Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, chính quyền trung ương dân tộc Hán ở vùng trung nguyên thường xuyên có mâu thuẫn với chính quyền các dân tộc thiểu số ở chung quanh. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn thường là chiến tranh, nhưng đôi khi nhà vua thông qua gả công chúa để loại trừ chiến tranh, đạt tới mục đích chung sống hoà bình. Chiêu Quân xuất ải là một mẩu chuyện như vậy.
Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là thời nhà Hán ở Trung Quốc. Trong nội bộ chính quyền dân tộc Hung nô, một dân tộc thiểu số ở vùng tây nam Trung Quốc có sự tranh giành quyền lực, chia 5 sẻ 7, năm bộ tộc đơn lẻ đánh lộn nhau, cuối cùng chỉ còn lại hai bộ tộc Đơn Vu. Hai bộ tộc này nghi kỵ nhau liên hợp với chính quyền trung ương nhà Hán để tiêu diệt mình. Lúc này một người tên là Hô Hàn Nha của Đơn Vu tới Trường an, quốc đô nhà Hán, bày tỏ lòng trung thành với nhà vua. Vua Hán tiếp đón long trọng, và tặng cho ông nhiều lương thực, cử kỵ binh hộ ống ông về. Do được nhà Hán ủng hộ, Hô Hàn Nha đã thống nhất lại Hung nô.
Để chung sống hữu nghị đời đời với nhà Hán, năm 33 trước công nguyên, Hô Hàn Nha lần thứ 3 tới Trường An và yêu cầu kết thân với nhà Hán, mong Vua Hán gả một công chúa cho ông. Vua Hán đồng ý gả công chúa cho Hung nô. Nhà vua sai người vào cung hỏi có ai muốn gả đến Hung nô không, nếu đồng ý nhà vua sẽ coi là công chúa.
Cung nữ đều là những thiếu nữ xinh đẹp được tuyển chọn trong dân gian, họ vào cung cũng có nghĩa là mất tự do. Tuy họ mong có cơ hội trốn khỏi nơi thâm cung này nhưng khi nghe nói gả cho Hung nô thì ai cũng không muốn.
Theo qui định lúc bấy giờ, cung nữ không được tự mình đến gặp vua, mà phải do hoạ sĩ trong cung vẽ chân dung cung nữ rồi đưa cho nhà vua chọn, ai được chọn mới có dịp gặp vua. Một họa sĩ đã mượn cớ này để bóp chẹt cung nữ, nhiều người phải cho y tiền bạc của cải. Có một cung nữ rất xinh đẹp tên là Vương Chiêu Quân, cô thông minh ham học, biết làm thơ, chơi đàn, hơn nữa rất ngay thẳng, song cô không hối lộ cho người hoạ sĩ. Người hoạ sĩ này hậm hực không vẽ chân dung cô, nên Vương Chiêu Quân vào cung nhiều năm mà không lần nào được gặp vua.
Khi được tin gả sang Hung Nô, vì hạnh phúc và tiền đồ, cũng vì tình hữu nghị chung sống hoà bình giữa hai dân tộc Hán và hai dân tộc thiểu số nói trên, Vương Chiêu Quân đồng ý gả cho vương hầu Hùng nô. Vua Hán biết tin này rất vui mừng và quyết định tổ chức lễ cưới long trọng cho Hô Hàn Nha và Vương Chiêu Quân tại Trường An.
Hô Hàn Nha vô cùng phấn khởi có người vợ xinh đẹp, đến tạ ơn vua Hán. Nhà vua lần đầu tiên trông thấy Vương Chiêu Quân và thấy cô đẹp như tiên, ông rất hối hận, nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn cách để Chiêu Quân gả cho Hung nô. Vua Hán tổ chức lễ cưới và cho của hồi môn như công chúa.
Lúc đầu, Chiêu Quân không quen cuộc sống của dân tộc thiểu số Hung nô, nhưng cô khắc phục và quen dân, chung sống với người Hung nô rất hoà thuận.Chiêu Quân đã sống suốt đời ở Hung nô, truyền bá văn hoá dân tộc Hán cho dân tộc Hung nô. Đến nay ở Hu-hơ-hớt Nội Mông Trung Quốc vẫn còn có mộ Chiêu Quân. Trong hàng nghìn năm qua câu chuyện Chiêu Quân xuất xứ đã trở thành giai thoại hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cũng trở thành đề tài trong sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.
Thông tin từ: vietnamese.cri.cn Ảnh: Vũ Luân sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét