Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2009

Ý nghĩa lá cờ Phật giáo

Lá cờ Phật Giáo là biểu tượng của Phật Giáo qua sự hiện hữu của đạo Phật trong cuộc đời này.
Cờ Phật Giáo do Đại tá Henry Steel Olcott (1832-1907), người Hoa Kỳ theo học Phật Pháp cùng với Thượng tọa H. Sumangala, người Tích Lan, đã phỏng theo sáu màu hào quang của Đức Phật để phác họa vào năm 1889. Những màu hào quang của Đức Phật là: xanh, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu vừa kể.

Lá cờ này đã được treo lần đầu tiên tại các chùa Tích Lan vào dịp lễ Phật Đản 1889. Sáu mươi mốt (61) năm sau tại Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đầu tiên tổ chức ngày 25 tháng 5 năm 1950 tại thủ đô Colombo, nước Tích Lan, gồm có hai mươi bảy (27) quốc gia hội viên thuộc Á châu, Âu châu và Bắc Mỹ tham dự, đã chính thức công nhận làm cờ Phật Giáo Thế Giới. Hiện nay lá cờ được khoảng tám mươi (80) quốc gia trên thế giới xử dụng trong các ngày lễ Phật Giáo.

Màu tổng hợp tượng trưng cho hòa bình an lạc như một hợp chất duy nhất không thể tách rời được. Tượng trưng cho từng phần của ngũ căn, ngũ lực, ngũ uẩn phải dính liền với nhau thì việc tu tập mới thành công được.

Ngoài ý nghĩa tinh thần ra, màu cờ Phật Giáo còn tiêu biểu cho màu da, chủng tộc của các sắc dân, không phân biệt da vàng, da đen, da trắng, da đỏ v.v... Mà tất cả con người trên thế giới đều là anh em với nhau cùng tôn thờ lý tưởng Phật Giáo để cùng nhau bắt tay xây dựng và phát triển ngôi nhà chánh pháp của Đức Như Lai.

Lá cờ Phật Giáo Thế Giới được tung bay lần đầu tiên ở Việt Nam tại kỳ Đại Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 1951, cùng lúc bài Phật Kỳ "Phật Giáo Việt Nam" do nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác, đã đem lại cho người Phật Tử niềm phấn khởi, tin tưởng nơi các đại biểu toàn quốc. Sau kỳ đại hội này làn sinh khí Phật Giáo Việt Nam được hồi sinh sau một thời gian vắng bóng vì hoàn cảnh đất nước.

Lá cờ Phật Giáo Thế Giới được dương cao lên ở bất cứ nơi nào, chứng tỏ rằng ở đó chánh pháp được phát huy và con người thấm nhuần trong giáo lý giải thoát, giác ngộ của đạo Phật vậy.
Chữ Hiếu trong đạo Phật.

Đức Phật đã dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh; nói cách khác, tất cả chúng sanh ai cũng có tâm Phật bẩm sinh như nhau. Mỗi người tùy theo hành động sáng suốt hay mê lầm của thân, miệng, ý mà làm cho tâm Phật hiển lộ hay lu mờ đi. Ví dụ khi chúng ta an lạc, hoan hỷ cùng với niềm vui và hạnh phúc của mọi người, chia xẻ nỗi buồn với họ, đó là lúc ta sáng suốt, không để mờ tâm Phật; trái lại khi ta giận dữ, ngã mạn, cuồng tín v..v.. là lúc ta đã chuyển cái tâm Phật nơi ta thành một thứ lửa địa ngục rồi. Một trong những loại tư tưởng trong sáng, mát mẻ, nuôi dưỡng tâm Phật của chúng ta là lòng hiếu thảo hay hiếu đạo.

Lòng hiếu thảo là lòng biết ơn đối với cha mẹ mình, mong muốn được đền đáp công ơn ấy. Về điểm này thì loài người hơn hẵn loài vật, vì vậy lòng hiếu thảo là một đặc trưng để phân biệt loài người với súc sinh. Loài vật cũng biết thương con nhưng không biết thương cha mẹ. Có một giống chim còn ăn thịt cha mẹ khi chúng đã lớn khôn, nhưng chúng ta không thể trách chúng là bất hiếu vì chúng nó là súc sinh, chỉ biết sống theo bản năng, không thể hiểu được hiếu đạo và luân lý của loài người. Đức Phật đã ân cần dạy chúng ta rằng: Gặp thời không có Phật, thờ phụng cha mẹ chính là thờ phụng Phật. Do vậy, kinh dạy rằng: một trong những nỗi bất hạnh lớn nhất của con người là không được nghe đến những chữ Phật và Cha Mẹ. Làm tròn chữ Hiếu là coi như đã đi được nửa con đường tu đạo rồi. Ở đây có một điều đáng cho chúng ta suy ngẫm: lòng hiếu thảo thế gian thường tình có phải còn nặng về ngã chấp không? Thật vậy, người con hiếu có thể chỉ thương cha mẹ mình chứ không thương cha mẹ người khác, vì thế, cái tâm hẹp hòi này có thể gây ra đau khổ phiền não cho người và cả cho mình. Ví dụ như một người kia muốn mua tặng mẹ một món quà nhưng không có tiền, anh ta bèn ăn cắp tiền của bà nhà giàu hàng xóm, chẳng may bị bắt gặp, bà ta kêu lên, anh ta đánh bà ta bị thương và kết quả là anh bị ngồi tù. Có hiếu với mẹ đâu không thấy chỉ thấy kết quả làm mẹ đau khổ vì hành động xấu của mình, làm bà hàng xóm tự nhiên bị thương và làm mình bị tù! Nhớ có lần Sư cô Trí Hải kể cho chúng tôi nghe rằng: có một chị Phật tử kia nhân ngày giỗ mẹ chị, chị đến bàn Vong lật úp tất cả hình của các vị khác xuống, chỉ để hình của mẹ chị, ý là để một mình mẹ có thể hưởng tất cả các đồ cúng! Ngày xưa quan niệm về chữ Hiếu của ông cha ta cũng rất hẹp hòi, đó là bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (có 3 điều bất hiếu mà không có con trai nối dõi là tội lớn nhất). Người vợ không sinh con trai được coi như có tội với gia đình chồng, mang tội đại bất hiếu, từ đó sinh ra tục lệ đa thê (nhiều vợ, để kiếm con trai; nếu người vợ không có con trai người chồng có thể lấy vợ khác; có khi có 2, 3 người vợ mà cũng chưa sinh ra con trai !); tục lệ này chúng ta đã biết là đem lại khổ đau cho nhiều người - đặc biệt là cho người đàn bà.

Chữ Hiếu trong đạo Phật đã được nâng cao thành Hiếu đạo. Người Phật tử vừa là người con hiếu thì khi cha mẹ còn sống, phụng dưỡng cha mẹ bằng tình thương, sự chăm sóc và tiền bạc hợp pháp do mồ hôi nước mắt của mình làm ra. Người con hiếu cố gắng làm vui lòng cha mẹ bằng sự dịu dàng, chiều chuộng của mình nhưng quyết không chiều theo những sở thích xấu xa tai hại nếu chẳng may cha mẹ vướng phải (như cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, trộm cắp v.v... ); trái lại còn khuyên cha mẹ quy y Tam Bảo, làm lành tránh ác. Người con hiếu luôn làm tròn bổn phận của mình, không làm điều gì có hại cho thanh danh gia đình mình, mang tiếng xấu cho cha mẹ. Khi cha mẹ chết, lo làm các việc phước thiện như phóng sanh, bố thí, ấn tống kinh sách để phổ biến Phật Pháp để cầu nguyện và hồi hướng công đức đến cha mẹ mình. Từ lòng thương cha mẹ mình, người Phật tử trãi lòng thương ấy đến cha mẹ của tất cả mọi người mọi loài, nghĩa là đến tất cả chúng sanh. Hơn ai hết, người Phật tử hiểu được rằng trong dòng luân hồi vô thỉ vô chung này, ai cũng đã từng làm cha mẹ mình, con cái mình. Do vậy sát sanh là hại mạng sống của cha mẹ mình ở nhiều đời nhiều kiếp trước vậy. Không những thế, người Phật tử không theo thường tình thế gian báo thù cho cha mẹ bằng cách giết kẻ thù vì suy cho cùng làm như vậy là giết cha mẹ mình ở kiếp trước để báo thù cho cha mẹ của kiếp này. Cứ như thế, oan oan tương báo cho đến bao giờ mới dứt! Kinh Phạm Võng dạy: Hiếu nghĩa là giữ giới, là ngăn các điều ác. Thật vậy, chỉ cần giữ giới và ngăn các điều ác là chúng ta đã thực hành hiếu đạo rồi, vì đó là đầu mối của các hạnh lành và cũng là căn bản của giác ngộ và giải thoát.

Hiếu đạo theo Phật giáo hướng dẫn chúng ta đi trên con đường rộng lớn thênh thang của tình thương Vô Ngã, giúp chúng ta vượt khỏi biên giới hẹp hòi của ngã chấp hạn cuộc, nguyên nhân gây bao đau khổ cho người và cho chính mình. Đó chính là sự mầu nhiệm của Vu Lan Bồn. Nhờ năng lực chú nguyện của 10 phương Tăng sau 3 tháng an cư thanh tịnh mà mẹ của Ngài Mục Kiền Liên cùng tất cả tội nhân khác của địa ngục được giải thoát. Nhờ lòng thương mẹ, Ngài Mục Kiền Liên đã trãi lòng thương đến mọi loài chúng sanh, phát lời nguyện rộng lớn: Địa ngục chưa trống thì tôi thề không thành Phật; cho đến bao giờ mà tất cả chúng sanh đều được giải thoát thì tôi mới chứng Đạo Bồ Đề.

Nguyện cho tất cả các bậc cha mẹ còn tại thế thân tâm an lạc tật bệnh tiêu trừ, đã qua đời, dù đang ở trong cõi nào cũng luôn an trú trong tâm Phật và tích cực hướng về Cực Lạc Quốc. Cầu chúc cho tất cả chúng ta đều là những người con hiếu để hưởng trọn một mùa Vu Lan an lạc và giải thoát.

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP