Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2008

Về Miền Dưa Hấu

Lan man về dưa hấu.Theo truyền thuyết, ông tổ của nghề trồng dưa hấu ở nước ta là cụ Mai An Tiêm thời vua Hùng Vương thứ mười tám, “nhờ” bị đày ra đảo hoang mà được trời cho hạt giống quý. Cụ ăn xong thấy ngon bèn lấy hạt và trồng thử. Thế là những trái dưa đầu tiên được truyền cho con người trong hoàn cảnh như thế. Còn cái tên “hấu” thì do người Tàu ăn thấy ngon nên khen là “hẩu”, sau này đọc trại đi thành “hấu” đặt tên luôn cho loại dưa ruột đỏ vỏ xanh này là dưa hấu (?). Chẳng biết thực hay hư nhưng kêu bằng “dưa hấu” thì nghe có vẻ suông tai hơn là “dưa hẩu”, kêu “dưa hẩu” như nguyên bản chắc là bị cự sanh tử chớ chẳng chơi!
Từ cụ Mai An Tiêm, trải qua mấy ngàn năm, dân Việt đã gìn giữ hạt giống quý báu này để lưu truyền cho con cháu. Giống dưa hấu ngày nay được sự can thiệp của khoa học kỹ thuật nên đã lai tạo ra nhiều giống dưa năng suất cao, không những tròn trịa vỏ xanh, ruột đỏ mà còn nhiều hình dạng bắt mắt: nào là trái dài như trái bí đao, nào là trái tròn có màu vàng óng ả; có nơi, người ta còn cho quả dưa vào lồng kính tạo nhiều hình dáng và hoa văn theo ý muốn. Nếu cụ Mai mà sống lại chắc là “tâm phục khẩu phục” với óc sáng tạo của những truyền nhân trồng dưa hấu ngày nay.
Thế nhưng dầu đa chủng loại, mẫu mã như thế nhưng dưa hấu để chưng trên bàn thờ trong ba ngày tết phải là loại dưa truyền thống: trái tròn (tượng trưng cho sự viên mãn, sung túc), vỏ xanh ruột đỏ, nhẵn bóng. Tuy cũng có vài nhà chưng loại dưa trái màu vàng nhưng sao thấy vô vị, mùi tết dường như cũng phai đi ít nhiều. Còn dưa hấu loại dài như trái bí đao thì chưa từng thấy ai chưng lên bàn thờ bao giờ
Dẫu không được đúc kết qua câu: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, nhưng dưa hấu đến tận bây giờ đã khẳng định được vị thế của mình trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Gia đình dầu túng thiếu nhưng khi tết đến, trong nhà có thể thiếu vài món kể trên (riêng pháo thì khỏi nói, nhà nước đã cấm loại hàng dễ cháy nổ này) nhưng không thể vắng cặp dưa chưng trên bàn ở vị trí trang trọng ngay giữa nhà. Không được “công nhận bằng văn bản” nhưng dưa hấu bằng con đường riêng của mình đã lẳng lặng đi vào tâm thức của người Việt bao đời, đến khi người ta nhận ra thì không thể nào thiếu vắng nó vào dịp tết cho được.
Từ Bắc – Trung – Nam nơi nào cũng có sự hiện diện của loại trái đặc biệt này (ở Việt Nam có lẽ dưa hấu được đưa vào kỷ lục về loại trái có kích thước lớn nhất). Riêng ở Miền Nam có lẽ chưa có ai bỏ công ra để tìm xem dưa hấu được trồng đầu tiên ở vùng này là ở tỉnh nào. Nhưng có hề chi, khi mà trải dọc theo dòng chảy của con sông Cửu Long, hạt giống An Tiêm đã có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Nam, được liệt vào những loại hoa quả chủ lực của mùa xuân.
Thương hiệu dưa hấu Lý Văn Lâm.
Cà Mau, nơi được gọi là bán đảo với ba mặt giáp biển này, thiên nhiên vẫn còn “thương tình chừa lại” một mặt giáp đất liền. “Nhờ ơn trời”, vì vậy mà bao năm qua người dân nơi đây đã âm thầm xây dựng cho mình một loại trái mang thương hiệu “dưa hấu Lý Văn Lâm”. Đến Cà Mau vào dịp tết, đi thăm làng chiếu Tân Thành, ăn con ba khía Rạch Gốc, uống rượu xóm Dừa mà chưa tự tay xẻ đôi ngay tại rẫy dưa quả dưa hấu Lý Văn Lâm và cắn một miếng tức là chưa hưởng trọn phong vị cái tết nơi mảnh đất tận cùng tổ quốc.
Lý Văn Lâm là một xã ngoại ô thành phố Cà Mau – tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố khoảng năm cây số về hướng tây nam, có quốc lộ 1A cắt ngang về hướng huyện Cái Nước. Tiếp giáp các địa phương: phường 7, phường 8, xã Hòa Thành; xã Lương Thế Trân thuộc huyện cái nước và xã Khánh Bình thuộc huyện Trần Văn Thời. Lý Văn Lâm là tên người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lý Văn Lâm thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là địa phương có truyền thống trồng dưa hấu để cung cấp cho toàn tỉnh Cà Mau vào dịp tết. Dường như vào dịp tết này, nhà nhà đều có một cặp dưa ưng ý chưng lên bàn thờ, mà nếu khách có “truy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm” thì chắc ăn rằng câu trả lời của gia chủ là: Dưa hấu Lý Văn Lâm chớ đâu!
Năm 2008 toàn xã Lý Văn Lâm có khoảng 65 hộ trồng dưa hấu với tổng diện tích khoảng 32 héc ta, tập trung nhiều nhất ở các ấp: Ấp Chánh, Thạnh Điền, Bào Sơn. Trong đó Thạnh Điền có diện tích lớn nhất: trên 14 héc ta. Hộ trồng ít thì hai ba công, nhiều hơn thì bốn năm công, có hộ trồng từ sáu đến mười công dưa hấu. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Hai (ấp Thạnh Điền) trồng bảy công, ông Phan Văn Ba (ấp Chánh) trồng tám công…
Đất để trồng dưa hấu ở Lý Văn Lâm hầu hết là đất ruộng loại tốt, không nhiễm phèn mặn. Sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu thì nông dân không làm tiếp vụ đông xuân mà thuê nhân công đắp bờ bao cho chặt, tát nước cạn và lên liếp để trồng dưa. Bề ngang mỗi liếp khoảng năm mét (chưa tính mương nước) chạy dọc theo chiều dài của khu đất. Thông thường người ta chọn miếng đất nằm cạnh con kênh để thuận lợi cho việc tưới tiêu và vận chuyển sau thu hoạch. Nhưng chiều dài của mảnh ruộng trồng dưa ít khi vượt quá năm – sáu công đất vì nếu quá dài thì đến khi thu hoạch rất cực bởi thu hoạch dưa chỉ có cách cho vài trái vào bao vác lên vai và cứ thế lội phăm phăm xuống mé kênh. Khi cơ sở hạ tầng xong xuôi, là bắt đầu việc gieo giống vào bầu đất (thời điểm gieo giống thường khoảng 10 đến 20 tháng 10 âm lịch), lúc hạt lên được vài lá là đem xuống ruộng để trồng (quá trình cây dưa sống trong bầu khoảng 7 đến 10 ngày). Tùy theo giống dưa mà có thời gian thu hoạch có khác nhau nhưng trồng dưa tết thì trung bình mất khoảng 65 đến 70 ngày. Nếu xuôi chèo mát mái, giá cả tương đối thì sau thu hoạch trừ chi phí mỗi công lời 5, 6 triệu đồng trên một công là chuyện bình thường. Hơn trồng lúa nhiều lần. Thoạt nghe có vẻ dễ ăn, nhưng thật ra không dễ chút nào. Làm nông dân thì dầu trồng lúa hay trồng dưa hấu ngoài kinh nghiệm, vốn liếng, kỹ thuật ra thì còn có một yếu tố nữa không thể không kể đến đó là thời tiết tức là “ông trời”. Năm nào trúng mùa hoặc huề vốn thì “trời thương”, nhược bằng lỗ vốn thì thở dài “trời ghét”. Mùa sau lại chăm chỉ đổ mồ hôi trên mảnh ruộng của mình với một niềm hy vọng mới. Vậy thôi! Có lẽ hiếm ai có được niềm tin mãnh liệt như niềm tin mà người nông dân tin vào hạt giống của mình, tin vào lực lượng siêu nhiên “trời không phụ lòng người”. Thế nhưng cái “lực lượng siêu nhiên” ấy không ít lần làm cho người nông dân trong đó có người trồng dưa ở xã Lý Văn Lâm phải lao đao. Đó là có những năm hạn hán kéo dài đúng vào kỳ dây dưa hấu đang thời kỳ dồn sức cho trái, dân trồng dưa hấu phải chắt mót từng lon nước ngọt từ dưới kênh lên để tưới. Đến lúc dưa sắp đến kỳ thu hoạch thì trời lại “chơi khăm” đổ liên tục mấy đám mưa. Dưa đang chín mà gặp mưa thì ôi thôi khỏi phải nói, cả đám dưa “no” nước. Lắng tai nghe thì có thể nghe được tiếng lụp bụp của trái dưa căng nước nứt ra. Chỉ có thể vớt vát bằng cách huy động toàn lực gia đình, hàng xóm láng giềng nhanh tay cắt cuống dưa để đỡ bị nước ngấm vào. Nhưng vụ dưa đó cầm chắc là lỗ “sặc máu” chớ đừng nói là huề vốn cho được.
Năm nay do ảnh hưởng nhiều yếu tố nên diện tích trồng dưa hấu ở xã Lý Văn Lâm giảm khoảng 3 héc ta so với vụ dưa năm 2007. Trong đó giá phân bón tăng cao cũng là một trong những yếu tố làm giảm diện tích, đến khi giá phân bón giảm thì đã qua thời điểm, nhiều hộ trồng dưa đã xuống giống lúa vụ đông xuân. Rồi giá nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng, nhiều đợt áp thấp gây mưa lớn trên diện rộng… những yếu tố đó bao vây người trồng dưa. Tuy nhiên người nông dân bao đời có khi nào nhụt chí, bằng chứng là năm nay vẫn còn 32 héc ta đủ để góp thêm hương vị để nghênh xuân Kỷ Sửu.
Cầm miếng dưa đỏ au trên tay, chưa nếm mà vị ngọt lịm đã như lan vào đầu lưỡi, mấy ai biết được người trồng dưa phải trải qua hơn sáu mươi ngày thi gan với nắng mưa ở chốn đồng không mông quạnh. Hết bón phân, tưới nước ngày hai lần sáng chiều lại căng mắt ra tìm bệnh tật, sâu bọ để kịp thời can thiệp. Ngóng gió ngóng mây xem thời tiết ra sao để mà chuẩn bị máy móc chực sẵn khi cần tát nước; thắc thỏm theo dõi diễn biến thị trường dưa hấu năm nay ra sao… hầm bà lằng đủ thứ chuyện, mỗi người trồng dưa lúc này thực sự là một nhà kinh tế học miệt vườn chứ chẳng chơi! Vốn liếng bỏ ra đâu có ít: mỗi công dưa ngốn khoảng 150 kg phân bón, rồi tiền thuê nhân công đào mương lên liếp, thuê người chăm sóc, tiền nhiên liệu, chưa kể đến thuốc bảo vệ thực vật; đến khi thu hoạch lại thêm tiền thuê người khuân vác ra bến, thuê phương tiện chuyên chở ra Cà Mau, tiền thuê bến bãi… Rồi lại phải ngồi xuyên suốt trong mấy ngày trước tết để bán dưa, người trồng dưa lúc này phải vào vai một nhân viên bán hàng để chiều lòng những vị khách khó tính nhất. Họ chỉ được về nhà trước tết khoảng một hai ngày đấy là những năm bán chạy, có khi ế ẩm phải ở đến 29 tết mới về được đến nhà cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới.
Những năm trước, dân trồng dưa hấu xã Lý Văn Lâm được bố trí nơi bán dưa ở khu vực mà bây giờ công viên Hồng Bàng, mỗi sạp đâu chừng non bốn mét vuông với giá tám trăm ngàn đồng cho một đợt. Còn năm nay theo thông báo của UBND thành phố thì chợ dưa sẽ được bố trí dọc theo hai con đường Âu Cơ và Lạc Long Quân thuộc địa bàn phường 7 nhưng chưa biết với giá cho thuê mặt bằng như thế nào.
Anh Nguyễn Văn Nhàn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm cũng là người nhiều năm gắn bó với dưa hấu, năm nay gia đình anh trồng được 06 công. Chỉ tay vào từng gốc dưa đang ra bông, anh tâm sự: “Đồng vốn bỏ ra không ít nhưng sao cứ phập phồng thấp thỏm bởi thời tiết thì ở trên trời, giá cả không do mình quyết định. Địa phương chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhiều lúc dân trồng dưa tụi tui cũng nản lắm nhưng lỡ mê dưa hấu thì phải theo thôi!”
Nhờ những người nông dân “lỡ mê dưa hấu” như anh Nhàn mà đến bây giờ Cà Mau lại có thêm một thương hiệu dưa hấu Lý Văn Lâm, dẫu không nổi tiếng khắp Nam Kỳ Lục tỉnh như chiếu Tân Thành – Cà Mau nhưng luôn tồn tại và in dấu sâu đậm trong lòng những người con Cà Mau xa xứ và cả viễn khách lần đầu tiên đặt chân đến Cà Mau vào dịp xuân về tết đến
Khi tôi thắc mắc tại sao xã không quy hoạch vùng trồng dưa hấu để trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ hoặc đầu tư thích hợp. Anh Nhàn nói: “Trồng dưa hấu không giống như trồng lúa hoặc nuôi tôm, bởi mình chỉ có thể làm tối đa 2 lần trên một nơi, còn sau đó thì phải chuyển qua miếng ruộng khác thì năng suất mới cao và tránh được thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Do vậy, năm rồi thì ở ấp Chánh có diện tích nhiều nhất nhưng năm nay thì dân trồng dưa lại chuyển đến Bào Sơn và Thạnh Điền để làm”. Nghe anh nói vậy, tôi lại nghĩ dân trồng dưa có nét gì đó giống như dân du mục sống cuộc đời lang thang trên các thảo nguyên, nơi nào họ dừng chân hạ lều bạt thì nơi đó chính là nhà. Dân trồng dưa hấu cũng vậy khoảng thời gian họ ở ruộng dưa trong căn chòi dựng tạm của mình thì dường như tinh lực của họ đã trút hết vào những gốc dưa kia. Ăn cơm cũng bàn chuyện dưa hấu, đi ngủ cũng nằm mơ thấy dưa hấu, dễ dưa tốt là người vui còn dưa mà sinh bệnh thì người cũng ủ rủ lo lắng bất an.
Người xưa dạy rằng: “người quân tử vào ruộng dưa chớ sửa giày, đứng dưới cành mận chớ sửa mũ”. Còn bây giờ nếu khách phương xa về Cà Mau đúng vào những ngày thu hoạch dưa, có nhã hứng muốn về miền dưa hấu Lý Văn Lâm để xem cho mãn nhãn thì cứ thoải mái xuống ruộng sửa giày sửa mũ, thậm chí khách còn được chủ ruộng mời thử miếng dưa đỏ au mát rượi. Sau đó nếu “hăng”, khách cứ thử vác một bao dưa cơi (dưa loại nhất) từ giữa ruộng xuống mé kênh xem sao. Đảm bảo nhớ đời, tới lúc ngủ còn gọi: dưa hấu ơi!Nhược bằng trong chuyến hành trình hối hả của mình, khách không có thời gian để xuống ruộng dưa “tận mục sở thị” thì cứ vòng vèo trong thành phố ngắm chợ dưa. Đây đó, khách sẽ bắt gặp những nụ cười rạng rỡ của người trồng dưa kiêm nhân viên bán hàng của miền dưa hấu Lý Văn Lâm, mời thử một miếng cây nhà lá vườn. Khách sẽ thấy miền dưa hấu thật gần.
Blogtiengviet
lephongtu

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP