Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2008

Lầu Ông Hoàng thành phế tích

Nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.
Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất TP Phan Thiết ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.
Nơi ngự của các ông hoàng...

Lầu Ông Hoàng không phải là nhà lầu của một người đàn ông tên Hoàng, càng không phải là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại nghỉ mát như lâu nay người ta đồn đại.
Xuất xứ của địa danh lầu Ông Hoàng bắt nguồn vào năm 1911, gắn liền với một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Thấy phong cảnh sơn thủy ở những ngọn đồi lân cận Phan Thiết hữu tình, ông hoàng này nảy sinh ý định mua đất xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này.

Sau những cuộc thăm viếng và thương lượng, công sứ Garnier cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán ngọn đồi Bà Nài cho công tước De Montpensier. Ngày 21-2-1911, cách nhóm đền tháp Pôsanư 100m về hướng nam, trên diện tích 536m2, một biệt thự với qui mô 13 phòng đã được khởi công xây dựng.

Đường lên dốc đá

Cụ Trần Đạt, năm nay ngoài 80 tuổi, hiện sống dưới chân đồi nhớ lại: “Hồi nhỏ tôi có nghe cụ thân sinh kể lại đã có không ít nhân công phải bỏ mạng khi xây dựng công trình. Do lúc đó đường lên đồi chưa có, để xây dựng người ta phải bạt đá khoét núi làm lối đi. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thời bấy giờ cũng không kém gian nan. Do trên đồi toàn đá hoa cương hấp thụ ánh sáng mạnh vừa nóng vừa hắt ra ánh sáng khiến lao công bị mất sức, chói mắt té xuống núi chết thảm”.
Sau gần một năm xây dựng, đại công trình trên đỉnh Bà Nài tương đối hoàn chỉnh. Với máy phát điện đặt dưới tầng hầm, có chỗ chứa nước dùng đủ một năm, biệt thự này được xem là hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ.

Cụ Đạt tiếp tục mạch chuyện: “Quan Pháp hồi đó sang trọng, giàu có như một ông hoàng với nhiều kẻ hầu người hạ. Vả lại do công trình xa hoa như một biệt điện nên dân địa phương lúc bấy giờ cứ “lầu Ông Hoàng” mà gọi. Riết rồi chết luôn tên đó!”.

Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn Mặc Tử đã qua

Tháng 7-1017, ông hoàng De Montpensier “gả” biệt thự trên đỉnh Bà Nài cho một chủ khách sạn người Pháp tên Prasetts... Về sau, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự. Vài chục năm sau, thi sĩ bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã đến địa danh này và để lại nhiều kỷ niệm khiến lầu Ông Hoàng càng thêm ý nghĩa.

Lầu Ông Hoàng với chuyện tình Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm

Nhắc đến lầu Ông Hoàng là nhắc đến nhà thơ Hàn Mặc Tử - bởi lẽ lầu Ông Hoàng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm. Trong một bài thơ về Phan Thiết, ông có kể lại nơi này và gọi đó là "nơi đã khóc đã yêu thương da diết".
Về sau Mộng Cầm có nói về câu chuyện tình lãng mạn này, trong đó thổ lộ nơi ấy là nơi hẹn hò yêu đương của họ: "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện".

Sau này nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cũng đã có một ca khúc rất hay, được nhiều người nhớ đến về lầu Ông Hoàng cũng như câu chuyện tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Bài hát có những câu mà rất nhiều người nhớ "Lầu ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng"...
Thắng tích thành phế tích

Đến thăm Phan Thiết, phần lớn du khách đều ghé thăm nhóm đền thờ công chúa Chăm (tháp Pôsanư) và sau đó leo dốc đến đỉnh đồi Bà Nài, nơi tọa lạc lầu Ông Hoàng đặng ngắm toàn cảnh bức tranh non nước Phan Thiết trong gió thổi lồng lộng và màu xanh ngút ngàn của đại dương.

Từ tháp Pôsanư, để đến được lầu Ông Hoàng, chúng tôi phải leo lên một mỏm dốc trơ cằn sỏi đá lởm chởm. Sau hơn trăm bước chân, không thể tin được khu vực hoang vắng đầy cỏ dại um tùm và ngôi nhà cao rệu rã trơ gạch kia chính là một trong những địa danh nổi tiếng ở Phan Thiết.

Lầu Ông Hoàng đó ư? Biệt thự 13 phòng hiện đại nhất Phan Thiết một thời đấy ư? Tất cả chẳng còn gì ngoài những hầm chứa nước được trùng tu và bỏ mặc cho đất đá, bụi bặm, mạng nhện, cỏ dại bám đầy.
Tháp Pôsanư trên đồi Bà Nài gần Lầu Ông Hoàng


Những tấm bia đá tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích đề ghi những bài thơ si tình với Mộng Cầm ngày nào nay đã thành gạch vụn. Lầu trăng nơi Hàn Mặc Tử từng ngắm trăng, làm thơ rệu rã và có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào...

Bên trong lầu Ông Hoàng, hiện trạng lại càng thê thảm hơn. Qua lối vào chính và qua lỗ thủng do đạn pháo thời chiến, bất kỳ ai ghé mắt trông ngang đều có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hỗn tạp với bao bịch, cỏ dại, mạng nhện và có cả bao cao su bên trong...

Trước sự hoang phế của thắng cảnh nổi tiếng về cảnh đẹp và ý nghĩa lịch sử, đầy thất vọng không ít du khách thốt lên: “Như vầy mà là lầu Ông Hoàng đó sao? Lầu tan hoang thì có!”.
Trên đỉnh đồi Bà Nài, Pháp sau đó đã cho xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt nhằm khống chế toàn vùng Phan Thiết. Ngày 14-6-1947, cũng chính nơi đây đã diễn ra trận đánh ác liệt.
Tiểu đội thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu chỉ huy đã tiêu diệt nhiều lính Pháp, thu nhiều súng đạn, trong đó có một khẩu đại liên Vitke, một súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác. Từ đó, người dân cũng quen gọi là “Chiến thắng lầu Ông Hoàng”.

Lầu Ông Hoàng là di tích thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết, là địa danh rất được du khách từ khắp mọi nơi thường xuyên tìm đến thưởng lãm nhưng cùng với thời gian, sự bọt bèo của thắng tích đã khiến nhiều du khách thất vọng. Và theo nhiều cái rỉ tai nhau của những bước chân lãng tử nên giờ đây lầu Ông Hoàng đã không còn là điểm thu hút khách tham quan nữa.
Việc ngành du lịch Bình Thuận bỏ quên thắng tích này dù với lý do gì rõ ràng đã lãng phí một nguồn tài nguyên mà bằng mắt thường ai cũng thấy nơi đây sẽ là điểm nhấn về du lịch của Bình Thuận, sẽ mang về cho Bình Thuận khoản ngoại tệ không nhỏ nếu đầu tư xây dựng và khai thác hợp lý.

Bao giờ lầu Ông Hoàng không còn bị trùm màu? Bao giờ du khách gần xa được lưu trú trên ngọn đồi lịch sử, hay chí ít cũng được đứng trên lầu vang ngắm cảnh trong một không gian đầy hoa thơm chứ không phải là cỏ dại?... Câu trả lời là: “Chẳng biết đến bao giờ” bởi hàng chục năm qua thắng tích này vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng của những người có trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược.
Theo báo Quảng Ninh

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP