Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2008

Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong việc thiết lập vương triều nhà Lý

800px-EinSaeulen_Pagode_Hanoi[1] DẪN NHẬP

Nhìn lại dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ II, III trước công nguyên, đã có các sư Ấn – Hoa theo các thương gia du nhập vào đã hình thành trung tâm truyền giáo tại Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Từ đó Đạo Phật đi vào lòng dân tộc theo bao thăng trầm thịnh suy của lịch sử. Nhiều vị danh tăng khi chiến tranh đã đóng góp công sức của mình vào việc giữ nước, khi hòa bình lại trở về với thảo am tiếp tục đời sống tu hành đạm bạc nhưng khi đất nước cần vẫn không bỏ mặt. Một trong những vị danh tăng ấy phải kể đến chính là Thiền sư Vạn Hạnh, người đã cùng Lý Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long, suốt đời tận tụy với sự nghiệp “Hộ quốc an dân”, và từng được xưng tán là “Chống gậy thiền trấn giữ kinh vua” thuở nào.

Dưới thời nhà Lý đặc biệt là triều đại của vua Lý Thái Tổ dân chúng được an cư lạc nghiệp, đâu đâu cũng nghe tiếng chuông chùa vang vọng, một phần cũng do sự đóng góp của Thiền sư Vạn Hạnh. “Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong việc thiết lập vương triều nhà Lý” đã nói lên tinh thần nhập thế của Đạo Phật. Đạo Phật không phải là đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này mà giác ngộ được. Với tinh thần Bồ tát đạo thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sanh, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài này.

Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích những sự kiện hay thông tin có sẵn và phân tích chúng để có được một sự đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên mục tiêu nghiên cứu hay hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài mong rằng sẽ đóng góp một phần nào làm rõ “Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong việc thiết lập vương triều nhà Lý”, vì trong suốt chiều dài lich sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc luôn luôn song hành. Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và cũng là nét văn hóa riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị đệ tử truyền thừa, trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian truyền đạo và hành đạo vẫn không làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ấy.

409px-Chhuong[1] NỘI DUNG

1. TÌNH HÌNH NƯỚC ĐẠI VIỆT TRƯỚC TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ

1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Năm 938, Ngô Quyền người Đường Lâm đã chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đến năm 939, ông bắt đầu xưng vương, hiệu là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Loa Thành, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Vua mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng đầu các vua. Năm 944 Ngô Quyền mất, ở ngôi 6 năm, thọ 47 tuổi. Năm 945, Khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha anh (có sách chép là em) của Dương hoàng hậu cướp ngôi xưng là Bình Vương. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách Giang lánh nạn. Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình. Năm 950 Xương Văn con thứ của Ngô Quyền bèn quay về đánh úp Tam Kha khôi phục lại cơ nhiệp của Tiền Ngô Vương. Mọi người muốn giết đi Bình Vương nhưng Xương Văn nói: "Bình Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết", bèn giáng làm Chương Dương Công, nhân đó ban cho thực ấp (nay là Chương Dương độ). Năm 951, Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương (Hậu Ngô Vương) sai sứ đón anh là Xương Ngập về kinh, cùng trông coi việc nước. Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương. Vua nối được kỷ cương hoàng gia, khôi phục cơ nghiệp cũ. Năm 965, vua đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình, mới vào đến cõi, đỗ thuyền lên bộ đánh, bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết. Năm 966, Nam Tấn Vương mất.

Năm 967, bấy giờ trong nước không có chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không ai chịu phụ thuộc vào ai. Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng con của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ đã dẹp loạn thống nhất thiên hạ. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng, vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay! Vua bị Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua ở sân cung. Đinh quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém Đỗ Thích, đập nát xương, băm thịt ra từng mảnh, chia cho người trong nước ăn, chẳng ai không tranh lấy mà nhai nuốt. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi (924-979). Khi ấy Đinh quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, cùng thập đạo tướng quân Lê Hoàn rước Vệ Vương Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn gọi vua là Tiên Hoàng Đế, tôn Dương Thị làm Hoàng thái hậu. Đinh Toàn còn thơ ấu phải nối nghiệp lớn gian nan, cường thần nhiếp chính, người trong nước lìa lòng, nhà Đinh bèn mất, vua thọ 18 tuổi. Khi vua Tiên Hoàng Đế nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn nhiếp chính, làm công việc như Chu Công, tự xưng là Phó Vương.

Bấy giờ quân Tống kéo sang, vì vua còn nhỏ không thể đảm đương việc nước, Thái hậu và triều thần đã mời Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua làm Vệ Vương. Lập Nam Phong Vương Long Việt làm hoàng thái tử, gia phong Long Đĩnh làm Khai Minh Đại Vương. Trước đó Long Đĩnh xin làm thái tử, vua có ý muốn cho. Đình thần nghị bàn cho rằng không lập con trưởng mà lập con thứ là không phải lễ. Vua bèn thôi. Tháng 3 năm 1005, vua băng ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi. Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà, Lê Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết, thọ 23 tuổi (983-1005). Bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc. Long Đĩnh lên ngôi, truy đặt thụy cho vua là Trung Tông Hoàng Đế, cho Công Uẩn làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ.

Lê Long Đĩnh làm vua bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, vì vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu nên gọi là Ngọa Triều (Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ). Khi vua Ngọa Triều băng hà, cả triều thần tôn xưng Lý Công Uẩn lên làm vua trong đó có sự hổ trợ của Thiền sư Vạn Hạnh, một vị cao tăng lúc bấy giờ đã khởi sách cho một triều đại mới và cho cả Phật giáo Việt Nam.

1.2. TIỂU SỬ THIỀN SƯ VẠN HẠNH

Theo Thiền Uyển Tập Anh, Vạn Hạnh Thiền sư họ Nguyễn, người châu Cổ Pháp, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức (nay là làng Đình Bảng, Thuận Thành, Bắc Ninh) năm sinh không rõ, nhưng theo Lê Mạnh Thát[1] cho rằng, Ngài có thể sinh vào năm 932 hay sau đó một thời gian, xuất thân trong một gia đình đời đời tín Phật. Thuở nhỏ, ngài đã có tư chất khác thường, tinh thông Tam học, nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi, xuất gia với Thiền Ông ở chùa Lục Tổ. Ngài thuộc thế hệ thứ bảy, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi của chùa Pháp Vân. Sau khi thầy qua đời, Thiền sư dốc chí luyện tập môn Tổng trì Tam muội, từ đó lời nào ngài nói ra cũng đều rất ứng nghiệm.

Hoàng đế Lê Đại Hành rất mực kính mộ Thiền sư, vua nhiều lần thỉnh ngài vào triều để bàn bạc quốc sự, tham vấn kế sách đối phó với giặc. Năm 980, Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng định xâm chiếm Việt Nam. Vua triệu Vạn Hạnh và nói nếu đánh thì thắng hay bại. Vạn Hạnh bảo: Nội trong vòng từ ba đến bảy ngày giặc sẽ rút lui. Lời nói này sau quả ứng nghiệm. Khi vua Lê Ðại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu sứ giả Việt Nam bị Chiêm Thành bắt giữ nhưng còn do dự, thì Vạn Hạnh nói đây là cơ hội đừng để mất. Sau quả y lời, trận ấy quân Lê thành công.[2]

Thiền sư Vạn Hạnh chính là người đã dày công giáo dưỡng Lý Thái Tổ (1010-1028) ở trong chùa từ nhỏ, lúc vua còn là chú tiểu Lý Công Uẩn, theo nghĩa phụ Lý Khánh Văn đến chùa Tiêu Sơn học đạo. Khi thấy Lê Long Đĩnh bạo ngược, trăm họ sống trong cảnh lầm than, bấy giờ Lý Công Uẩn đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nhà Lê, Thiền sư đã vận động quần thần trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra nhà Lý. Về sau, cũng chính Thiền sư đã tham mưu cho Lý Thái Tổ trong việc dời đô, từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long, để tính kế phồn thịnh muôn đời cho con cháu. Ngày rằm tháng 5 năm 1025, khi công hạnh đã viên mãn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”

(Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cối xuân tươi, thu héo hon

Nhìn cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Thịnh suy: ngọn cỏ giọt sương hồng). [3]

rồi thị tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh Xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Cảm mộ đức hạnh của Thiền sư, về sau, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ truy tán rằng:

(Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm cơ

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ).

Vạn Hạnh thông ba cõi

Thật hợp lời sấm xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh vua”.

1.3. TIỂU SỬ LÝ CÔNG UẨN

Họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, ông sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) thời Đinh, còn bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Khi ông mới 3 tuổi mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: "Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ". Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Lớn lên làm quan nhà Lê, trong đời Ứng Thiên, xuất thân thờ Lê Trung Tông. Vua Lê Đại Hành băng hà , Trung Tông bị giết, ông ôm xác mà khóc, Lê Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Đến khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, được triều thần tôn xưng làm hoàng đế hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đóng đô ở thành Thăng Long, đại xá thiên hạ. Ở ngôi 18 năm (1010-102), thọ 55 tuổi (974-1028), băng hà ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương.

2. VAI TRÒ CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH TRONG VIỆC LẬP NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

2.1. TƯ TƯỞNG THIỀN SƯ VẠN HẠNH LÀ CHIẾN LƯỢC TRONG VIỆC THIẾT LẬP NHÀ LÝ

2.1.1. TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC

Thiền sư Vạn Hạnh thuộc thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên vọng về Mật Giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Ấn Ðộ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Ðây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật Giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ. Cũng chính từ tư tưởng Phật học mà Thiền sư đã đem đạo vào đời với tinh thần Bồ tát đạo.

2.1.2. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC

Vạn Hạnh không những là một vị lãnh đạo đời sống tâm linh mà còn là một người lãnh đạo hành động. Kiến thức của ông rất rộng: những hiểu biết của ông về Nho học cũng được ông đem ra sử dụng trong phạm vi hành động, và sử dụng trong tinh thần tự do phá chấp của đạo Phật. Thái độ của ông đượm nhuần tinh thần tự do phá chấp ấy. Triết học hành động của ông tóm lược trong câu nói của ông với môn đệ trước khi ông qua đời: “Các vị nên nương tựa vào đâu? Tôi thì tôi không nương tựa vào nơi có thể không nương tựa và cũng không nương tựa vào chỗ không thể nương tựa”. Câu này thật thấm nhuần tinh thần Bát Nhã và cho ta thấy đâu là bí quyết thành công của ông. Chính vì tinh thần phá chấp mà ông đã thể hiện tinh thần yêu nước. Cho nên khi đất nước lâm nguy người con của nước Đại Cồ Việt không thể khoan tay đứng nhìn huống chi là là người xuất gia với ơn đất nước là một ơn nặng trong Tứ trọng ân không lẽ ngồi nhìn xã tắc nguy nan mà an phận thủ thường được sao. Vì vậy, tinh thần yêu nước thể hiện tinh thần yêu đạo, yêu đạo có nghĩa là yêu nước, nước còn là đạo còn và ngược lại đạo còn là nước còn. Tinh thần dấn thân vào cuộc đời đó là hạnh nguyện Bồ Tát, đạo không lìa đời, vui với niềm vui của chúng sanh, lo với nỗi lo của nước nhà.

Việt nam mình phật giáo mình

Tình sâu nghĩa nặng mối duyên mặn nồng

Việt nam là suối phật giáo là nguồn

Nguồn làm suối ngọt suối tuôn tuôn trào.

2.2. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ NHÂN LỰC – NHÂN TÀI

Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.

Lý do thứ nhất, có thể hiểu rằng Lý Công Uẩn là vị vua được khai nghén từ trong bào thai Lạc Việt, được sinh ra trong triều đại nhà Lê đã đang trên đường suy vong, được lớn lên trong vòng tay giáo dục bởi một tinh thần Vạn Hạnh, không chỉ cầu giải thoát cho mình, cũng không thờ ơ với xã hội, mà chỉ tâm nguyện giải thoát mọi sự khổ đau cho đời. Lý Công Uẩn đã đi vào cuộc đời với sứ mệnh hồi phục và phát triển để mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc. Kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc với bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt lâu đời. Lý Công Uẩn không những là ông vua Hộ Quốc mà còn là vị vua "Hộ Pháp" đầu tiên của vương triều nhà Lý.[4]

Lý do thứ hai, toàn dân nước ta lúc bấy giờ đa phần là nông dân, họ đều là Phật tử sùng đạo, vả lại đạo Phật đã từ lâu in sâu vào lòng dân tộc và trong lòng mỗi người con Đại Việt lúc đó, mà Lý Công Uẩn được đào tạo trong môi trường Phật giáo, lại có tư chất của bậc đế vương. Trong lúc này nhà Lê đã suy đồi, lòng dân bất phục do vậy việc chuẩn bị nhân lực là rất cần thiết để xây dựng một đất nước mới, có được lòng dân là có nước, nếu như mất làng dân thì thiên hạ ắt đại loạn.

Đó là hai lý do mà Như vậy Thiền sư Vạn Hạnh đã chuẩn bị cho việc đưa Lý Công uẩn lên ngôi, nhận định rằng Lý Công Uẩn là một con người mang trong mình dòng máu đạo đời viên mãn, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tâm hồn luôn ưu tư giải thoát cho đời, sau này có thể làm một vị minh quân giúp dân giúp nước.

3. VẬN ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN TRONG VIỆC PHẾ NHÀ LÊ LẬP NHÀ LÝ

3.1 TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG DƯỚI HÌNH THỨC SẤM VĨ

Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, Vạn Hạnh đã vận động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói những loại sấm truyền và tiên tri Vạn Hạnh dùng có rất nhiều thứ. Có lần sét đánh lên cây gạo do thiền sư La Quý An trồng ngày xưa, in thành chữ. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rằng dân làng đọc được những chữ sau đây trên thân cây gạo:

“Thụ căn diểu diểu

Mộc biểu thanh thanh

Hòa đao mộc lạc

Thập bát tử thành

Ðông a nhập địa

Dị mộc tái sinh

Chấn cung kiến nhật

Ðoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình”

(Gốc cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

Cây hòa đao rụng

Mười tám hạt thành

Cành đông xuống đất

Cây khác lại sinh

Ðông mặt trời mọc

Tây sao ẩn hình

Sáu bảy năm nữa

Thiên hạ thái bình)

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói tiếp: “Nhà sư Vạn Hanh tự đoán riêng rằng: Trong câu: “thụ căn diểu diểu” chữ căn là gốc, gốc tức chỉ là vua, chữ diểu đồng âm với chữ yểu, thế là nhà vua chết yểu; trong câu: mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ thanh là xanh, đồng âm với chữ thanh là thịnh, thế là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền; ba chữ hòa đao mộc góp lại là Lê, lạc là rớt, tức là nhà Lê rớt; ba chữ thập bát tử góp lại là chữ Lý, “thập bát tử thành” là nhà Lý lên; trong câu “đông a nhập địa”, chữ đông và chữ a hợp lại là chữ Trần, nhập địa là người phương bắc vào cướp; câu “dị mộc tái sinh” tức là họ Lê khác lại nổi lên; trong câu “chấn cung kiến nhật” thì chấn là phương Ðông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử, thiên tử xuất hiện ở phương Ðông; trong câu “đoài cung ẩn tinh” thì đoài là phương Tây, ẩn là lặn, tinh là người tầm thường, người tầm thường mai một ở phương Tây. Mấy câu này có ý nói vua thì non yếu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Ðông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trong vòng sáu bảy năm nữa thì thiên hạ thái bình”. Ngày Lý Công Uẩn được suy tôn hoàng đế trong cung thì Vạn Hạnh đang ở chùa Lục Tổ. Ông biết trước về việc này và nói cho mọi người xung quanh nghe. Họ hoảng hốt chạy về kinh sư nghe tin, thì đó quả là sự thực.[5]

3.2. VẬN ĐỘNG TRONG TRIỀU

Khi xảy ra những điềm lạ Thiền sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: "Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một". Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn . Song từ ấy cũng lấy thế tự phụ mới nảy ra lòng nhòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ.

Có lần Ngọa Triều ăn qủa khế lại thấy hột mận , mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở ngay bên cạnh, rốt cuộc vẫn không biết. Đến khi Ngọa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích rằng: "Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nỗi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nhao nhác, mong tìn chân chúa. Sao Thân vệ không nhân lúc này nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang Vũ, gần xem việc làm của Đinh, Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì!". Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng rằng: "Sao ông lại nói như thế, tôi phải bắt ông nộp quan!". Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết". Công Uẩn nói: "Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi". Những sự việc lạ xảy ra cũng báo hiệu trước việc lên ngôi của Lý Công Uẩn thuận với lòng trời và thuận với lòng người.

4. DIỄN BIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH

4.1. DIỄN BIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH

Hôm sau Cam Mộc lại bảo Công Uẩn: "Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa làm phúc, chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, Thân vệ còn nghi ngại gì nữa?". Công Uẩn nói: "Tôi đã hiểu rỏ ý ông, không khác gì ý của Thiền sư Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào ?". Cam Mộc nói: "Thần Vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!". Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan, ai cũng vui theo. Ngay ngày hôm ấy, điều họp cả ở trong triều, bàn rằng: "Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?".

Thế rồi cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử, lên ngôi Hoàng đế. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô "vạn tuế", vang dậy cả trong triều. Đại xá cho thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận Thiên năm đầu. Đốt giềng lưới, bãi ngục tụng, xuống chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết. Các quan dâng tôn hiệu là "Phụng Thiên Chí Lý ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Tri Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.

4.2. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH

Thiền sư Vạn Hạnh là người chứng đạo nên hiểu rõ được quy luật lịch sử và quy luật khách quan theo luật vô thường, lẽ thịnh suy ở đời, biết trước vận mạng của đất nước nên giúp Lý Công uẩn lên ngôi và hộ quốc, đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu làm cho nhân dân an cư lạc nghiệp. Ông là người hiểu rõ tâm lý quần chúng nên đã dùng sức mạnh quần chúng và đa phần quần chúng lúc bấy giờ đều là Phật tử và có tinh thần yêu nước nồng nàn và định hướng được thời đại. Theo quy luật lịch sử vương triều này suy thì là lúc xuất hiện một triều đại mới huy hoàng hơn. Ông hiểu được lòng dân khát khao muốn có một vị vua anh tài lên giúp nước và iết được Lý Công Uẩn thấm nhuần tinh thần giáo lý của Phật giáo cũng như quần chúng nhân dân cũng tôn sùng đạo Phật cho nên việc giúp Lý Công Uẩn lên ngôi là một việc quan trọng đối với nhu cầu của lịch sử. Vã lại ông là người có đủ yếu tố sáng lập ra các tổ chức chính trị xã hội, góp phần trong việc trị quốc an dân dưới triều Lý Thái Tổ.

5. XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

5.1. LÝ DO DỜI ĐÔ

Vua Lý Thái Tổ thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình ngày nay) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay). Chiếu dời đô này dài đúng 214 chữ.

Bảng chữ Hán:

昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億万世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。百姓耗損。万物失宜。朕甚痛之。不得不徙。

况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。

朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

Bản phiên âm Hán-Việt:

Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?

Bản dịch tiếng Việt:

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[6], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[7];, há phải các vua thời Tam Đại[8]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[9] giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.[10]

Chính vì những lý do đó mà vua Lý Thái Tổ đã ra chiếu dời đô ngỏ hầu xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng hơn.

5.2. CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

Tháng 7 năm 1010, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp gọi là phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, sông Bắc Giang gọi là sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công. Cho xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghêng Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở bốn cửa: phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng, ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. Như vậy việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã cho xây dựng các cơ sở vật chất khang trang nhằm tạo tiền đề trong việc phát triển đất nước. Đó chính là chiến lược lâu dài và thành Thăng Long qua mỗi thời đại đều ghi nhận công lao của vua Lý Thái Tổ cũng như của Thiền sư Vạn Hạnh làm cho thành Thăng Long ngàn năm văn hiến.

5.3. DÙNG CHÁNH PHÁP CAI TRỊ ĐẤT NƯỚC

Thắm nhuần những lời dạy của Phật nên Thiền sư Vạn Hạnh đã đem đạo lý vào đời và đặc biệt vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều chùa chiên cho đến bây giờ đã trở thành biểu tượng của dân tộc như chùa Một Cột và nhiều ngôi chùa khác đến nỗi Lê Văn Hưu nói: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư”. “Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy? Xuống chiếu truyền cho những kẻ trốn tránh phải về quê cũ. Lại hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại”[11]. Có thể theo Lê Văn Hưu chỉ nhìn phiến diện mà nói như thế chứ xây chùa, đúc tượng Phật, tha cho những tội phạm để họ về quê làm ăn sinh sống há chẳng phải là phước của thiên hạ hay sao. Chùa chiền được sửa sang đó không phải là dấu hiệu của sự bình yên chăng. Lòng dân không phẩn nộ, mưa thuận gió hòa chẳng phải là sự ấm no của trăm họ sao.Như vậy với sư cố vấn của Thiền sư Vạn Hạnh là vô ích sao sử sách còn luu danh cho đến bây giờ.

6. CÁC THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ

Phải nói đến thành tưu trong việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của vua Lý Thái Tổ, mà trong đó Thiền sư Vạn Hạnh đóng vai trò không nhỏ, muốn khẳng định chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước mang tính lâu dài và ổn định. Thực tế Lý Thái Tổ đã thừa hiểu đất Thăng Long là nơi nằm ở vị trí giữa đồng bằng sông Nhị, dân cư trù phú có thể phát triển kinh tế, vả lại là trung tâm văn hóa giáo dục và xã hội của một nước phát huy thế mạnh bảo vệ chủ quyền của đất nước và giữ gìn bản sắc dân tộc. Nó tạo được lòng tin đối với quần chúng nhân dân phần đông đều thấm nhuần tư tưởng Phật giáo mà đăch biệt là thành phần trí thức cũng tin tưởng. Mặc khác khẳng định chủ quyền của Đại Việt không thua kém nhà Thương nhà Chu. Sau đó nó cảnh cáo nhà Đinh, nhà Lê và các thế lực phản động khác có mưu phản loạn ở Hoa Lư thông qua việc tin tưởng địa lý và lòng người. Việc thành Đại La được trở thành kinh đô Thăng Long đã khẳng định sức mạnh tiềm ẩn của cả dân tộc và vua Lý Thái Tổ muốn xây dựng một trung tâm đầu não về văn hóa, chính trị, giáo dục, tôn giáo cho cả nước.

Các trường dạy Phật pháp được mở ra để dào tạo Tăng chúng và quần chúng. Vua tin theo, triều đình ủng hộ, lại có sứ đi cầu kinh, có thể thấy Phật gió lúc bấy giờ đi sâu vào lòng dân tộc như thể nào. Theo Thượng tọa Mật Thể thì : "Ngày xưa mỗi khi tiếp Sứ Tàu, vua ta phải chọn những người lỗi lạc, uyên bác ra tiếp, mà hai vị Thiền sư cùng được cử vào việc ấy đủ biết văn hóa trong nước hầu hết đều do ở đám Tăng sĩ cả". Khi đất nước thịnh vượng thì việc hoằng dương Chánh pháp mới thuận lợi và khi nào đạo pháp đã đi vào đời một các rộng rãi thì dân chúng mới an cư lạc nghiệp. Cho nên có thể khẳng định rằng nếu có nguyên nhân nào làm cho đạo pháp và dân tộc thịnh vượng thì nguyên nhân đó chính là chất liệu từ bi, giải thoát của đạo Phật và tấm lòng yêu nước nồng nàn của muôn người như một.

Chính sách trị dân mà Lý Thái Tổ ban hành và ứng dụng trong triều đại của ông được xây dựng trên cơ sở của một nền Phật học mà ông hấp thụ từ trong di sản văn hóa dân tộc, và trực tiếp Thiền sư Vạn Hạnh. Ở vào địa vị quyền ưu tuyệt đối, bậc đế vương mà Lý Thái Tổ đã đánh mất cái "Ta" thường tình, lại không quên vai trò Hộ Pháp của người Phật tử thuần thành là điều đáng ghi nhận muôn đời. Mới lên ngôi, ngoài việc dời đô ra Thăng Long vua đã cho dựng chùa, thỉnh kinh từ Trung Quốc, đúc chuông, tạo tượng, giảng kinh, truyền bá Chánh pháp, xá tội vong nhân... khiến cho cả triều đại nhà Lý bao trùm tinh thần Phật giáo "từ bi hỷ xả", vừa oanh liệt về chiến công, vừa nhân từ về chính trị hơn cả. Do áp dụng đường lối dùng Chánh pháp để trị dân, mà triều đại nhà Lý bấy giờ đã gặt hái được nhiều thành tựu tốt đẹp, trong nước nhân dân ấm no, ngoại ban không dám sinh sự. Vì vậy có thể nói Phật giáo ở nước ta hồi ấy có ảnh hưởng rất lớn đối với dân tộc.

3[2] KẾT LUẬN

Tóm lại, với vai trò giúp cho vua Lý Thái Tổ khai sáng một triều đại mới, Thiền sư Vạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm người công dân đối với đất nước, một người con Phật đối với đạo Pháp. Chính ông là đứa con dân tộc và thấm nhuần đạo pháp để rồi ông đảm nhận một trách nhiệm của dân tộc là giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và đảm nhận sứ mạng của Như Lai là đêm Phật pháp vào đời. Nhờ vậy dưới triều đại nhà Lý vững chắc và thịnh vượng ngự trị hơn 200 năm nhờ thực thi tinh thần Phật giáo Việt Nam, dân tộc Việt nam đúng như lời cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn : "Đời Lý có thể gọi là đời thuần từ nhất, vững chắc nhất nước ta. Đó là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật". “Trong sự thành công rực rỡ này, chính Lý Thái Tổ là ông vua biết vận dụng giáo lý Phật đà để trị vì mà nhờ công lao của Thiền sư Vạn Hạnh người đã trực tiếp dạy dỗ và dìu dắt nagy từ những ngày đầu vào đời. Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, được Khánh Vân nuôi lớn. Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu ở trong lòng, cho nên khi mới kiến quốc đã sáng lập nhiều chùa, cấp điệp độ Tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nếp Phật, bất luận hiền ngu, muốn cho quy y Phật, mà vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh cũng không nhỏ trong việc dựng nước và giữ nước Đại Việt lúc bấy giờ.”[12] Nước Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng với tinh thần yêu nước thương dân của vị vua Lý Thái Tổ và tinh thần “vô ngã vị tha” của Thiền sư Vạn Hạnh đã thực sự đem lại bình an cho dân tộc. Đối với người con Phật dù trong hoàn cảnh nào, trong thời đại nào cũng luôn luôn đem đến niềm vui cho quần sinh. Với tinh thần Bồ tát đạo Thiền sư Vạn Hạnh đã không màn đến lẽ thịnh suy của cuộc đời chỉ một lòng phụng sự đem lại lợi ích cho đời đúng như câu “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.

2. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001

  1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000.
  2. Thích Phước Đạt, Lý Công Uẩn vị vua “hộ pháp” đầu tiên của triều đại nhà Lý

5. Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử lược. Nxb Minh Đức 1960.

6. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Tủ Thư Đại học Vạn Hạnh tái bản lần thứ I, 1966.


[1] Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM năm 2001, tr 545

[2] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000, tr141

[3] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000, tr144.

[4] Thích Phước Đạt, Lý Công Uẩn vị vua “hộ pháp” đầu tiên của triều đại nhà Lý

[5] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000, tr141.

[6] Năm lần dời đô: Vua Thang (Thành Thang) đóng đô ở phía đông nam huyện Thương Khâu (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (thuộc tỉnh Hà Nam). Hà Đản Giáp đời đô đến phủ Chương Đức (cũng thuộc tỉnh Hà Nam).Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (tỉnh Hà Đông bây giờ). Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (hay Ân Sư thuộc tỉnh Hà Nam)

[7] Ba lần dời đô: Chu Văn Vương đóng đô ở phía đông tỉnh Thiểm Tây. Chu Vũ Vương dời đô đến huyện Tương Yên (tỉnh Thiểm Tây). Chu Thành Vương dời đô đến huyện Lạc Dương (tỉnh Hà Nam).

[8] Thời Tam Đại: Ba nhà Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc.

[9] Cao Biền: Quan đô hộ Giao Châu của nhà Đường vào khoảng các năm 864-875. Cao Biền đắp thêm thành Đại La vào khoảng năm 866. Xem thêm Hà Nội.

[10] (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)

[11] Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn toàn thư

[12] Thích Phước Đạt, Lý Công Uẩn vị vua hộ pháp đầu tiên của triều đại nhà Lý

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP