu ở chỗ ngài làm thị giả Phật là để học nhiều nghe rộng. Chính vì sự đa văn của ngài mà ngài mới thông thuộc từng lời của Thế tôn, không những thế ngài A Nan còn nhớ những lời nói của các tôn giả khác. Hạnh nguyện của ngài A Nan là giữ gìn chánh pháp của các Như Lai, vì vậy mà kinh điển còn được truyền thừa đến hôm nay là nhờ hạnh nguyện của ngài.
Về phần Tôn giả Ca Diếp cử tội ngài A Nan trong cuộc kết tập người viết không có ý kiến vì các vị A la hán làm việc có lý do của các vị. Vã lại không lấy ý kiến của mình để nói về hành trạng của các vị A la hán.
Cuộc kết tập kinh điển vẫn diễn tiến, sau khi Ngài A Nan đã trùng tuyên đầy đủ tất cả nhửng lời dạy từ kim khẩu của Đức Thế Tôn khi còn tại thế, tôn giả Ca Diếp tuyên bố: “Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định”.
Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: “Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: “Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ”.
Ca Diếp liền hỏi: “Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?”.
A Nan đáp: “Không biết”.
- Vì sao không biết?
- Vì tôi không hỏi Thế Tôn.
- Vì sao không hỏi?
- Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài.
- Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối.
- Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá.
- Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia.
- Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la.
- Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh.
- Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la.
- Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn.
- Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối.
- Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối, họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối.[7]
Ngài A Nan là vị thị giả theo hầu Đức Phật 25 năm sau cho đến khi Phật Niết bàn. Trong suốt 25 năm A Nan là một người cẩn thận chăm lo cho Phật từng chút một. Vai trò của thị giả quả là không dể dàng gì khi Phật lại là một vị toàn giác không có một chút tùy vết. Vả lại ngài A Nan lúc nào cũng theo Phật không chỉ để làm thị giả bình thường mà cốt yếu ở chỗ ngài làm thị giả Phật là để học nhiều nghe rộng. Chính vì sự đa văn của ngài mà ngài mới thông thuộc từng lời của Thế tôn, không những thế ngài A Nan còn nhớ những lời nói của các tôn giả khác. Hạnh nguyện của ngài A Nan là giữ gìn chánh pháp của các Như Lai, vì vậy mà kinh điển còn được truyền thừa đến hôm nay là nhờ hạnh nguyện của ngài.
Về phần Tôn giả Ca Diếp cử tội ngài A Nan trong cuộc kết tập người viết không có ý kiến vì các vị A la hán làm việc có lý do của các vị. Vã lại không lấy ý kiến của mình để nói về hành trạng của các vị A la hán.
4.4. QUYẾT ĐỊNH KHÔNG BỎ MỘT HỌC GIỚI NÀO
Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ, tôn giả Ca Diếp trình bày: “Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: “Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa”. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: “Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy”.
Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp.
Theo cách suy nghĩ của tôn giả Đại Ca Diếp thì không tự ý chế thêm giới và cũng không được tùy tiện bỏ giới nào. Ta thấy cũng có lý vì tất cả những học giới của Đức Phật đã dạy khi còn tại thế là do các vị đệ tử của ngài đã vi phạm rồi Phật mới chế giứi chứ không phải ngài tự đặt ra. Những giới luật dù nhỏ hay lớn cũng chỉ để tránh đi lỗi lầmm sợ ảnh hưởng đến con đường tu tập giải thoát. Và những người chưa đạt được sự giác ngộ viên mãn như Phật cũng không thể thấu rõ được hậu quả của việc hủy bỏ giới pháp. Cho nên quyết định giữ lại không bỏ một giới nào của tôn giả Ca Diếp là đúng đắn và vậy mà được đại chúng đồng thanh nhất trí.
Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ, tôn giả Ca Diếp trình bày: “Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: “Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa”. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: “Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy”.
Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp.
Theo cách suy nghĩ của tôn giả Đại Ca Diếp thì không tự ý chế thêm giới và cũng không được tùy tiện bỏ giới nào. Ta thấy cũng có lý vì tất cả những học giới của Đức Phật đã dạy khi còn tại thế là do các vị đệ tử của ngài đã vi phạm rồi Phật mới chế giứi chứ không phải ngài tự đặt ra. Những giới luật dù nhỏ hay lớn cũng chỉ để tránh đi lỗi lầmm sợ ảnh hưởng đến con đường tu tập giải thoát. Và những người chưa đạt được sự giác ngộ viên mãn như Phật cũng không thể thấu rõ được hậu quả của việc hủy bỏ giới pháp. Cho nên quyết định giữ lại không bỏ một giới nào của tôn giả Ca Diếp là đúng đắn và vậy mà được đại chúng đồng thanh nhất trí.
4.5. LUẬN TỘI CHANNA
Trước khi Phật nhập Niết bàn để lại di huấn rằng, Tăng đoàn cần phải hành tội phạm đàn đối với Channa (Xa Nặc), để làm gương cho chúng Tỳ kheo. Lý do Channa cậy mình có công với Đức Phật, cho nên ông ta cực kỳ kiêu ngạo, xem thường tất cả chúng Tăng từ nhỏ đến lớn trong Tăng đoàn. Hình thức là phải cắt đứt mọi quan hệ với Channa. Khi nghe quyết định phạt của Tăng chúng nên Channa rất buồn rầu đau khổ, hối hận với việc làm của mình. Nhờ vậy Channa lập tức loại bỏ mọi lỗi lầm của tự thân và chứng đắc A la hán. Do đó quyết định phạt mất tính hiệu lực.
4.6. TRƯỞNG LÃO PHÚ LÂU NA VÀ TÁM ĐIỀU PHẬT KHAI
Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong. Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Khi ngài Ðại Ca Diếp trùng tuyên xong, Trưởng lão Phú Lâu Na nói có tám việc tự thân nghe Phật khai cho:
1. Được chứa thức ăn trong phòng ngủ (nội túc).
2. Được nấu nướng trong tu viện (nội chữ).
3. Được tự mình nấu nướng (tự chữ).
4. Được tự lấy thức ăn (tự thủ thực).
5. Được dậy sớm thọ thực (tảo khởi thọ thực).
6. Được ăn của người khác mang về cho mình (tùng bỉ trì lai).
7. Được ăn đủ loại trái cây (tạp quả).
8. Thức ăn lấy từ ao hồ ra không tác pháp dư thực vẫn được ăn (trì thủy xuất giá bát tác dư thực pháp đắc thực).
Ngài Ca Diếp nói: “Lúc ấy lúa gạo mắc mỏ nên Phật khai cho nhưng sau đó Phật chế trở lại. Vì vậy phải theo lời Phật mà vâng giữ”.[8]
Như vậy, tám điều Phật khai cho chúng Tăng đã được trưởng laoc Phú Lâu Na nói lại cũng không được chấp nhận. Tuy nhiên cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất kết thúc trong niềm hoan hỷ của mọi người.
5. NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ KỲ KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN THỨ NHẤT
Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý; tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng “tam sao thất bổn” làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu.
Trong đại hội kết tập lần thứ nhất, chỉ có hai phần Pháp và Luật được trùng tuyên lại. Mặc dù không có quan điểm khác nhau về Pháp nhưng chỉ có thảo luận một ít vấn đề về giới luật. Trước khi Thế Tôn viên tịch, Ngài có bảo Đại Đức Ananda rằng nếu Tăng già muốn sửa đổi một ít giới luật nhỏ, thì các vị có thể sửa đổi. Nhưng lúc đó ngài Ananda quá u sầu vì Thế Tôn sắp viên tịch mà đối với Ananda thì điều đó không thể có được, nên ngài không có hỏi bậc Đạo sư giới nào là giới nhỏ. Những thành viên của hội nghị không đồng ý về điều giới luật nào là giới nhỏ, cuối cùng trưởng lão Kassapa quyết định rằng không có giới luật nào Thế Tôn đưa ra phải thay đổi, và ngài cũng không có giới thiệu thêm giới luật mới nào. Như vậy không có lý do chính đáng nào để thay đổi giới luật. Tuy nhiên trưởng lão Kassapa nhắc nhở một điều: "Nếu chúng ta thay đổi giới luật, dư luận quần chúng sẽ nói rằng đệ tử Sa Môn Gotama thay đổi giới luật trước khi Ngài hỏa táng."
Trong đại hội, giáo pháp được phân chia thành những phần khác nhau và mỗi phần được ấn định cho một vị trưởng lão và đệ tử của vị đó để ghi nhớ. Sau đó giáo pháp được truyền khẩu từ vị thầy đến đệ tử. Giáo pháp được đọc tụng hằng ngày do bởi những hội chúng thường xuyên kiểm chứng với nhau để bảo đảm rằng không có sự thiếu sót hoặc thêm bớt nào cả. Những nhà sử học công nhận rằng truyền thống khẩu truyền thì đáng tin cậy hơn một bản báo cáo do một người viết về một sự kiện xảy ra sau nhiều năm.
KẾT LUẬN
Trong kỳ kết tâp kinh điển lần thứ nhất là tiền đề cho các kỳ kết tập sau này. Những điều được trùng tuyên là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Các bộ kinh văn trên cũng là căn bản cho Phật giáo nguyên thuỷ.
Cuộc kết tập đã được tổ chức tại Tỳ Xá Ly (Rajagriha, nay là Rajgir), với sự tham dự của 500 vị A la hán và sự ủng hộ của vua A Xà Thế vào khoảng đầu thế kỷ thứ 5 TCN. A Nan Đà (Ananda) là người theo hầu Phật suốt 25 năm, được xem là người có trí nhớ tuyệt vời, đứng ra trì tụng lại những điều Phật giảng thuyết (bởi vậy các bộ kinh đều bắt đầu bằng câu "Tôi nghe như vầy:", lời của A Nan Đà). Còn Upali, là người thợ cạo, kể lại về giới luật.
Phương pháp kết tập được kể lại bằng trí nhớ và cũng không có ghi thành văn bản. Giáo pháp của Ðức Thế Tôn giảng dạy rất nhiều, nhưng không ngoài tam tạng và 12 phần giáo. Trong hai lần kết tập đầu tiên, Chư Tăng kết tập theo thể thức hội tụng chứ chưa dùng cách ghi chép, mãi cho đến lần kết tập thứ 3 và thứ 4, ngoài cách hội tụng còn có ghi chép bằng văn tự. Tăng già phía bắc ghi chép bằng chữ Phạn, tăng già phía nam ghi chép bằng chữ Pali. Từ đó giáo pháp bắt đầu chia thành hai đường truyền bá. Nếu lấy Trung Ấn làm tâm điểm thì kinh điển Pali được truyền qua Nam Ấn đến Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Việt Nam (Nam truyền). Kinh điển bằng tiếng Phạn được truyền qua Bắc Ấn đến Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam (Bắc truyền). (Phật giáo được du nhập vào Việt Nam bằng cả hai đường phía bắc và phía nam).
Một điều cần lưu ý là danh từ Nam truyền hay Nam tông, Bắc truyền hay Bắc tông là để chỉ cho hai hệ thống truyền thừa kinh điển bằng tiếng Pali hay Phạn ngữ, chứ không phải để chỉ cho Ðại thừa hay Tiểu thừa. Chính nhờ ở các kỳ kết tập kinh điển mà giáo pháp của Ðức Thế Tôn mới còn tồn tại cho đến ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh , Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
2. Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, NXB Tôn Giáo, 2002
3. Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
4. Hòa thượng Thích Trí Quang dịch, Luật Sa Di và Sa Di Ni, 1996.
5. Thích Viên Giác, Phật học cơ bản, NXB Tôn Giáo 2003.
6. Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lich sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
7. Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2004.
8. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
9. Thích Phước Sơn, Kết tập kinh điển, Nguyệt san Giác Ngộ
[1] Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, 2006, tr 34 – 35.
[2] Thích Phước Trí, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn
[3] Thích Phước Sơn, Kết tập kinh điển lần thứ nhất, nguyệt san Giác Ngô.
[4] Luật Tứ phần ghi: 1. Ðà Ê La Ca Diếp, 2. Trưởng lão Bà bà Na, 3. Ðại Ca Diếp, 4. Trưởng lão Ðại Châu Na.
Luật Thập tụng ghi: 1. A Nhã Kiều Trần Như, 2. Trưởng lão Quản Ðà, 3. Thập Lực Ca Diếp, 4. Ma Ha Ca Diếp.
[5] Ngũ phần luật, Ðại tạng kinh.1421, tr 190b- 192a.
[6] Thích Phước Sơn, Kết tạp kinh điển lần thứ nhất, Nguyệt san Giác Ngộ
[7] Thích Phước Sơn, Kết tạp kinh điển lần thứ nhất, Nguyệt san Giác Ngộ
[8] Thích Minh Thành, Luật học cơ bản, tập 1, Nxb Tôn giáo, 2001, tr.24.
Nhãn:
Phật học
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2008
Pháp Như hát nhạc Trịnh Công Sơn
Hân hạnh giới thiệu CD nhạc qua giọng ca của Pháp Như với tiếng đàn guitar của Phật tử Thiện Phước được thâu âm tại live show trực tuyến "Sỏi đá cũng cần nhau" room Phật Pháp Nhiệm Mầu vào ngày 8 tháng 3 năm 2008.
Chương trình với 14 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói về thân phận con người qua góc nhìn của Phật giáo.
1. Cát bụi
2. Đêm thấy ta là thác đổ
3. Dấu chân địa đàng
4. Diểm xưa
5. Đời gọi em biết bao lần
6.Biển nhớ
7. Hoa vàng mấy độ
8. Hạ trắng
9. Lặng lẽ nơi này
10. Một cõi đi về
11. Như cánh vạc bay
12. Phôi pha
13. Ru em từng ngón xuân nồng
14. Tôi ơi! đừng tuyệt vọng
Read more...
Nhãn:
Giới thiệu
Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)