Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2009

Vai trò của nhân viên xã hội trong việc giúp trẻ em đường phố tái nhập cộng đồng

DẪN NHẬP
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Việt Nam cũng là một đất nước để cao khẩu hiệu này. Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường đã đưa Việt Nam hội nhập cùng thế giới. Quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá dần phát triển giúp người dân có cuộc sống về tinh thần và vật chất tốt hơn xưa rất nhiều. Tuy nhiên khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng chênh lệch. Khi nông thôn được đô thị hoá thì người dân có nguy cơ bị thất nghiệp cao, gia đình rơi vào khủng hoảng dẫn đến những biến động. Nhiều gia đình phải rời bỏ nông thôn lên đô thị tìm kế sinh nhai nhưng cuộc sống của họ gặp rất nhiều trắc trở. Chính vì thế mà xung đột gia đình xuất hiện công với sự khủng hoảng kinh tế gia đình đã dẫn đến các cuộc ly hôn. Và hậu quả của những cuộc ly hôn đó đã đẩy những đứa trẻ trở thành những trẻ em đường phố.

Trong khi Nhà nước đang tập trung vào phát triển nông thôn thì vấn đề trẻ em và thanh thiếu niên di cư cũng được giải quyết tại những nơi mà từ đó các em đã bỏ ra đi. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi phải gánh chịu nạn di dân từ mọi miền đất nước và trẻ em đường phố ngày càng nhiều. Chúng bỏ học sớm, thiếu giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh, rất dễ dàng trở thành nạn nhân của mọi hình thức bóc lột.

Thông qua bài viết ngắn này người viết dùng những tư liệu sẵn có của các nhà nghiên cứu để nói lên thực trạng về trẻ em đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh và vai trò của một nhân viên xã hội nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình đáng báo động này.

NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Theo khảo sát mới đây của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, thành phố có trên 10.000 trẻ lang thang kiếm sống trên các đường phố không nhà, không có nơi che chở hay được chăm sóc, nhiều nhất là các em đến từ miền Trung [1]. Trong đó, hơn 5.000 em không biết chữ hoặc bỏ học. Khoảng 28% số trẻ sống trên đường phố là bé gái. Theo đa số đại biểu, trẻ lang thang là sản phẩm của quá trình biến đổi xã hội, sự nghèo đói, đô thị hóa, gia đình tan vỡ. Những trẻ em này dễ bị tổn thương và là nạn nhân bị bóc lột lao động, HIV/AIDS, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ. Hằng năm có gần 500 em được tổ chức hồi hương, nhưng số trẻ đổ về thành phố vẫn gấp đôi con số này.

Mục đích cơ bản của trẻ đường phố là hoạt động tự kiếm tiền để nuôi sống bản thân và điều này không hề dễ dàng đối với chúng. Không nghề nghiệp, túng quẫn nên trẻ dễ rơi vào các công việc phạm pháp. Thực tế, đi giao ma túy, mại dâm, cướp vặt… là những “việc” mà nhiều trẻ đường phố làm nhất, hoặc tự nguyện, hoặc bị cưỡng ép. Trẻ cũng phải chịu áp lực, đe dọa từ nhiều đối tượng: là đối tượng thu gom của công an, bị khống chế bởi các nhóm “anh chị”. Cuộc sống vất vưởng, bấp bênh với thân phận yếu hèn cũng làm cho các em có cảm giác lo sợ, luôn sống trong trạng thái không được an toàn.

Theo bác sĩ Trương Trọng Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Sở Y tế TP HCM, nêu lên sáng ngày 30 tháng 12 năm 2008, trong buổi tổng kết dự án “Cung cấp cho giáo dục viên những kỹ năng làm việc với trẻ em đường phố về HIV/AIDS". Hiện trẻ em đường phố tại TP HCM vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như bị hiếp dâm và quấy rối tình dục, bị dụ dỗ quan hệ đồng tính nam, bị trấn lột, cướp giật hay bị nhiễm các loại bệnh tật liên quan đến việc lượm rác mưu sinh… Nhiều em do thiếu hiểu biết đã nghiện ngập từ bé, số khác bị lây nhiễm HIV.

Theo số liệu của sở Lao động Thương binh-Xã hội, hiện nay Thành phố có 54 nhà tình thương, nhà mở và các cơ sở bảo trợ xã hội khác[2]. Có thể nói, phần lớn trẻ lang thang đường phố đã có địa chỉ đi về. Các em được đi học văn hoá, đa phần theo học hệ bổ túc hay phổ cập, có rất ít em học phổ thông. Nhiều em cũng được đào tạo nghề ở các trường trung cấp dạy nghề, hoặc những cơ sở dạy nghề trong Thành phố.

Tuy nhiên, theo bà Lương Thị Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em cho biết, một số cơ sở không đăng ký thủ tục pháp nhân. Những cơ sở này lấy danh nghĩa hoạt động từ thiện, nhưng thực chất là tận dụng sức lao động, không có điều kiện cần thiết và không biết định hướng giáo dục các em.

2. KHÓ KHĂN CỦA TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ KHI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG
Đối với trẻ em đường phố thì sự hoà nhập với cộng đồng là một điều hết sức khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, việc tổ chức các lớp học cho trẻ đường phố một cách hiệu quả tuỳ thuộc nhiều yếu tố. "Trẻ lang thang không ở cố định một nơi nên việc tập trung các em lại cũng không dễ dàng và không phải em nào cũng siêng năng, kiên trì với việc học. Các ban ngành, đơn vị chức năng nên chú trọng vào giải pháp xã hội hoá, nên đưa các em trở về cộng đồng và dựa vào cộng đồng hỗ trợ các em". Còn theo ông Nguyễn Văn Buồm, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực trẻ, Viện Nghiên cứu Thanh niên thì khó khăn đầu tiên là trẻ đường phố bị quan niệm không mấy tốt đẹp của nhiều người, các em bị “dán nhãn” là “người lang thang”. Vì vậy mà các em khó hòa nhập cộng đồng, tìm việc làm…

Tác giả Tim Bond, chấp bút sách “Nghiên cứu về trẻ em đường phố ở TP.HCM” thì nhận định, trẻ bụi đời ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều rất giống nhau, cả vẻ bề ngoài lẫn trong hành vi. Mặc dù giữa các nước đều có những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, giá trị tinh thần. Và theo ông, “sự ghen ghét” của mọi người đối với đối tượng này là tình cảm phổ biến nhất trong tất cả sự khinh rẻ, giận dữ, thương hại, sợ hãi… Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn cho các em và cả xã hội, mặc dù hiện nay có khá nhiều chính sách trợ giúp cho trẻ đường phố trong cuộc sống.

3. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÚP TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ TÁI NHẬP CỘNG ĐỒNG
Đối với trẻ em đường phố dù có được đưa vào các trung tâm, các nhà mở, các tổ chức xã hội. Các em được có cơm ăn áo mặc, được học hành nhưng sự mặc cảm tự tin vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí của các em. Nhiều em bị cha mẹ bỏ rơi chúng thường có tư tưởng không còn dám tin ai nữa. Vì người sinh ra mình đã bỏ rơi mình thì có ai là thương yêu mình thật lòng đâu. Chính vì thế mà nhiều em không vượt qua được mặc cảm của mình nên các em sống khép kín, buồn bã, không quan tâm đến việc học hành. Nhiều em gái đang trong tuổi dậy thì lại không am hiểu các kiến thức về giới tính nên đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế mà vai trò của nhân viên công tác xã hội đề ra những việc sau đây:

- Thứ nhất: Do sự tự ti bị bỏ rơi nhiều em rơi vào trầm cảm, ít nói nên các em không tin là có tình thương thật sự từ con người với con người. Có nhiều em mặc cảm với tội lỗi của mình trước kia nên sống khép kín hoặc có những suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, vai trò của người nhân viên xã hội cần phối hợp với những người bạn, các tổ chức xã hội, đến tham viếng, trò chuyện động viên chia sẽ với các em như người thân để giúp các em thoát khỏi sự tự ti mặc cảm mà hoà nhập với cộng đồng. Như vậy sẽ tạo cho các em sống lạc quan hơn và có niềm tin trong cuộc sống.

- Thứ hai: Người nhân viên xã hội nên trang bị cho mình những kỹ năng về sinh hoạt cộng đồng, biết tổ chức những cuộc vui chơi giả ngoại cho các em, giúp các em khoay khoả một phần nào của cuộc sống. Tạo sự thân mật gần gũi với các em như người thân, biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và tôn trọng những ý kiến của các em để các em biết rằng các em vẫn còn có người để chia sẽ, xã hội còn có những tấm lòng quan tâm đến các em.

- Thứ ba: Hiện tại chính sách nuôi dạy các em ở các trung tâm chỉ đến 16 tuổi sau đó cho các em hồi gia. Nhưng thiết nghĩ nếu các em không được học hành đến nơi đến chốn khi trả các em về thì nguy cơ “ngựa quen đường cũ” không thể không xảy ra, lúc đó xã hội phải đối mặt với những tội phạm không phải là trẻ em nữa. Vì vậy mà chính sách giáo dục về học vấn, nhận thức và cả nghề nghiệp để trang bị cho các em để sau này các em hội nhập là rất cần thiết. Người nhân viên xã hội phải trở thành một tình nguyện viên trên lĩnh vực giáo dục. Hiện tại các sinh viên còn đang học trong các trường đại học rất nhiều mà nhiều em tại các trung tâm rất cần học thêm những kiến thức như Toán, Lý, Hoá.. mà đặc biệt là Anh văn. Những kiến thức này giúp các em tiếp thu nhanh những bài học ở trường. Vã lại muốn các em sao này trở thành người có ích cho xã hội thì nhà nước phải có chính sách phù hợp mà đặc biệt trao cho các em kiến thức thông qua việc giáo dục văn hoá.

- Thứ tư: Có một bộ phận trẻ lang thang là đối tượng dễ bị tác động bởi các tiêu cực xã hội như: xâm hại tình dục, hút chích, đầu gấu... Việc học tập của các em phải bao gồm cả kỹ năng giúp các em phòng tránh những tiêu cực trên". Vấn đề dạy đạo đức cho các em cần có cơ chế phối hợp của nhiều ban ngành. Trước hết người nhân viên xã hội cần có những kiến thức về giới tính, về hậu quả của việc phạm pháp, đến cả kiến thức về HIV/AIDS để tuyên truyền cho các em, nhất là các em trong độ tuổi vị thành niên.

- Thứ năm: Phần lớn, trẻ vị thành niên khi rời các cơ sở Bảo trợ xã hội trở về cộng đồng thường không còn hoặc không tìm được người thân trong gia đình. Dù đã rời bỏ cuộc sống lang thang, nhưng lỗi lầm của quá khứ vẫn chưa từ bỏ chúng, rất nhiều cơ sở sản xuất tư nhân không chấp nhận trẻ vào làm khi biết đó là trẻ lang thang. Quá khứ là một điều không thể ai cũng dể dàng quên đi, mà các em lại là trẻ vị thành niên nên sự tổn thương rất lớn. Khi các em đã trở về với gia đình với xã hội thì việc rơi vào những lỗi lầm trước đây không thể không diễn ra. Chính vì thế đòi hỏi người nhân viên xã hội phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát và giúp đỡ các em kịp thời để tránh cho các em sa vào đường cũ.

- Thứ sáu: Trẻ em là tương lai của đất nước, nên các em có quyền được học hành, được vui chơi, được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Việc nuôi dưỡng, giáo dục các em phải bắt nguồn từ gia đình và nhà trường, nhưng các em không may mắn bị vứt ra ngoài xã hội nên ảnh hưởng một thế hệ trong tương lai của nước nhà. Chính vì thế vai trò của người nhân viên là giúp các em trở thành một người tốt, sống có ích khi hoà nhập với cộng đồng. Như vậy là người nhân viên xã hội không chỉ giúp cho các em mà còn giúp cho cho đất nước có được một thế hệ tương lai không tốt đẹp hơn.

KẾT LUẬN
Tình trạng trẻ bụi đời ở Thành phố đã đến mức báo động cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng của những hậu quả tai hại đã phá hoại cuộc đời rất nhiều trẻ, nhất là nạn ma túy và mại dâm trẻ em. Để tránh việc đẩy các em thành trẻ em đường phố các gia đình nên thực hiện kế hoạch hoá gia đình để nuôi dạy con em mình. Các bậc làm cha làm mẹ nên quan tâm đến các em hơn, dù cuộc sống có vất vả như thế nào hãy giữ các em lại gia đình khôgn nên bỏ rơi các em. Cho dù có đưa các em vào trong những trung tâm bảo trợ nhưng khát khao có một gia đình êm ấm vẫn là điều hạn phúc đối với các em hơn.

Đới với xã hội mọi người cũng không nên kỳ thị với các em có những lầm lỗi trước đây. Hơn bao giờ hết các em vẫn cần những tấm lòng, vẫn cần những chỗ nương tựa trong tình thương giữa người với người. Hãy chấp nhận các em khi các em đã trở về với cuộc sống. Điều này nếu ngay lúc này mọi người có cái nhìn đúng đắn thì phạm vi và bản chất của những vấn đề đang gây ảnh hưởng đến xã hội nói chung và từng trẻ em nói riêng vẫn còn có thể ngăn chặn được ở TP.HCM.

Bên cạnh đó, người nhân viên xã hội quan tâm động viên các em, cho các em có niềm tin vào cuộc sống để các em tái hoà nhập cộng đồng. Chỉ cần một nghĩa cử bình dị mà cao đẹp như thế sẽ là những động lực để các em tiệp tục sống và hy vọng. Cuộc sống này vẫn đệp biết bao khi có nhữung tấm lòng biết san sẻ hy sinh.
[1] Nguồn từ website http://www.ambhanoi.um.dk
[2] Nguồn từ Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh
Pháp Như (Bài viết môn Công tác xã hội tại trường Đại học Tôn Đức Thắng)

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP