Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

Đà Lạt: Thác Cam Ly đang bị “bức tử”!

TTO - Thác Cam Ly, một địa chỉ du lịch nổi tiếng của “thành phố sương mù” (cách TP Đà Lạt khoảng 7km) đang từng ngày “chết dần” bởi hàng đống rác thải đổ xuống mỗi ngày.

Từ nhiều tháng nay, lượng khách đổ về tham quan thác Cam Ly đột nhiên vắng hẳn. Khung cảnh thác Cam Ly bỗng ảm đạm, vắng vẻ hơn rất nhiều so với vẻ thường ngày vốn có trước đây. Lý do, theo nhiều du khách là giờ đây thác đã quá ô nhiễm, dòng nước đổi màu và bốc mùi quá nặng, không thể tắm hay ngồi nghỉ thư giãn được nữa.

Theo quan sát của chúng tôi, nước lòng thác đã đổi thành một màu xanh đậm trông rất dơ, nhiều đoạn nước có màu đen và bọt bẩn dạt thành từng đám. Giữa dòng nước vốn không còn trong trẻo ấy, từng túi ni lông, giẻ rách lẫn cây cối trôi lềnh bềnh, dạt thành từng đống. Lượng rác thải nhiều đến nỗi khiến dòng nước tắc nghẽn, rác bấu víu vào các tảng đá và các rễ cây hai bên bờ.

Số rác thải này được đổ về từ dòng nước của hồ Xuân Hương cộng với một lượng rác rất lớn từ các khu vực dân cư thải ra khiến các ghềnh thác của Cam Ly ngập trong rác. Không chỉ thế, phía trên cạn, xung quanh các tảng đá và các bãi nghỉ, rác thải của khách du lịch cũng tràn đầy.

Nhiều lần chúng tôi đến thác Cam Ly nhưng chỉ có rất ít lần thấy bóng dáng công nhân môi trường dọn vệ sinh, họ làm một cách hết sức hời hợt: dùng sào vớt những túi rác nhỏ, còn những túi rác lớn mắc trên cây hay tấp thành từng đống dưới lòng thác thì những công nhân này lại… dùng sào chọc để rác trôi theo dòng nước, và chúng lại… tiếp tục “mắc cạn” ở phía hạ nguồn.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở thác Cam Ly đang ở mức báo động, nếu không có sự can thiệp của chính quyền thành phố Đà Lạt thì chẳng bao lâu nữa Cam Ly sẽ trở thành… “Tô Lịch của Đà Lạt”!
HOÀNG VĂN KÍNH

Read more...

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2008

Mẹ tôi là cô giáo (tặng mẹ nhân ngày 20/11)

Đến nay mẹ là cô giáo được 30 năm, và con là học trò của mẹ cũng hơn 20 năm. Tính vậy để thấy con cũng là một trong những cựu học sinh lâu năm của mẹ - một học trò đặc biệt! Con còn nhớ những đêm mà mẹ dạy học cho con, vì con không thuộc bài nên mẹ phải tìm mọi cách cho con thuộc bài, nghĩ lại khung cảnh ngày xưa con thật là xúc động và thấy tự hào về cô giáo đầu tiên trong đời của con.






Bước vào nghề giáo trong những năm miền Nam vừa giải phóng. Chính người thầy như mẹ cũng chật vật hơn người nông dân vì hàng hóa thiếu, lương còi và chỉ là lương tượng trưng không đủ sống.
Mẹ kể: “Hồi đó ai cũng phải ăn bo bo để sống, đi mua hàng nhiều khi đâu có để mua. Học trò thời đó bỏ học cũng khá nhiều”, nhưng mẹ vẫn bám với nghề, không nở bỏ học trò. Đến hôm nay mẹ vẫn vui vì quyết định ấy dù không ít đồng nghiệp của mẹ ngày ấy đã bỏ nghề, có những công việc khác giàu hơn mẹ nhiều.


Đối với mẹ làm nghề giáo thì cái tâm là quan trọng nhất. Hồi đó còn là con nhưng cũng vừa là học sinh của mẹ, nhiều lúc mọi người đánh tiếng mẹ sẽ thiên vị con. Nhưng mẹ không bao giờ làm như thế bởi “mẹ luôn công tư rạch ròi, về nhà mẹ là mẹ, nhưng trên bục giảng mẹ là người thầy. Là người thầy thì phải công tâm, trong sáng”. Do vậy nếu con sai là mẹ phạt ngay, nếu con làm không được bài là bị điểm kém như ai, mẹ không hề có sự châm chước, thiên vị. Đức tính ấy cũng là bài học về làm người và ứng xử mà mẹ dạy cho con.


30 năm tuổi nghề là cả một thời gian dài với bao nhiêu lớp học trò ra đi, đến một bến bờ mới. Thế nhưng cứ đến Ngày Nhà giáo Việt Nam nhiều người vẫn gửi thiệp hoặc về thăm mẹ, vẫn một hai xưng cô - con như ngày xưa. Có người đến ngày tết còn dẫn cả vợ con về “báo cáo” với mẹ đủ chuyện vui buồn. Có người dù đi làm, có gia đình như khi gặp khó khăn trong đời sống cũng viết thư về nhờ mẹ tư vấn…


Con đi học xa, lâu lâu mới về thăm mẹ để nghe mẹ nói về nghề. Những năm gần đây học sinh đi học nhiều, là nhà giáo mẹ vui ra mặt vì học trò giờ có điều kiện hơn. Nhưng rồi mẹ cũng thoáng buồn: “Hiện nay có nhiều thông tin xấu, không có tính định hướng cứ nhan nhản ở khắp nơi nên một số học trò có biểu hiện không hay. Hơn nữa người thầy cũng có nhiều cái sai như không minh bạch, thậm chí gợi ý học trò tặng quà trong ngày nhà giáo, lễ tết… Giáo dục vậy thì hỏng hết, sai tôn chỉ “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường”.


Mẹ phân tích chi li, tỉ mỉ từng hiện tượng sai trái của học trò và việc nào mẹ cũng nhận định có một lỗi lớn của những người thầy, cô. Nếu biết gần gũi, chia sẻ, lắng nghe cũng như sống mẫu mực thì không cớ gì học trò không nghe. Những bài học ấy đến bây giờ con vẫn được mẹ chia sẻ, nhắc nhở.
Ngày 20-11, ngày để những học trò tri ân thầy mình bằng cách học giỏi, ngoan... Con nhớ đến mẹ, nhớ đến một người thầy đặc biệt, một cô giáo trường làng mà có một thời con gọi hai danh xưng: mẹ và cô! Con cảm ơn đời đã cho con có được một người mẹ tuyệt, một người cô tuyệt vời của bao thế hệ học trò trong đó có con.

Anh Vũ

Read more...

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2008

Tiết học cuối cùng

Phượng hồng đã nở ngoài sân. Phút này đây thời gian chạy như gió mãi mê về cuối chân trời, bỏ quên con tim học sinh chúng tôi ở lại cùng những làn gió se lạnh, dường như không có một diễn viên xuất sắc nhưng lá vàng và hoa phượng đã hòa chung tạo thành một bản tình ca giao hưởng bất tận ngân mãi trong lòng chúng tôi để vô tình làm nhói đau một tâm trạng khi tiếng trống báo hiệu giờ học cuối cùng đã bắt đầu.

Ngày dần trôi, còn bao giây, sắp hết rồi để chúng ta nói lời chia tay. Mùa hè đến mang theo gió, theo mưa. Vẫn còn ai đó đứng ngoài hiên nhìn hoa rơi để lưu hết những kỷ niệm ngày hôm nay. Ngồi trong nắng, dưới hàng cây sân trường tựa như mới hôm nào về những khoảng thời gian vui buồn có nhau dưới mái truờng thân yêu.
Đừng xa nhé những yêu thương dành cho nhau, này tim ơi gõ nhịp lòng và tự hỏi còn bao nhiêu phút đẹp tựa thiên thần như tuổi học sinh. Lòng đang rất muốn nói gì những khi chúng ta ở bên nhau kể cả giờ ra chơi hãy giữ lấy những kỹ niệm thân yêu này trong ngày chia tay cuối năm. Ngồi bên nhau trao cho nhau những trang lưu bút sáng ngời, chiều nay ngồi trong lớp thầy cô và chúng tôi như khác mỗi ngày khi lắng từng dòng chảy của thời gian, đang làm thắm đượm tình thân ái. Còn đâu đó những giận hờn, những lúc đùa vui bên nhau bởi thời gian chỉ cho chúng ta một khoảng khắc ngắn rồi phải xa cách.
Chiều nay hẹn ai đó ngồi trong sân, viết ước mong níu giữ lại ngày hôm nay, bạn bè ơi ngồi bên nhau cười tươi lên dẫu rằng nói lời chia tay. Có những giọt nước mắt áo dài đã rơi xuống nền sân trường đỏ rực hoa phượng,. Này tim ơi nghe đồng hồ gõ nhịp đập nhắc chúng ta dù ở phương trời nào hãy giữ kỹ niệm về nhau. Thời gian ơi hãy cho ta một điều ước chỉ một lần ngừng trôi để chúng tôi sẽ còn mãi bên nhau, dù đây là ngày cuối cùng và mọi người luôn hỏi với nhau một câu rằng “ còn bao nhiêu phút”.
" Hạ lại về lòng tôi sao rạo rực
Xa bạn, xa bè, xa những kỷ niệm thương
Thời học trò ép trong trang vở trắng
Bỗng bồi hồi thức dậy trong tim tôi
Nghe bâng khuân xao xuyến muốn đi tìm
Cho dù mai sau ta xa cách
Bạn hãy nhớ trong tim bạn còn có tôi
Tình bạn ta sẽ mãi không phai ."
Bài: Vũ Luân

Read more...

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2008

Ghi nhận từ chuyến thăm trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật chùa Kỳ Quang 2

Tọa lạc tại số 154/4 trên đường Lê Hoàng Phái, phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật chùa Kỳ Quang nằm hun hút trong một con hẻm nhỏ cùng với những ngôi nhà san sát. Hôm nay chúng tôi lớp 06XH1D, chuyên ngành Xã hội học, thuộc trường Đại học Tôn Đức Thắng đến trung tâm thăm các em nơi đây và cũng tìm hiểu những hoạt động của trung tâm.

Đón tiếp chúng tôi, thầy Thích Quang Hòa cho chúng tôi biết: Trung tâm được thành lập đến nay là 12 năm, hiện nay có 216 em thuộc nhiều thành phần như mồ côi, khuyết tật, bại não, khiếm thị… ở hai cơ sở. Cơ sở 1 tại chùa Kỳ Quang 2 gồm các em tuổi từ sơ sinh đến 16, cơ sở 2 tại 136A, khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12. Các em đến đây thuộc nhiều tỉnh thành trên cả nước, có em bị bỏ rơi trước cổng chùa khi chỉ mới được sinh ra mấy ngày, có em được sở Lao động thương binh xã hội ở các tỉnh giới thiệu đến. Đa phần là các em mồ côi vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc vì nguyên nhân nào đó không thể nuôi các em nên họ đã đem vào chùa.
Ở đây, các em được sự chăm sóc của 25 thầy cô là Tăng Ni và Phật tử. Buổi sáng các em nhỏ ở trong chùa, có em đi học nghề. Tại trung tâm cũng có lớp học tình thương dạy cấp 1 cho các em mồ côi và cho cả các em có hoàn cảnh khó khăn ở ngoài vào học. Bằng tốt nghiệp của các em được của sở giáo dục Thành phố chứng nhận . Các thầy cô giáo ở đây là giáo viên của sở giáo dục đến dạy với tấm lòng từ thiện là chính.

Khi các em tốt nghiệp lớp 5 trung tâm sẽ đưa các em ra ngoài để học. Học phí của các em đóng cũng như các em bình thường ở ngoài, không có một chế độ miễn giảm nào. Phương tiện để đưa các em đi học bằng xe buýt, xe máy, có khi xe ở trung tâm đưa các em đi đặc biệt là các em khiếm thị. Khoảng học phí và kinh phí để chi tiêu cho công việc từ thiện này đều do các nhà hảo tâm, các Phật tử của chùa đóng góp. Cũng có những vị khách nước ngoài ghé thăm hỗ thợ vật chất và tinh thần. Họ cũng tình nguyện dạy anh văn cho các em mỗi tháng một ngày để nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ cho các em.
Tại trung tâm các em được kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, tuy nhiên trung tâm chỉ có chăm sóc những bệnh nhẹ còn đa phần các bệnh nặng phải đưa các em đi bác sĩ. Có em cả tuần đã bệnh 4 – 5 ngày phải đi khám bệnh ở ngoài, khoảng phí đó chùa đã phải chi trả cho các em.
Các em nhỏ bị bỏ rơi khi còn nhỏ không biết cha mẹ là ai, nhưng đến khi lớn các em cũng không muốn tìm hiểu vì nơi đây tấm lòng của sư trụ trì Thích Thiện Chiếu cũng giống như người cha quan tâm đến các em một cách chu đáo. Chính vì tình cảm đó mà các em không muốn trở về nhà mà chỉ muốn ở trong trung tâm. Tuy nhiên khi các em lớn lên lập gia đình trung tâm cũng tạo điều kiện cho các em có được việc làm ổn định cuộc sống.
Khó khăn nhất là cho các em bại não ăn uống phải đút cho các em từng muỗng cơm, chăm sóc cho các em từ việc tiểu tiện vì các em không thể làm được gì. Có những đêm các cô chăm sóc phải thức trắng khi các em bệnh, giặt giũ quần áo, rồi lao nhà khi các em tiểu tiện ra ngoài. Cô Đỗ Thị Liên, năm nay 46 tuổi, quê ở Cần Thơ cho chúng tôi biết: “Cô chăm sóc chín em bị bại não và thần kinh, nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất là 34. Khi có em lên cơn, đụng ai cũng đánh nên không dám tới gần, chích thuốc các em vùng vẫy không thể chích được, cứ ca hát suốt đêm làm mọi người không ngủ được. Mọi việc cũng chỉ trông cậy vào các chị em cùng ở tại trung tâm lo giúp. Vì công việc chăm sóc các em suốt ngày không có thời gian rãnh: sáng phải đưa các em đi vệ sinh, tắm rửa cho các em, buổi trưa phải đút cơm cho các em, chiều tối phải lo cho các em ngủ”. Cô cũng cho chúng tôi biết: “Buổi sáng thứ hai và thứ tư có các bác sĩ cho các em tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Phần lớn chỉ dành cho các em có khả năng phục hồi, còn các em bị thần kinh chỉ nằm một chỗ, không đi lại gì được, phải chăm các em cho đến suốt đời.”


Các em khiếm thị ngoài học văn hóa còn được học mát-xa, bấm huyệt, sau khi học xong sẽ được giới thiệu việc làm ở một cơ sở tại Phú Thọ, quận 11 dành cho người khiếm thị. Tại trung tâm cũng có phòng khám chữa bệnh Tây y và Đông y cho các bệnh nhân nghèo. Các em học mát-xa, bấm huyệt được thực tập tại đây vào thứ ba, thứ năm và thứ bảy trong tuần. Phòng khám cũng thu hút được nhiều bệnh nhân nghèo khắp nơi đến bốc thuốc và chữa bệnh.
Có các em nhỏ khi mới sinh ra bị HIV do từ mẹ truyền sang, họ sinh ra và biết con mình cũng bị nhiễm như mình, một gánh nặng đeo mang nên họ đã bỏ các em ở trước cổng chùa. Khi phát hiện ra các em đưa các em đi thử máu thì chùa mới phát hiện nên trung tâm gởi cho các trung tâm giáo xứ Mai Hòa để chăm sóc các em kỹ càng hơn vì nơi đây có chuyên môn và đủ điều kiện.
Trong trung tâm chùa Kỳ Quang các em rất đáng thương nhất là các em mồ côi, sự hồn nhiên của các em làm chúng tôi chạnh lòng. Tương lai của các em rồi sẽ ra sao, dẫu biết rằng trung tâm đã chăm sóc cho các em rất tốt nhưng làm sao bằng gia đình được. Trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy các em nhất là kinh phí. Qua chuyến thăm này mới thấy được sự khó khăn của quý thầy ở trung tâm phải lo nhiều điều cho các em nếu không có các nhà hảo tâm trợ giúp.

Read more...

Jennifer Phạm: Đôi mắt đã "phản bội" tôi

Cô gái 22 tuổi, không khác một nữ sinh viên trẻ măng và xinh đẹp, ngồi ở văn phòng tầng 22 của tòa nhà Saigon Trade Center. Jennifer có gương mặt nhỏ phúc hậu, chất giọng thuần miền Nam dịu dàng và nụ cười thỉnh thoảng lại bẽn lẽn.

- Cơ duyên nào đã đưa chị đến cương vị Giám đốc đối ngoại của Công ty RAAS?
- À, thực ra tôi chính thức là thành viên của công ty từ hơn 1 tháng nay thôi, chỉ vì thấy hầu hết dự án, chương trình hoạt động của công ty đều mang tính từ thiện. Từ lâu, tôi đã nặng lòng với công tác từ thiện, nên đây là môi trường rất phù hợp với cả năng lực và tinh thần sống của mình.

- Một công ty chuyên cung cấp kháng thể và kháng sinh hiếm, nay lại đứng ra tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới (HHTG). Chị đảm nhận công việc gì trong dự án HHTG năm 2010 tổ chức tại Việt Nam?
- Khác với nhiều đơn vị, tổ chức HHTG 2010, Công ty RAAS sẽ chịu tất cả chi phí mà thế giới yêu cầu với ý nguyện của Chủ tịch HĐQT công ty là thông qua sự kiện này để làm từ thiện. Như vậy, đã đủ để tôi đầu tư tất cả tự tin và nhiệt tình vào công việc. Trong dự án này, tôi chịu trách nhiệm thông tin, thương thảo với đối tác.
- Có nghĩa, chị sẽ làm việc ở đây đến năm 2010. Con trai nhỏ của chị ra sao khi phải xa mẹ thường xuyên như vậy?
- (Gương mặt cảm xúc khác hẳn, vầng trán vụt chau và đôi mắt càng buồn). Cũng thiệt thòi chứ. Cho nên tôi tranh thủ từng phút có thể để được ở bên chồng con, nhất là bé An Nam. Tôi không ở hẳn Việt Nam mà vẫn đi đi, về về giữa 2 nước.
May mắn là anh Dũng (ca sĩ Quang Dũng) rất thông cảm và ủng hộ công việc của tôi. Tháng 12 tới, chúng tôi sẽ đưa con trai về Việt Nam, ăn Tết ở đây, đây cũng là lần đầu tiên tôi đón Tết ở Việt Nam. Thường tôi sang đây 1-2 tuần nhưng lần này kéo dài tận 3 tuần rồi, tôi nhớ An Nam lắm.
Đầu năm nay, vì cục cưng An Nam tôi đã thay đổi chương trình y khoa. Trước đây, tôi rất mê và đã đăng ký học chuyên ngành bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ, nhưng giờ chuyển sang theo chuyên ngành dược. Tôi rút ngắn một năm để gần gũi, chăm sóc con trai.

- Ông bố ca sĩ và bà mẹ trẻ hoa hậu chăm con như thế nào?
- (Cười). Hổng có gì đặc biệt đâu. Cuộc sống gia đình tôi ở bên ấy khá bận rộn. Ngày thường, buổi sáng tôi đi học. Cuối tuần anh Dũng đi hát, tôi bận tham gia chương trình từ thiện, xã hội hoặc chụp ảnh tạp chí, diễn thời trang…
Chúng tôi chỉ thực sự quây quần bên nhau vào chiều tối và sáng sớm. Ở nhà, hai đứa thay nhau chăm con, mà anh Dũng làm còn rành hơn bảo mẫu, từ pha sữa, thay tã đến hát ru, chơi đùa… Chúng tôi không có người giúp việc, cũng không ở chung bố mẹ, nên phải tự làm mọi thứ. Thí dụ, anh chơi với con, tôi nấu ăn.

- Ca sĩ Quang Dũng hát gì cho khán giả đặc biệt là vợ mình nghe?
- Thường xuyên là Vì đó là em. Bài hát “tủ” cũng là kỷ niệm khó quên của hai đứa, như lời tỏ tình với tôi. Một lần, trước khi trình diễn, anh giới thiệu bài này hát tặng riêng tôi. "Không cần biết em là ai… Không cần biết em từ đâu…" (hát khẽ).

- "Bà nội trợ" Jenny giỏi nhất với công việc gì?
- Ồ, không đến nỗi quá đảm đang, khéo léo đâu. Tôi chỉ làm bằng tình yêu và sự quan tâm, có lẽ anh Dũng cũng biết nên hay khen vợ. Hồi nhỏ, mẹ thường dạy tôi nấu ăn. Thú thật là tôi thiết kế, xếp đặt nhà cửa giỏi hơn nấu ăn. Có khi anh cũng giễu tếu để cả hai cười phá lên chứ không chê khi tôi làm sai bao giờ.

- Người ta nói “chén đĩa chung chạn còn có lúc khua nhau”, huống chi vợ chồng ăn đời ở kiếp. Với anh chị thì sao?
- Vẫn có lúc chênh nhau chứ, nhưng phải chấp nhận để dung hòa, mỗi người nhịn một chút. Chúng tôi thỏa thuận, đặt chữ tín hàng đầu. Phải hiểu và tin nhau trước đã, sau đó có gì không vừa ý, phải nói ra cho người kia biết đường mà “gảy”.
Vậy mà cũng có mấy lần hai đứa suýt giận nhau. Nhưng cứ thấy anh sắp trái ý là tôi không đành lòng để anh buồn. Trước giờ tôi giận ai đến cỡ nào cũng không cãi nhau được, chỉ biết khóc.

- Vậy chị đã bao giờ khóc vì ông xã Quang Dũng chưa?
- Chưa. Tôi chờ để… giận anh một lần xem sao, nhưng cứ sém “sụt sịt”, anh lại làm hòa, dỗ dành hay chọc cho vợ cười.

- Một năm có quá nhiều đổi thay, từ cặp đôi là tâm điểm của báo giới và đồn thổi trong năm 2007, nay cái tên Quang Dũng - Jennifer Phạm gắn với hình ảnh một gia đình nhỏ hạnh phúc, bình yên. Chị cảm thấy sao?
- Được như thế, có lẽ phải cảm ơn con trai An Nam như một cứu cánh kỳ diệu. Sự hiện diện của con là câu trả lời thuyết phục nhất của chúng tôi trước lời đồn thổi. Thời gian đầu sống trong áp lực dư luận, tôi và anh Dũng buồn lắm.
Anh lặng lẽ, còn tôi cứ khóc với bạn bè. Sau này, cả hai biết cách dành niềm tin, tựa vào nhau mà bình thản trước dư luận. Vợ chồng tôi dành tất cả yêu thương cho con trai, giả sử bây giờ phải tiếp tục chịu đựng dư luận như thế hay nhiều hơn thế, vì An Nam, để có An Nam, chắc chúng tôi cũng làm được.

- Có hoàn toàn bình thản và hạnh phúc hay còn góc khuất nào ẩn chứa trong đôi mắt buồn của chị?
- Chia sẻ từ đáy lòng, tôi hoàn toàn hạnh phúc với gia đình nhỏ và sự nghiệp của mình. Tôi theo đạo Phật, rất tin 2 chữ “duyên nợ” và “phước hạnh”. Có lẽ tôi sống có “hạnh” nên trời Phật thương, cho tôi duyên nợ tốt là anh Dũng và thêm An Nam.
Chính tôi cũng không hiểu sao mắt mình buồn thế, chúng “phản bội” tôi rồi, hay buồn giúp nhiều nỗi buồn của tha nhân trong đời sống. Tôi cũng sợ câu “hồng nhan bạc phận”, cầu mong phước hạnh của tôi có thể cứu vớt tôi khỏi quy luật khắt khe đó.

- Làm thế nào mà sang Mỹ từ năm mới lên 2, sau mười mấy năm trời mới thỉnh thoảng về Việt Nam, chị lại có thể nói tiếng Việt lưu loát, không hề chen từ đệm tiếng Anh và có tư tưởng - lối sống nề nếp, giản dị thuần Á Đông như thế?
- (Cười tươi). Xin cảm ơn câu hỏi như lời khen đó. Tôi nghĩ tất cả từ sự giáo dục của gia đình mà ra. Bố mẹ tôi sang Mỹ với hai bàn tay trắng, rồi lao vào học hành và làm việc quần quật để kiếm sống.
Từ nhỏ, tôi đã thấy những khổ cực của bố mẹ, hiểu giá trị của những đồng tiền đem về nuôi con bằng mồ hôi nước mắt, nên từ đó hình thành nên tính cần kiệm, giản dị. Tôi không cho phép mình tiêu xài phung phí hay đua đòi. Một phần quan trọng nữa, là bố mẹ luôn nuôi dạy tôi như một cô gái thuần Việt.

(Theo Mốt và Cuộc Sống)

Read more...

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2008

Vẻ đẹp Vương Chiêu Quân xoay chuyển cả thời đại Lịch sử Trung Quốc

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, chính quyền trung ương dân tộc Hán ở vùng trung nguyên thường xuyên có mâu thuẫn với chính quyền các dân tộc thiểu số ở chung quanh. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn thường là chiến tranh, nhưng đôi khi nhà vua thông qua gả công chúa để loại trừ chiến tranh, đạt tới mục đích chung sống hoà bình. Chiêu Quân xuất ải là một mẩu chuyện như vậy.


Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là thời nhà Hán ở Trung Quốc. Trong nội bộ chính quyền dân tộc Hung nô, một dân tộc thiểu số ở vùng tây nam Trung Quốc có sự tranh giành quyền lực, chia 5 sẻ 7, năm bộ tộc đơn lẻ đánh lộn nhau, cuối cùng chỉ còn lại hai bộ tộc Đơn Vu. Hai bộ tộc này nghi kỵ nhau liên hợp với chính quyền trung ương nhà Hán để tiêu diệt mình. Lúc này một người tên là Hô Hàn Nha của Đơn Vu tới Trường an, quốc đô nhà Hán, bày tỏ lòng trung thành với nhà vua. Vua Hán tiếp đón long trọng, và tặng cho ông nhiều lương thực, cử kỵ binh hộ ống ông về. Do được nhà Hán ủng hộ, Hô Hàn Nha đã thống nhất lại Hung nô.
Để chung sống hữu nghị đời đời với nhà Hán, năm 33 trước công nguyên, Hô Hàn Nha lần thứ 3 tới Trường An và yêu cầu kết thân với nhà Hán, mong Vua Hán gả một công chúa cho ông. Vua Hán đồng ý gả công chúa cho Hung nô. Nhà vua sai người vào cung hỏi có ai muốn gả đến Hung nô không, nếu đồng ý nhà vua sẽ coi là công chúa.
Cung nữ đều là những thiếu nữ xinh đẹp được tuyển chọn trong dân gian, họ vào cung cũng có nghĩa là mất tự do. Tuy họ mong có cơ hội trốn khỏi nơi thâm cung này nhưng khi nghe nói gả cho Hung nô thì ai cũng không muốn. Theo qui định lúc bấy giờ, cung nữ không được tự mình đến gặp vua, mà phải do hoạ sĩ trong cung vẽ chân dung cung nữ rồi đưa cho nhà vua chọn, ai được chọn mới có dịp gặp vua. Một họa sĩ đã mượn cớ này để bóp chẹt cung nữ, nhiều người phải cho y tiền bạc của cải. Có một cung nữ rất xinh đẹp tên là Vương Chiêu Quân, cô thông minh ham học, biết làm thơ, chơi đàn, hơn nữa rất ngay thẳng, song cô không hối lộ cho người hoạ sĩ. Người hoạ sĩ này hậm hực không vẽ chân dung cô, nên Vương Chiêu Quân vào cung nhiều năm mà không lần nào được gặp vua.

Khi được tin gả sang Hung Nô, vì hạnh phúc và tiền đồ, cũng vì tình hữu nghị chung sống hoà bình giữa hai dân tộc Hán và hai dân tộc thiểu số nói trên, Vương Chiêu Quân đồng ý gả cho vương hầu Hùng nô. Vua Hán biết tin này rất vui mừng và quyết định tổ chức lễ cưới long trọng cho Hô Hàn Nha và Vương Chiêu Quân tại Trường An.

Hô Hàn Nha vô cùng phấn khởi có người vợ xinh đẹp, đến tạ ơn vua Hán. Nhà vua lần đầu tiên trông thấy Vương Chiêu Quân và thấy cô đẹp như tiên, ông rất hối hận, nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn cách để Chiêu Quân gả cho Hung nô. Vua Hán tổ chức lễ cưới và cho của hồi môn như công chúa.

Lúc đầu, Chiêu Quân không quen cuộc sống của dân tộc thiểu số Hung nô, nhưng cô khắc phục và quen dân, chung sống với người Hung nô rất hoà thuận.Chiêu Quân đã sống suốt đời ở Hung nô, truyền bá văn hoá dân tộc Hán cho dân tộc Hung nô. Đến nay ở Hu-hơ-hớt Nội Mông Trung Quốc vẫn còn có mộ Chiêu Quân. Trong hàng nghìn năm qua câu chuyện Chiêu Quân xuất xứ đã trở thành giai thoại hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cũng trở thành đề tài trong sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.

Thông tin từ: vietnamese.cri.cn Ảnh: Vũ Luân sưu tầm

Read more...

Thăm Nhà Rồng lại nhớ Dục Thanh

Hôm nay, thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008 chúng tôi lớp 06XH1D, chuyên ngành Xã hội học, trường đại học Tôn Đức Thắng đến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh. Bảo tàng có địa chỉ tại bến cảng Nhà Rồng thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà có tên Nhà Rồng nguyên là trụ sở của Hãng vận tải Hợp nhất được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Từ cảng Nhà Rồng, ngày 5/6/1911, lấy tên Văn Ba, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xin làm thuê trên tàu Pháp Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Treville) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) Nhà Rồng trở thành nơi lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi Nhà Rồng được lưu giữ, tôn tạo và trở thành nơi trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh; về Thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là về thành phố ngày nay đang góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Qua chuyến thăm quan bảo tàng điều làm cho tôi cảm thấy ấn tượng nhất trong cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí Minh khi cô Vũ Thị Luyến cán bộ nghiệp vụ của bảo tàng thuyết trình cho chúng tôi nghe về Bác, đặc biệt là trong khoảng thời gian Bác Hồ dạy học tại trường Dục Thanh – Phan Thiết, chính nơi đây Người đã ươm mầm xanh về kiến thức và tư tưởng yêu nước cho những học trò của mình qua những bài học của Người đã dạy.

Trường Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một trong những di tích lịch sử đánh dấu là nơi người thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành đã có một khoảng thời gian dạy học. Dục Thanh là một khu bằng phẳng nằm thoai thoải ngay sát con sông Cà Ty hiền hòa thơ mộng. Không như những di tích lịch sử nổi tiếng khác gắn liền với cuộc đời của Bác như trường Quốc học Huế, Pắc Bó, Nhà Rồng… trường Dục Thanh vẫn lạng lẽ như ngày nào Bác đến nơi đây và lặng lẽ ra đi để lại trong lòng người dân Phân Thiết nỗi thương nhớ không nguôi và luôn mong mõi ngày nào đó Người sẽ trở về. Nhưng người dân quê tôi cứ mãi trông ngóng đến Người nhưng suốt cuộc đời bôn ba khắp đó đây Người đã không một lần về lại thăm Dục Thanh.

Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:
Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ
do các nhà chí sĩ
Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy TânPhan Châu Trinh, Trần Quý CápHuỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trà0 Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết.

Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục... Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.

Dù thời gian dạy học nơi đây không dài nhưng đây là những ngày đầu người thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã đem những kiến thức truyền đạt với những học sinh của mình. Người đã dạy các môn Quốc ngữ để cho các học trò của mình biết đến một thứ chữ của dân tộc ta đó cũng là một niềm tự hào vì dân tộc Việt Nam đã có chữ viết riêng. Với môn Hán văn từ lâu đời dân tộc ta đã chịu ách nô lệ của giặc phương Bắc, nên việc học môn này cũng giúp cho chúng ta tìm hiểu được những văn bản của tiếng Hán. Không những thế Người đã truyền bá lòng yêu nước, thương giống nòi vào tâm tưởng của học sinh, đây chính là những lời dạy đầu tiên cho những tư tưởng truyền bá cách mạng sau này.

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này.

Ngôi trường xưa Bác dạy vốn đã bị hư hỏng nhiều, nhưng trong số học sinh thầy Thành dạy năm xưa vẫn còn 4 cụ còn sống, đó là bác sĩ Nguyễn Quý Thầu, bác sĩ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau. Nhờ những ký ức, kỷ niệm của các cụ, vị trí ngôi trường và những thành phần kiến trúc nội, ngoại thất được hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại từ những năm 1978-1980.

Khu di tích trường Dục Thanh gồm có các công trình chính: một gian nhà lớn phía trước với những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp vốn là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh. Bên phải gian nhà chính là Nhà Ngư được xây dựng năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng làm nơi nội trú của học sinh. Ở dãy phía sau, Ngọa Du Sào là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông. Vào những năm cuối đời, cụ Nguyễn Thông ở căn nhà này ngâm thơ, bình văn và luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước. Lúc ở trường Dục Thanh thầy Thành đọc sách, soạn bài ở Ngọa Du Sào. Ngôi nhà này cũng được tu bổ lại, hiện vật bên trong bị xáo trộn và mất mát khá nhiều. Không thể không nhắc tới cây khế, giếng nước gắn bó với cuộc đời làm thầy của Bác Hồ ở Dục Thanh nên đó cũng là điểm chính trong khu di tích.[1]

Nói đến trường Dục Thanh, người dân Phan Thiết, Bình Thuận tự hào biết bao về một mảnh đất nghèo đã may mắn được đón chân Bác trên những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước. Ngày nay, những nơi đã từng gắn kết với Bác như Ngọa Du Sào - nơi Bác thường đọc sách; nhà Ngư - nơi thầy Nguyễn Tất Thành nghỉ lưu trú, hay khuôn viên trường Dục Thanh vẫn nguyên sơ như ngày nào. Những cây khế, cây vú sữa Bác và học trò của mình thường chăm bón lúc còn nhỏ, nay đã lớn và xanh tốt. Trải qua 98 năm, mái trường Dục Thanh vẫn rêu phong và lặng lẽ như có Người đang giảng bài trong căn phòng nhỏ. Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, không chỉ là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước mà còn là nơi để biết bao thế hệ con cháu Việt Nam đến tham quan học tập ở người cha già dân tộc một tinh thần bất khuất, lòng nhân hậu và ý chí tự do cho dân.

Hôm nay thăm quan Bến Nhà Rồng, tôi hồi tưởng lại những ngày còn thở bé, mỗi khi nghỉ lễ hoặc tết bọn trẻ chúng tôi thường rũ nhau đi Dục Thanh chơi. Lúc đó chúng tôi không có nghĩ rằng đây chính là nơi mà vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc trẻ đã đến đây dạy cho dân nghèo Phan Thiết quê tôi những con chữ đầu tiên. Và điều quan trọng nhất là những tư tưởng yêu nước thương dân khi người chưa đọc được Luận cương của Lê Nin về chính sách dân tộc thuộc địa.
Theo lời của một chị nhân viên của bảo tàng tôi ra trước cửa của lối đi vào bảo tàng có một cây khế được chiết từ cây khế ở Trường Dục Thanh. Cây khế này còn nhỏ, hình như chỉ trồng khoảng sau khi đất nước được giải phóng. Cây khế ở đây được cắt tỉa gọn gàng không giống như cây khế ở Dục Thanh rất to vì đã trăm năm rồi. Tán cây rộng che mát một khoảng sân. Lúc nhỏ chúng tôi thường ngồi ở dưới đây nghỉ trưa sau một buổi tham quan Dục Thanh mệt mỏi và hái khế để ăn nhưng lại không biết chính cây khế này đã được Bác Hồ và các học trò của mình trồng và chăm bón. Hoa khế có màu tím dịu dịu rất đẹp và đầy trên cây nên khế cho quả quanh năm. Người dân Phan Thiết quê tôi xem cây khế như một bảo vật mà Bác đã tặng cho trước khi Người vào Sài Gòn.
Trong những giờ phút này, cgungs tôi lại nhớ Bác, nhớ người thầy vĩ đại của cả dân tộc nhưng cũng gần gũi với chúng ta. Đứng trước bước ảnh di tích Dục Thanh, tôi xúc động nhớ lại những vần thơ của nhà thơ Giang Nam:

Ghế này xưa Bác ngồi đọc sách, Căn gác này Bác thức thâu đêm, Cây che mát những trò chơi tuổi trẻ, Màu hoa vàng như mặt trời lên, Sông Cà Ty nước lớn ròng hai buổi, Gió mặn khơi xa năm tháng đổ về, Nơi Bác dừng chân có lời ru của biển, Có mẹ nghèo vất vả sớm khuya, Phan Thiết bao người còn nhớ, Bài học đầu tiên Bác dạy: Hiểu mình…

Phải nói thật lòng là khi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng tôi không có cảm xúc gì lắm dù đã học trong sách tiếng Việt từ năm lớp 2. Vì tôi có ý nghĩ rằng Bác chưa một lần vào trong căn nhà đó hay sao mà tôi lại không có cảm giác hay do ý nghĩ chủ quan của tôi mà khiến cho tôi không có cảm xúc. Tôi biết là Bác có làm việc trên một con tàu nhưng không biết lúc đó Bác có một lần nào bước chân vào ngôi Nhà Rồng không. Nhưng một điều chắc chắc là khi cô hướng dẫn nhắc đến trường Dục Thanh là cảm giác của tôi lại dâng trào và hồi tưởng về Phan Thiết quê tôi. Trong bài hát Miền Trung nhớ Bác của nhạc sĩ Thuận Yến có nhắc một câu “Biển Phan Thiết đêm đêm sóng hát, phút tiễn đưa Bác đến Bến Nhà Rồng để muôn đời hát mãi nỗi nhớ mong.” Thật vậy biển Phan Thiết quê tôi luôn luôn chờ mong một bóng Người. Vạn dặm xa xôi trên bước đường cứu nước cho đến khi Bác yên nghĩ Người chưa một lần ghé lại thăm nhưng người dân Phan Thiết quê tôi luôn nghĩ rằng ở nơi xa xôi nào đó thì Phan Thiết vẫn luôn ở trong trái tim Người. Gắn liền với cuộc đời Bác biết bao nhiêu câu chuyện biết bao nhiêu huyền thoại về Người cũng như những tư tưởng của Người được nhắc đến nhưng đâu có ai biết rằng chính nơi trường Dục Thanh này Bác đã ươm những hạt giống đầu tiên đó là cây khế để hôm nay cây trổ mầm xanh lá dâng trái ngọt cho đời. Và cũng chính nơi đây Người đã ươm mầm tư tưởng yêu nước cho những người dân đầu tiên ở Phan Thiết.

Những tài liệu báo chí và lịch sử chỉ có nhắc đến Dục Thanh quá sơ sài và thế hệ trẻ của chúng tôi không biết nhiều về những ngày có Bác ở nơi đây. Nhưng mỗi lần về lại Dục Thanh đứng trong mái trường đó vẫn cảm giác một tình yêu thiêng liêng từ nới Bác. Khi bước chân vào Ngọa Du Sào nơi Bác đọc sách, soạn bài và nghỉ ngơi tôi cảm giác như có hơi ấm của Bác vẫn còn quanh đây. Cũng chính nơi Ngọa Du Sào này Người đã có những đêm trăn trở cho vận mệnh của một đất nước, chính vì điều đó mà Bác đã quyết định vào Sài Gòn để tìm đường cứu nước.

Bác không ở đâu xa. Người vẫn là thầy giáo Nguyễn Tất Thành của trường Dục Thanh, vẫn ngày đêm đang dạy chúng ta về kiến thức làm người và tinh thần bác ái của người dân đất Việt. Với người dân Phan Thiết , hầu như ai cũng hiểu điều đó. Ngày hôm nay đến với Bến Nhà Rồng, nơi Bác đã ra đi tìm đường cứu nước năm xưa lòng tôi lại nhớ về Dục Thanh – Phan Thiết. Trên khắp nẽo đường của đất nước có những bảo tàng Hồ Chí Minh nhưng tôi vẫn ấn tượng nhất là bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận, nơi có ngôi trường Dục Thanh in bóng vị thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành một thời dạy học

Tượng đài Bác Hồ bên khu di tích Dục Thanh - Phan Thiết

Cổng trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh

Giếng nước Dục Thanh

Cây khế Dục Thanh do bàn tay của thầy giáo Nguyễn Tất Thành mỗi chiều chăm bón. [1] Nguồn tin: Báo CATPHCM. Bài: Pháp Như

Read more...

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008

Cô gái xấu xí - khen & chê

(TGĐA) - Ra mắt người xem từ ngày 11.2, đến thời điểm này, Cô gái xấu xí đã đi được 1/4 chặng đường của phần 1, với 84 tập phim. Những lời khen, tiếng chê xung quanh bộ phim khá nhiều. Liệu rằng Cô gái xấu xí có thể trở nên “đẹp” và ấn tượng hơn trong lòng công chúng trong thời gian sắp tới hay không?
Lắm tiếng chê
Trên các diễn đàn điện ảnh mạng internet, bộ phim Cô gái xấu xí đang được rất nhiều người quan tâm với nhiều dòng bình luận. Trong số hàng trăm ý kiến, có thể thấy “trường phái” chê vẫn nhiều hơn khen. Đánh giá đầu tiên là bộ phim làm theo một mô tip quá cũ: nàng Lọ Lem tội nghiệp sẽ chinh phục trái tim của chàng hoàng tử điển trai. Một thành viên trang dienanh.net đã tỏ vẻ dè biểu và ngờ vực: “Đừng nói là sau này “him” sẽ yêu “her” nha!”. Số đông ở trường phái này đều cho rằng, họ đã biết trước đoạn kết của bộ phim, vậy thì không nhất thiết phải theo dõi trong khi bộ phim vẫn còn những hạt sạn. Tuy nhiên về vấn đề này, NSƯT Ngọc Hiệp - diễn viên chính đồng thời là nhà sản xuất (Hãng phim Việt) – đã nói rằng: “Đây hoàn toàn không phải là bộ phim theo mô-tip chuyện nàng Lọ Lem. Lọ Lem thì phải đẹp và chính vẻ đẹp đó chinh phục chàng hoàng tử, còn Huyền Diệu thì rất xấu xí, và cô chinh phục giám đốc An Đông bằng tài năng cùng tấm chân tình. Đó là một câu chuyện khá hấp dẫn và gần gũi với thời đại của chúng ta”.
Điểm thứ hai mà khán giả phàn nàn là những điều vô lý trong phim. Người xem thấy được “sự xấu xí” của Huyền Diệu phần lớn để lộ qua chính hành động luộm thuộm của cô. Một cô gái làm việc ở công ty thời trang mà ăn mặc nhếch nhác, trong khi sếp của cô (giám đốc An Đông) lại chẳng có lấy một lời phàn nàn. Nhiều khán giả sau hơn 20 tập phim đã nói về Huyền Diệu: “Xấu thật, nhưng là một cái xấu rất giả tạo!”. Những góp ý về tạo hình nhân vật này không phải là không có lý. Bởi Huyền Diệu hoàn toàn có thể đẹp và duyên hơn, vì tính cách của cô được xây dựng là một người luôn ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân. Vì vậy, không có lý do gì khiến cô có thể “giả vờ” làm xấu mình đến như thế. Nhiều người khó hiểu khi thấy trong cùng một gia đình của Huyền Diệu, mỗi người lại nói một thứ tiếng khác nhau. Đạo diễn Nguyễn Minh Chung đã giải thích: “Chúng tôi cố ý làm như thế, sở dĩ có sự lộn xộn tiếng nói như vầy là do ông bố gốc miền Nam, lấy bà vợ miền Trung, rồi tập kết ra Bắc và sinh Huyền Diệu, từ đó, Cô gái xấu xí nói giọng Bắc.” Trong phim, giọng Huyền Diệu là do diễn viên Thanh Vân, người đóng vai Cẩm Linh, bạn của An Đông lồng tiếng vì Ngọc Hiệp không nói được giọng Bắc, và đây cũng là điểm khiến khán giả thắc mắc nhiều nhất... Mặt khác, do công nghệ thu tiếng trực tiếp, bộ phim có rất nhiều hạn chế về âm thanh. Một khán giả nữ phàn nàn: “Lời thoại của phim này lúc to lúc nhỏ, có người thì nói quá to, có người nói chẳng nghe được gì. Tôi toàn phải mở volume trên mức bình thường, nhiều lúc thấy rất bực mình”. Có lẽ đây cũng là điều mà các nhà làm phim phải xem lại. Biết rằng công nghệ sitcom 3 ngày phải hoàn thành 2 tập phim - một tiến độ rất gấp rút – tuy nhiên không phải vì thế mà bắt khán giả phải chịu đựng một bộ phim với âm thanh quá tồi như thế.

Những lời khen :

Nhưng có một điều không thể phủ nhận, là Cô gái xấu xí đang tạo một hiệu ứng tốt về việc thu hút khán giả trên sóng VTV3. Với một tựa phim khá thu hút, cốt truyện nhẹ nhàng, hiện đại và nhịp phim nhanh, khá giống phim Hàn Quốc, cùng dàn diễn viên trẻ đẹp và hài hước, đã giữ chân nhiều người xem. Ánh Nguyệt, nhân viên làm việc tại công ty Focus, quận 10 cho biết: “Mỗi buổi sáng khi tôi đến chỗ làm, tất cả mọi người đều bàn tán về Cô gái xấu xí, sức hấp dẫn của nó không thua gì những bộ phim Hàn Quốc nóng sốt nhất trước đây”. Nhiều khán giả nhìn thấy mình qua câu chuyện của Huyền Diệu, một câu chuyện khá gần gũi với cuộc sống hiện tại. Có lẽ vì thế bộ phim làm cho nhiều khán giả đồng cảm và họ đã đón nhận khá tích cực.
“Nhan sắc” của Huyền Diệu đúng là làm cho khán giả không mấy thiện cảm, nhưng mức độ hài hước, lạ lẫm trong nét diễn của Ngọc Hiệp cùng chàng An Đông – Chi Bảo điển trai, đã khiến Cô gái xấu xí đúng là tâm điểm của bộ phim. Để diễn tốt vai này, Ngọc Hiệp phải chấp nhận hy sinh rất nhiều. Cô kể: “Cứ 30 tập phim là tôi phải nhuộm tóc 2 lần, đến giờ thì mái tóc của tôi vừa “héo” vừa xơ xác, mỗi khi rời phim trường trở về nhà, là báo hại mọi người trong gia đình phải chịu đựng cái mùi ammoniac khó ngửi từ mái tóc của tôi.” Là một diễn viên thực lực, diễn xuất của Ngọc Hiệp khá ổn, và chính cô đã làm khán giả ghi nhớ về một cô gái xấu xí đầy ấn tượng trên màn ảnh phim Việt.
Diễn xuất của Chi Bảo cũng được nhiều khán giả khen ngợi. Có lẽ “thương hiệu” Chi Bảo đã giúp anh được mọi người đón nhận. Vai An Đông được anh thể hiện khá tự nhiên. Đức Hải, Bình Minh và ca sĩ Minh Thuận trong phim cũng có những biểu hiện ấn tượng, góp phần làm cho bộ phim giảm độ nhạt.
Lan Phương trong vai Mai Lan hơi khớp trước ống kính, nhưng cô có một ngoại hình ăn ảnh và diễn xuất khá dần lên sau mỗi tập phim. Điều này dễ được khán giả cảm thông, vì đây mới là bộ phim truyền hình đầu tiên Lan Phương tham gia.
Phi Thanh Vân thì đang gây chú với khán giả trong vai thư ký Phương rinh. Cô cho biết, thời gian đầu vào phim cô có phần bị căng thẳng, nhưng đã dần dần buông lỏng mình, nhập vai ngọt hơn. Liệu rồi đây cách hành xử chanh chua của Phương Trinh còn được các nhà làm phim đẩy đến mức độ nào, để khán giả “ngợp” với tình huống trên phim?
Nhóm G7 gồm những “bà tám” làm việc tại công ty SBBT cũng được khán giả yêu thích. Những tình tiết nhẹ nhàng, hóm hỉnh trong cách phát ngôn của họ đã tạo được tiếng cười thú vị. Điểm đặc biệt là các cô trong G7, tất cả đều khá xinh, và đó cũng là lý do để khán giả thích thú đón nhận họ

Và đoạn tiếp của Cô gái xấu xí
Diễn biến tiếp theo phần 1, khán giả sẽ được xem những dự án làm ăn của An Đông, cuộc chiến cạnh tranh giữa An Đông và Đăng Dương, anh trai Mai Lan. Bên cạnh đó, Huyền Diệu cũng ngày càng tỏ ra bản lĩnh và Phương Trinh thì thêm phần tráo trở. Mai Lan tức giận khi nhận ra tình yêu của mình có nguy cơ vuột khỏi tầm tay, càng thêm thủ đoạn. Phần “vui vẻ cả làng” là tất cả các “bà tám” trong G7 đều sẽ có người yêu, Huyền Diệu mỗi đêm đều nằm mơ thấy mình cùng An Đông sánh bước trong lễ cưới... Tuy nhiên diễn tiến của đời cô sắp tới thế nào chính cô cũng chưa rõ, điều đó có thể phụ thuộc vào phản ứng của khán giả. Phim dự kiến sẽ hoàn thành phần 1 vào giữa tháng 4 này, và theo những gì nhìn thấy trên màn ảnh thì chặng đường tình yêu của An Đông và Huyền Diệu còn rất xa vời, có lẽ đó cũng là dụng ý của các nhà làm phim, để cho khán giả thỏa sức tưởng tượng!
Dẫu sao vẫn có thể khẳng định rằng, đã có một sự quan tâm đáng kể dành cho Cô gái xấu xí. Và đoạn kết bài viết xin lấy hai ý kiến trái ngược nhau của hai khán giả trên trang dienanh.net, để mọi người cùng suy gẫm. Một bạn trẻ viết: “Nghe nói phim này dài 169 tập lận đấy, giờ vàng VTV3 hai năm tới kể như thua trắng rồi!”, còn theo một nickname khác thì: “Phim này càng xem càng hay đấy!”...
Nhưng nói gì thì nói, trước mắt cô gái xấu xí - Huyền Diệu còn phải cố gắng rất nhiều, không chỉ để chinh phục được trái tim của An Đông thật hợp lý và tự nhiên, mà còn có thể làm vừa lòng những khán giả yêu thích, nhiệt tình ủng hộ phim Việt.


Nguyễn Linh Ân

Read more...

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2008

Lầu Ông Hoàng thành phế tích

Nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.
Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất TP Phan Thiết ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.
Nơi ngự của các ông hoàng...

Lầu Ông Hoàng không phải là nhà lầu của một người đàn ông tên Hoàng, càng không phải là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại nghỉ mát như lâu nay người ta đồn đại.
Xuất xứ của địa danh lầu Ông Hoàng bắt nguồn vào năm 1911, gắn liền với một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Thấy phong cảnh sơn thủy ở những ngọn đồi lân cận Phan Thiết hữu tình, ông hoàng này nảy sinh ý định mua đất xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này.

Sau những cuộc thăm viếng và thương lượng, công sứ Garnier cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán ngọn đồi Bà Nài cho công tước De Montpensier. Ngày 21-2-1911, cách nhóm đền tháp Pôsanư 100m về hướng nam, trên diện tích 536m2, một biệt thự với qui mô 13 phòng đã được khởi công xây dựng.

Đường lên dốc đá

Cụ Trần Đạt, năm nay ngoài 80 tuổi, hiện sống dưới chân đồi nhớ lại: “Hồi nhỏ tôi có nghe cụ thân sinh kể lại đã có không ít nhân công phải bỏ mạng khi xây dựng công trình. Do lúc đó đường lên đồi chưa có, để xây dựng người ta phải bạt đá khoét núi làm lối đi. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thời bấy giờ cũng không kém gian nan. Do trên đồi toàn đá hoa cương hấp thụ ánh sáng mạnh vừa nóng vừa hắt ra ánh sáng khiến lao công bị mất sức, chói mắt té xuống núi chết thảm”.
Sau gần một năm xây dựng, đại công trình trên đỉnh Bà Nài tương đối hoàn chỉnh. Với máy phát điện đặt dưới tầng hầm, có chỗ chứa nước dùng đủ một năm, biệt thự này được xem là hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ.

Cụ Đạt tiếp tục mạch chuyện: “Quan Pháp hồi đó sang trọng, giàu có như một ông hoàng với nhiều kẻ hầu người hạ. Vả lại do công trình xa hoa như một biệt điện nên dân địa phương lúc bấy giờ cứ “lầu Ông Hoàng” mà gọi. Riết rồi chết luôn tên đó!”.

Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua

Tháng 7-1017, ông hoàng De Montpensier “gả” biệt thự trên đỉnh Bà Nài cho một chủ khách sạn người Pháp tên Prasetts... Về sau, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự. Vài chục năm sau, thi sĩ bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã đến địa danh này và để lại nhiều kỷ niệm khiến lầu Ông Hoàng càng thêm ý nghĩa.

Lầu Ông Hoàng với chuyện tình Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm

Nhắc đến lầu Ông Hoàng là nhắc đến nhà thơ Hàn Mặc Tử - bởi lẽ lầu Ông Hoàng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm. Trong một bài thơ về Phan Thiết, ông có kể lại nơi này và gọi đó là "nơi đã khóc đã yêu thương da diết".
Về sau Mộng Cầm có nói về câu chuyện tình lãng mạn này, trong đó thổ lộ nơi ấy là nơi hẹn hò yêu đương của họ: "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện".

Sau này nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cũng đã có một ca khúc rất hay, được nhiều người nhớ đến về lầu Ông Hoàng cũng như câu chuyện tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Bài hát có những câu mà rất nhiều người nhớ "Lầu ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng"...
Thắng tích thành phế tích

Đến thăm Phan Thiết, phần lớn du khách đều ghé thăm nhóm đền thờ công chúa Chăm (tháp Pôsanư) và sau đó leo dốc đến đỉnh đồi Bà Nài, nơi tọa lạc lầu Ông Hoàng đặng ngắm toàn cảnh bức tranh non nước Phan Thiết trong gió thổi lồng lộng và màu xanh ngút ngàn của đại dương.

Từ tháp Pôsanư, để đến được lầu Ông Hoàng, chúng tôi phải leo lên một mỏm dốc trơ cằn sỏi đá lởm chởm. Sau hơn trăm bước chân, không thể tin được khu vực hoang vắng đầy cỏ dại um tùm và ngôi nhà cao rệu rã trơ gạch kia chính là một trong những địa danh nổi tiếng ở Phan Thiết.

Lầu Ông Hoàng đó ư? Biệt thự 13 phòng hiện đại nhất Phan Thiết một thời đấy ư? Tất cả chẳng còn gì ngoài những hầm chứa nước được trùng tu và bỏ mặc cho đất đá, bụi bặm, mạng nhện, cỏ dại bám đầy.
Tháp Pôsanư trên đồi Bà Nài gần Lầu Ông Hoàng


Những tấm bia đá tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích đề ghi những bài thơ si tình với Mộng Cầm ngày nào nay đã thành gạch vụn. Lầu trăng nơi Hàn Mặc Tử từng ngắm trăng, làm thơ rệu rã và có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào...

Bên trong lầu Ông Hoàng, hiện trạng lại càng thê thảm hơn. Qua lối vào chính và qua lỗ thủng do đạn pháo thời chiến, bất kỳ ai ghé mắt trông ngang đều có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hỗn tạp với bao bịch, cỏ dại, mạng nhện và có cả bao cao su bên trong...

Trước sự hoang phế của thắng cảnh nổi tiếng về cảnh đẹp và ý nghĩa lịch sử, đầy thất vọng không ít du khách thốt lên: “Như vầy mà là lầu Ông Hoàng đó sao? Lầu tan hoang thì có!”.
Trên đỉnh đồi Bà Nài, Pháp sau đó đã cho xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt nhằm khống chế toàn vùng Phan Thiết. Ngày 14-6-1947, cũng chính nơi đây đã diễn ra trận đánh ác liệt.
Tiểu đội thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu chỉ huy đã tiêu diệt nhiều lính Pháp, thu nhiều súng đạn, trong đó có một khẩu đại liên Vitke, một súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác. Từ đó, người dân cũng quen gọi là “Chiến thắng lầu Ông Hoàng”.

Lầu Ông Hoàng là di tích thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết, là địa danh rất được du khách từ khắp mọi nơi thường xuyên tìm đến thưởng lãm nhưng cùng với thời gian, sự bọt bèo của thắng tích đã khiến nhiều du khách thất vọng. Và theo nhiều cái rỉ tai nhau của những bước chân lãng tử nên giờ đây lầu Ông Hoàng đã không còn là điểm thu hút khách tham quan nữa.
Việc ngành du lịch Bình Thuận bỏ quên thắng tích này dù với lý do gì rõ ràng đã lãng phí một nguồn tài nguyên mà bằng mắt thường ai cũng thấy nơi đây sẽ là điểm nhấn về du lịch của Bình Thuận, sẽ mang về cho Bình Thuận khoản ngoại tệ không nhỏ nếu đầu tư xây dựng và khai thác hợp lý.

Bao giờ lầu Ông Hoàng không còn bị trùm màu? Bao giờ du khách gần xa được lưu trú trên ngọn đồi lịch sử, hay chí ít cũng được đứng trên lầu vang ngắm cảnh trong một không gian đầy hoa thơm chứ không phải là cỏ dại?... Câu trả lời là: “Chẳng biết đến bao giờ” bởi hàng chục năm qua thắng tích này vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng của những người có trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược.
Theo báo Quảng Ninh

Read more...

Những hạt nút

Bà cụ ấy đi xin. Nhưng không xin tiền, xin cơm. Chỉ xin mỗi một thứ mà ít ai chịu cho: hạt nút áo. Cái bàn tay gân guốc ngoằn ngoèo của cụ làm nhiều người từ chỗ thương cảm, ngạc nhiên đến phát bực khi thấy cụ không chịu cầm lấy tiền, lấy bánh mà lại chỉ ngón tay lên những hạt nút áo trên người họ.“Xin cái này à?”. Cụ gật.“Cụ có điên không đấy?”. Cụ lắc.

Cứ như thế, mười người hết chín đều hỏi cụ những câu như vậy. Và cụ cũng chín lần gật và chín lần lắc như thế.

Chín người xua đuổi cụ đi, nhưng vẫn còn một người hỏi “hạt nào?” và khi cụ run run nói “hạt nào cũng được” liền đưa áo lên miệng bứt ra một hạt để tặng cụ. Đó là một cậu bé chừng mười tuổi. Mặc dầu biết mình sẽ bị mẹ hoặc chị cho ăn đòn vì cái tội làm mất nút áo, nhưng cậu vẫn thích cho cụ. Người ta thấy trong đôi mắt mờ đục của cụ ánh lên một nét cười long lanh. Còn cậu thì toét miệng ra đến tận mang tai để lộ cả một hàm răng sún.

Lâu dần họ thành bạn.

Và cụ cho cậu nhiều gấp nhiều ngàn lần hạt nút của cậu cho. Bởi vì cụ có cả một kho nút áo. Nút đen, nút trắng, nút xanh, nút đỏ. Nút tròn, nút dẹt, nút hình vuông, nút tam giác. Nút ta, nút Tây, nút Tàu, nút Mỹ. Cả một thế giới nút được cụ giấu dưới chân cầu thang.

Hai mươi bốn người con vừa dâu rể và rất nhiều cháu chất đầy trên những căn lầu kia đều bảo cụ lẫn, dở hơi nếu không muốn nói là dở khùng. Nên cũng đành chiều cụ như chiều trẻ con thôi. Và cũng để thằng bé ngớ ngẩn kia đến chơi chung với cụ.

Mà họ chơi gì với nhau? Người ta thấy cụ đổ từng hộp đựng nút ra cho thằng bé đếm. Cả một ngày chủ nhật nó đếm được hai mươi bảy ngàn tám trăm chín mươi chín hạt. Vậy là còn thiếu một hạt nữa mới đủ hai mươi bảy ngàn chín trăm hạt chẵn, cụ nói. Thằng bé vội cắn ngay một hạt nút áo trên ngực. Một hạt nữa đây, cháu cho bà. Cũng được thôi, cụ nói. Nhưng đừng làm như vậy nữa, bà không thích lắm những hạt nút ấy. Nó dầu sao cũng có lỗi. Ở chung với bọn kia nó sẽ mắc cỡ. Nút mà biết mắc cỡ sao bà? Biết chớ. Bởi vì cháu biết mắc cỡ thì nó cũng vậy.

Cụ nói như có vẻ phân trần, bao nhiêu nút ấy đâu phải chỉ có xin không thôi. Bà phải đi nhặt trong những đống rác ấy chứ. Bà già rồi không thể ngồi bươi rác mãi được. Với lại làm vậy con cháu bà nó không thích. Người ta cười vào mặt nó giàu mà để mẹ đi lượm ve chai. Bà cũng kiếm được khá nhiều nút ở những đám ma. Người ta lấy hết những quần áo cũ ra lắt nút, thế là bà có cả bụm. Những người chết thật buồn, ngay cả một hạt nút cũng không được mang theo. Đó là những hạt nút dù có kỳ cọ tắm rửa thì mặt mày vẫn cứ ủ ê. Chúng nó buồn vì nhớ chủ. Nhìn những hộp giấy đựng nút của mình, cụ thở dài nói bao nhiêu nút đây rồi cũng sẽ nằm trong đống rác. Cháu thích thì bà cho. Thằng bé vội nói như sợ cụ đổi ý:

- Thích, cháu rất thích bà ạ!

Nó thích là phải bởi vì mỗi hạt nút của bà cụ đều có một câu chuyện, thường là rất buồn. Chẳng hạn hai mươi sáu hạt nút màu hồng và tím này là của những con búp bê. Sau một hồi thương yêu chiều chuộng, lúc nào cũng ôm ẵm bên mình, những cô bé một hôm bỗng giận dỗi xé áo, bứt tóc ném vào góc nhà. Cháu đã thấy lần nào chưa? Cụ hỏi, chưa à. Vậy thì tốt. Bà thấy rồi. Nhiều lần lắm. Là cháu gái bà chứ ai. Bà phải đi chôn những con búp bê tội nghiệp đó và bà cũng cắt nút để lại như chôn người chết vậy.

Bà cụ lại lựa ra vài hạt nút xà cừ rất đẹp. Cụ nói còn đây là những hạt nút biết xấu hổ. Trời ơi, thằng bé kêu lên, nút còn biết xấu hổ nữa sao bà? Ừ, biết mắc cỡ thì cũng biết xấu hổ chứ. Đó là những hạt nút trên những chiếc áo của con dâu và con gái bà. Chúng đánh nhau với chồng. Vì rượu chè, vì cờ bạc và nhất là vì ghen tuông. Trong những lần cuồng điên như thế, nếu không phải bị tát sưng mặt thì cũng bị chồng xé nát áo...

Cứ thế, hết ngày này sang ngày nọ cụ kể cho thằng bé nghe bao nhiêu chuyện về những hạt nút. Chúng cũng biết vui biết buồn, cũng khổ đau và hạnh phúc. Trong đêm tối chúng rúc rích như chuột, chúng chuyện trò, kình cãi, hát ca và nhảy múa.

Một hôm thằng bé báo cho cụ một tin khủng khiếp. Đó là lớp của nó sẽ đánh nhau với lớp khác. Chiến trường là một bãi cỏ đầy cóc nhái ở ngoại ô. Chúng bắt cặp vật nhau, bên nào thua sẽ bị bên kia lặt trụi nút áo. Đứa nào cũng biết mang cái áo không còn nút về nhà thế nào cũng bị ăn đòn. Vì vậy trận chiến diễn ra rất ác liệt. Nghe thế cụ liền vét hết tiền có được đi mua rất nhiều bánh kẹo, đồ chơi. Cụ còn mang theo cả kim chỉ.

Hai bà cháu đến nơi thì quả đúng là có đến vài chục đứa đang vật nhau. Đứa thua đành đứng im nhìn đứa thắng bứt hết nút áo. Có đứa đang dùng đá đập chan chát lên những hạt nút trắng tội nghiệp. Cụ nói như khóc: “Cho bà chuộc. Đây kẹo bánh đồ chơi, cứ ăn cứ chơi nhưng đừng bứt nút áo nữa”. Bọn trẻ con ngơ ngác nhìn cụ. Vừa sợ vừa mắc cỡ, chúng tiu nghỉu đem cả bụm nút đến cho cụ. Ăn đi, cụ nói, đem áo lại đây bà kết nút cho! Hôm ấy cụ đã cứu được hàng trăm hạt nút không phải bị đập vỡ và tránh cho những đôi mông khỏi bị những ngọn roi của bố mẹ chúng.

Nếu những hạt nút ao ước có một bà tiên thì chính cụ đã là một bà tiên.

Và vì là tiên nên cụ không thể ở mãi nơi trần gian. Cụ mất trong một đêm tối trời sau khi nghe xong một bài đồng ca của tập thể nút. Cậu bé cõng cả kho tàng trên lưng đi theo sau xe tang. Không ai ngờ được là có cả một thành phố nút cùng đi theo đưa tiễn cụ.

Truyện ngắn 1.200 chữ của KHUẤT ĐẨU (theo tuoitre.com.vn)

Read more...

Tôi không có quyền được hưởng hạnh phúc!

Nhiều khi tôi muốn trốn đi nhưng lại thương ba dù trong lòng lắm lúc cũng giận ba. Rồi tôi tự mình trở thành thiếu nữ mà không có bất cứ một chỉ dạy từ gia đình về những gì tối cần thiết của một người con gái.
Tôi sinh con một mình, nuôi con không ai trợ giúp. Sức khỏe tôi rất yếu nhưng chỉ mới sinh được năm giờ tôi đã lập cập đi giặt tã cho con... Tôi làm đủ thứ hòng quên cảm giác tội lỗi. Anh bên cạnh tôi, giúp tôi chút ít khi cần thiết nhưng rất lạnh lùng. Đó là điều giết tôi mạnh nhất.
Một lá thư chứa đầy đau đớn dằn vặt từ chị T.U. - người vợ, người mẹ bất hạnh. Thiếu hơi ấm gia đình từ nhỏ vì cha mẹ ly dị, bị cha đẻ hắt hủi, bị lạm dụng tình dục; lớn lên lại lao vào một tình yêu đầy dối lừa… Chị T.U. cho rằng mình đáng phải chịu trừng phạt vì những sai lầm, nông nổi trong tình yêu. Chị đáng thương hay đáng trách? Chị còn có cơ hội được hưởng hạnh phúc gia đình? Mời bạn đọc theo dõi câu chuyện dưới đây của chị…

Tôi là một phụ nữ 34 tuổi. Tôi xa mẹ khi mới 4 tuổi. Ba mẹ tôi chia tay, mẹ ra nước ngoài sống và rất hiếm khi liên lạc với tôi. Tôi ở với bà ngoại một thời gian thì sang nhà nội (ông nội ruột và bà nội sau), còn ba tôi thường xuyên đi xa, lâu lâu mới về nhà một lần.

Năm tôi học lớp 2, nhà nội có bạn của ông nội đến buôn bán cùng. Ông ta tên là Khải. Thật kinh khủng, ông ta thường xuyên hiếp dâm đứa bé gái là tôi đây. Tôi đau đớn lắm nhưng không dám nói với ai cả. Trong nhà từ ông bà đến cô chú ai cũng có thể dễ dàng đánh đập tôi, dù có lẽ họ cũng thương tôi (có thương mới nuôi vì thời bao cấp cuộc sống rất khó khăn!). Năm tôi 13 tuổi, ba cưới vợ mới mà không một sự chuẩn bị cho tôi về tinh thần. Tôi xa nội về quê ở với mẹ kế và ba. Ba xa nhà luôn, mỗi khi gửi thư về ông không bao giờ nhắc đến tôi.

Còn lúc ở nhà ông lại dễ dàng đánh đập tôi từ một lỗi nhỏ. Thậm chí ngay cả khi tôi không có lỗi ông cũng đánh thật nặng, có lần ngất xỉu, dù ông có học vấn đại học. Có khi ông còn chửi tôi “giống như con đ”. Mẹ kế thì không quan tâm đến tôi bao giờ. Tôi có ít bạn, hay khóc thầm, tủi thân, lúc nào cũng thèm sự yêu thương vỗ về…

Tôi quen và yêu anh lúc 18 tuổi, khi vừa dưới quê lên thành phố thi đại học và rất sốc vì môi trường mới. Anh theo đuổi tôi. Tôi cũng có tình cảm với anh từ sự cảm phục anh học rất giỏi. Cho đến một ngày anh đến nhà tôi. Không hiểu sao tôi đã kể cho anh nghe chuyện của mình, cả mơ ước được yêu thương. Đây là lần đầu tiên tôi nói nhiều với bạn đến thế. Anh tỏ ra thông cảm và hiểu biết cuộc sống rất nhiều so với tôi, dù nhỏ hơn tôi một tuổi. Rồi một ngày anh làm chuyện đó với tôi. Tôi đã hoảng sợ và ghét mình biết bao, cả kinh hãi người bạn trai đầu tiên. Tôi trốn anh gần hai năm trời nhưng anh vẫn cứ tìm. Hai năm không gặp anh, tôi lầm lũi học, vẫn rất ít bạn bè. Một ngày gặp lại nhau, tình cảm bỗng dâng lên. Chúng tôi đến với nhau và sống như vợ chồng hơn bốn năm.

Tôi thấy mình yêu anh biết bao và muốn có anh trong đời. Nhưng rồi tôi bắt đầu phát hiện những điều khang khác ở anh. Anh thường nói dối, có cử chỉ gần gũi với cô bạn làm chung cũng là bạn thân của tôi. Tôi hỏi thì anh nói quanh co. Tôi rất yêu anh nên tin vậy. Một ngày nọ tôi tình cờ bắt gặp anh và cô bạn âu yếm nhau. Tôi chẳng còn biết phải làm gì, khóc nức nở và chạy một mạch về nhà.

Tối anh đến, biện minh đủ điều. Anh còn nói “mình mất gì đâu mà sợ” (anh thường lặp lại câu này). Vậy mà tôi đã tin anh, bỏ qua lần này và cả những lần hai người qua đêm với nhau mà không làm to chuyện bao giờ. Tôi yêu anh và quá yếu đuối. Lúc này chúng tôi đã làm đám hỏi sau năm năm bên nhau.

Kể từ đó là những tháng ngày đau khổ triền miên, anh thường bỏ mặc tôi, thất hẹn, nói dối liên tục...Quá buồn và bơ vơ, tôi tham gia lớp học ngoại ngữ và gặp một bác sĩ. Tôi kết bạn với anh. Rồi người yêu biết tôi có bạn trai nhưng anh chỉ cười khẩy, không quan tâm đến tôi trong khi người bạn mới càng tỏ ra thân thiết với tôi. Rất nhiều lần tôi nói người yêu làm lễ cưới nhưng anh từ chối hoặc giả lơ.

Tôi yêu anh thật nhiều dù biết anh vẫn quan hệ với cô bạn kia và còn thêm một cô ở CT. Điều chua xót là trong một lúc chán nản tôi đã thất thân với người bác sĩ kia (anh ta đã có vợ và một con nhỏ). Nhưng tôi cần được trao tình cảm, cần được chăm sóc một ai đó và cần được nhận sự động viên biết chừng nào. Tôi biết mình sai trầm trọng nên đã rời xa anh bác sĩ nọ. Nhưng tôi có thai! Khi phát hiện, tôi nói ngay với người yêu nhưng anh bỏ mặc tôi. Tôi hiểu. Điều kinh khủng hơn cả, đáng trách hơn cả, ngu xuẩn hơn cả, thật xấu xa cho tôi là tôi điện thoại cho ba mẹ người yêu và bảo mình có thai rồi... Lễ cưới gấp rút diễn ra với cô dâu tệ hại nhất đời là tôi.

Tôi và anh thống nhất sau một thời gian cả hai sẽ chia tay. Tôi cố gắng làm vợ tốt, chăm sóc chồng, nhà cửa chu đáo, nhẫn nhịn mọi sự vì biết mình có lỗi quá lớn. Nhưng lòng anh không hề lay động. Anh còn hẹn hò với bạn gái trước mặt tôi. Tôi sa sút rất nhanh, 12 tháng sút hơn 16kg vì lao tâm và lao lực. Anh thích đi chơi qua đêm nhiều ngày liền, về nhà lại hỏi tôi còn muốn gì hơn nữa ở anh. Không những quan hệ với nhiều phụ nữ, anh còn kể cho họ nghe chuyện của tôi. Một lần tình cờ đọc email của anh tôi mới biết trong email họ ca ngợi anh, chửi tôi thậm tệ, tôi chỉ biết khóc mà thôi.

Tết 2007, anh bỏ mặc vợ con bệnh, đi chơi với bồ mấy ngày liền cũng không báo trước với tôi. Đau đớn và mặc cảm, cảm thấy mình không xứng đáng làm mẹ, tôi chở con đi từng hiệu thuốc, mua từng ít thuốc ngủ một... Tôi tỉnh dậy trong sự la mắng của mẹ chồng nhưng lòng thì chết rồi. Hai ngày sau cái chết hụt, tôi ngồi dậy chăm con một mình trong tủi nhục. Chồng quay về không một lời hỏi thăm và hắt hủi tôi hơn bao giờ hết. Tôi cam chịu vì mình đáng bị như vậy.

Tôi có còn xứng đáng làm mẹ, xứng đáng sống? Tôi không có quyền sống hạnh phúc? Tôi sẽ mãi mãi không có được tình yêu và sự tha thứ của chồng? Tôi muốn thú nhận với bố mẹ chồng tất cả, chịu sự trừng phạt danh dự rồi đi với con thật xa... Tôi bế tắc thật rồi!
T.U (theo tuoitre.com.vn)

Read more...

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2008

Diễm Hương sẽ tái ngộ khán giả ?

Đó là bật mí của diễn viên điện ảnh Lý Hùng. Trong năm sau, gia đình điện ảnh của NSƯT Lý Huỳnh sẽ làm bộ phim truyện lịch sử Tây Sơn hào kiệt. Phim nói về nhân vật lịch sử hoàng để Quang Trung. Lý Hùng sẽ vào vai vua Quang Trung, Lý Hương đảm nhận vai Bùi Thị Xuân.

Điều đặc biệt là Lý Hùng cho biết, rất có thể Diễm Hương - nữ diễn viên được xem là ngôi sao tài sắc một thời trong lòng khán giả Việt Nam - sẽ góp mặt trong bộ phim này. Một đạo diễn thân cận với Diễm Hương cho biết, hiện tại, Diễm Hương vẫn sống tại Sài Gòn và sống một cuộc sống bình lặng để chăm sóc gia đình riêng của cô.

Điều chắc chắn là đông đảo khán giả yêu mến điện ảnh cả nước đang rất nóng lòng chờ đợi và hy vọng lần tái ngộ này. Và như thế khán giả đã có thể đoán được, nếu đồng ý trở lại màn ảnh, trong Tây Sơn hào kiệt, Diễm Hương sẽ đóng vai công chúa Ngọc Hân (!)

KHƯƠNG NINH (theo baoanhdatmui.com)

Read more...

Bộ phim "Tây du ký " của truyền hình Chiết Giang, đã lên đường thỉnh kinh trước thầy trò Đường Tăng của Trương Kỷ Trung

Trong khi giới báo chí cũng như khán giả vẫn còn đang theo dõi động tĩnh dự án làm phim Tây du ký của nhà chế tác Trương Kỷ Trung thì ngày 23.10 vừa qua, Công ty Vĩnh Lạc Chiết Giang đã cho bấm máy bộ phim Tây du ký (tạm gọi là bản phim Tây du ký Chiết Giang) do Trình Lực Đống đạo diễn, qui tụ các diễn viên: Phí Dương (vai Tôn Ngộ Không), Trần Tư Hàn (em trai của Trần Tuệ Lâm - vai Đường Tăng), Tạ Ninh (vai Trư Bát Giới), Mâu Phụng Bân (vai Sa Tăng), Ấn Tiểu Thiên (vai Nhị Lang Thần), Lưu Hiểu Khánh (vai Quan Âm), Ôn Bích Hà (vai Vương Mẫu nương nương), Lưu Đức Khải (vai Thái Thượng Lão Quân), Hàn Tuyết (vai Bạch Cốt Tinh), Lưu Tư (vai Thiết Phiến công chúa), Vu Na (vai Kim Mao thử), Đường Quốc Cường (vai Bồ Đề lão tổ)...














Bản phim Tây du ký Chiết Giang hiện đang bấm máy những thước phim đầu tiên tại vùng Hương Cách Lý Lạp (Shangri-la) – Vân Nam, tuy đoàn làm phim không tổ chức họp báo, không giới thiệu tạo hình nhân vật, nhưng vẫn có đông đảo ký giả phim trường đến túc trực săn tin. Nhà chế tác Châu Chính Nguyên cho biết, Phí Dương – diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không tuy là gương mặt mới của truyền hình Trung Quốc, nhưng anh đã có kinh nghiệm đóng vai Tôn Ngộ Không trên sân khấu Kinh kịch, vì thế ông có lòng tin Tôn Ngộ Không của Phí Dương sẽ được khán giả đón nhận. Ngoài ra, đoàn làm phim còn mời được nhà tạo mẫu Trần Mẫn Chính – tổng thiết kế trang phục và hóa trang cho lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008, phụ trách tạo hình cho các nhân vật trong phim.
Bộ phim có thời lượng 50 tập, kinh phí làm phim 1 triệu nhân dân tệ/tập, dự trù quay trong 8 tháng, ngoại cảnh được ghi hình tại Vân Nam, Ngân Xuyên và Hoành Điếm (Chiết Giang).

THỤC NGHI (theo baoanhdatmui.com)

Read more...

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP