Xin hân hạnh giới thiệu đến vị quý 80 mã số nhạc chờ của Pháp Như trên Mobifone: 1 Ân cha mẹ như biển trời 50611055, 2 Ân cha mẹ như biển trời 5166917, 3 Bông hồng cài áo 50611062, 4 Bông hồng cài áo 5166918, 5 Bông hồng dâng cha 50611064, 6 Bông hồng dâng cha 5166919, 7 Bước chân Yên Tử 50611067, 8 Bước chân Yên Tử 5166920, 9 Chùa tôi 50611072, 10 Chùa tôi 5166921, 11 Còn thương rau đắng mọc sau hè 50611076, 12 Còn thương rau đắng mọc sau hè 5166922, 13 Đêm Pháp Hoa 50611080, 14 Đêm Pháp Hoa 5166923, 15 Diệu pháp 50611081, 16 Diệu pháp 5166924, 17 Diệu pháp âm 5166925, 18 Đời Tăng lữ 50611087, 19 Đời Tăng lữ 5166926, 20 Em đi trên cỏ non 50611089, 21 Em đi trên cỏ non 5166927, 22 Gánh hàng rong 50611092, 23 Gánh hàng rong 5166928, 24 Giấc mơ cánh cò 50611095, 25 Giấc mơ cánh cò 5166929, 26 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 50611097, 27 Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ 5166930, 28 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 50611098, 29 Kinh cầu Mẹ Từ Bi 5166931, 30 Làng tôi 50611129, 31 Làng tôi 5166932, 32 Lạy Phật Quan Âm 50611128, 33 Lạy Phật Quân Âm 5166933, 34 Lời sám nguyện 50611126, 35 Lời sám nguyện 5166934, 36 Lời tạm biệt của người tìm đạo 50611124, 37 Lời tạm biệt của người tìm đạo 5166935, 38 Lòng mẹ 50611123, 39 Lòng mẹ 5166936, 40 Lục cúng dường 50611121, 41 Lục cúng dường 5166937, 42 Mẹ là Phật 50611119, 43 Mẹ là Phật 5166938, 44 Mẹ là vầng trăng 50611118, 45 Mẹ là vầng trăng 5166939, 46 Mẹ tôi 50611114, 47 Mẹ tôi 5166940, 48 Mẹ Từ Bi 50611110, 49 Mẹ Từ Bi 5166941, 50 Mùa duyên 50611107, 51 Mùa duyên 5166942, 52 Ngọn lửa tuổi hai 50611105, 53 Ngọn lửa tuổi hai 5166943, 54 Ống thổi lửa 50611103, 55 Ống thổi lửa 5166944, 56 Phật Hoàng Trần Nhân Tôn 50611100, 57 Phật là ánh từ quang 50611096, 58 Phật về 50611093, 59 Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật 50611091, 60 Tạ ơn mẹ 50611090, 61 Tâm xuân 50611084, 62 Tâm xuân 5166945, 63 Thì thầm với nắng 50611083, 64 Thì thầm với nắng 5166946, 65 Thiền sư Chùa Đậu 50611078, 66 Thiền sư Chùa Đậu 5166947, 67 Thờ kính mẹ cha 50611075, 68 Thờ kinh mẹ cha 5166948, 69 Tiếp bước dấu chân xưa 50611073, 70 Tiếp bước dấu chân xưa 5166949, 71 Trăng tròn tháng tư 50611071, 72 Trăng tròn tháng tư 5166950, 73 Trở lại Bạc Liêu 50611070, 74 Trở lại Bạc Liêu 5166951, 75 Vì có Phật 50611069, 76 Ví có Phật 5166952, 77 Vu Lan nhớ mẹ 50611066, 78 Vu Lan nhớ mẹ 5166953, 79 Xuân trong cửa thiền 50611063, 80 Xuân trong cửa thiền 5166954, * Để chọn bài hát làm nhạc chờ trên mạng Mobifone:Soạn tin nhắn theo nội dung như sau: 1. Đăng ký sử dụng, soạn tin: DK gởi 92242. Cài đặt bài hát- Cài đặt bài hát: CHON masobaihat gởi 9224 Ví dụ: để tải bài Đời Tăng lữ bạn chỉ cần soạn: CHON 50611087 gởi 9224 - Gửi tặng: TANG mabaihat sodienthoainhan gởi 9224 Ví dụ: để tặng bài Đời Tăng lữ cho bạn bè bạn chỉ cần soạn: TANG 50611087 số điện thoại người nhận gởi 9224 Để biết thêm chi tiết xin vui lòng truy cập: http://www.mobifone.com.vn

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2008

Hình ảnh người tu sĩ Phật giáo bị xúc phạm!

Những ngày qua, tòa soạn Báo Giác Ngộ liên tiếp nhận được thư từ, email, điện thoại của độc giả khắp nơi thể hiện sự bất bình liên quan đến việc Công ty Cây và Đất của ca sĩ Minh Thuận tổ chức chương trình biểu diễn ca nhạc - kịch - cải lương Lan và Điệp (Tác giả: Loan Thảo, đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ) tại Nhà hát Bến Thành vào hai đêm 17 và 18-10.

Một cảnh trong vở diễn gây phản cảm đến Tăng Ni Phật tử


Mặc dù chưa chính thức xem qua vở diễn nhưng đa số các ý kiến mà chúng tôi nhận được đều tỏ ra không hài lòng với một số hình ảnh cổ động cho chương trình xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông gần đây khá phản cảm, không đúng với tinh thần Phật giáo và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Trên các mặt báo, người đọc cảm thấy khó chịu khi bắt gặp hình ảnh Điệp (do ca sĩ Minh Thuận) với bộ mặt đau thương vòng tay ôm người tinh cũ là Lan (ca sĩ Phương Thanh) đang trong trang phục một vị Ni hay như cảnh Điệp giả dạng nhà sư về gặp lại Lan (ca sĩ Cẩm Ly) lúc bệnh nặng và Điệp đã vuốt ve, âu yếm Lan khi hai người đã hóa thành người tu sĩ Phật giáo (!).

Thiết nghĩ, "Chuyện tình Lan và Điệp” là một câu chuyện tình hư cấu nổi tiếng ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về một mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của của một cô gái tên Lan và một chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của một ông quan phủ ở một tỉnh lẻ, Điệp - một học sinh nghèo - phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà vào chùa nguyện thế phát xuất gia.

Có lẽ, thời điểm soạn vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”, soạn giả Loan Thảo hay ngay cả hai nhạc sĩ Mai Phong Linh - Mai Thiết Linh cũng chỉ sáng tác theo cảm hứng vô tình, dân gian chứ không có ý gì khác về Phật giáo. Tuy nhiên, khi chuyện tình Lan và Điệp trình diễn trước công chúng, ngoài việc phản ánh thực trạng xã hội trong một giai đoạn nhất định, đã có những tác động không tốt đối với nhiều người chưa hiểu về đạo Phật. Bởi lẽ, qua đó họ sẽ lầm tưởng rằng đạo Phật chỉ là chốn nương thân cho những mảnh đời đổ vỡ trong tình duyên và bất hạnh trong kiếp sống. Từ đó, hình ảnh và tâm nguyện cao vời của người tu sĩ Phật giáo - xuất gia thực tập đời sống phạm hạnh theo đúng nghĩa bị hạ thấp trong tâm tưởng của nhiều người. Chính vì vậy, một giai đoạn dài, đạo Phật luôn bị gắn liền với bi quan và yếm thế. Những lời ca như: “… nếu duyên không thành thì Điệp ơi Lan cắt tóc quên đời vì anh…” rất dễ dẫn người nghe đến chỗ hiểu lầm khi cho rằng việc vào chùa như là một cách chôn vùi cuộc đời sau khi tình yêu tan vỡ.

Chúng tôi nhớ không lầm là những năm thuộc thập niên 70 của thế kỷ trước, các đoàn cải lương khi diễn tuồng cải lương này luôn rất cẩn trọng đặt quan hệ yêu đương say đắm giữa Lan và Điệp trong vòng lễ giáo theo đúng với hoàn cảnh nguyên tác của câu chuyện này xuất hiện. Còn khi Lan đã xuất gia thì dù có gặp nhau, hai người luôn giữ khoảng cách đúng mực giữa người đời và người xuất gia, dù trước đó họ đã từng là tình nhân. Thế nhưng, Chuyện tình Lan và Điệp mà Công ty Cây và Đất của ca sĩ Minh Thuận bỏ hơn 1 tỷ ra dàn dựng ròng rã sáu tháng liền, với sự tham gia diễn xuất của hàng loạt ca sĩ nổi danh trên sân khấu âm nhạc, dù mới được cổ động bởi báo chí đã cho thấy sự bất ổn xét dưới góc độ văn hóa dân tộc và tư tưởng tôn giáo (mà ở đây là Phật giáo). Nghiêm trọng nhất là hình ảnh người tu sĩ Phật giáo được phác họa khá tùy tiện và có tính xúc phạm nếu gắn nó với các giới luật nhà Phật.

Qua phản ảnh của bạn đọc, chúng tôi (PV) đã chủ động liên lạc nhiều lần với ca sĩ Minh Thuận - người khởi xướng và chịu trách nhiệm chính cho việc thực hiện chương trình này để tìm hiểu vấn đề nhưng anh không bắt máy, có lẽ do bận vì ngày ra mắt vở cải lương đã gần kề. Xem những phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng gần đây, động lực để anh thực hiện vở diễn “Chuyện tình Lan và Điệp” bắt nguồn từ sự đam mê môn nghệ thuật truyền thống này “và biết lỗ nhưng vẫn làm”. Chỉ có thế hay còn điều gì ẩn chứa phía sau thì anh mới là người có câu trả lời chính xác nhất. Tuy nhiên, dù với mục đích gì chăng nữa thì việc làm này cần nên cẩn trọng, đừng để những điều không hay phá đi “bữa tiệc” được chuẩn bị khá công phu.

Khi bài báo này đến tay bạn đọc thì vở “Chuyện tình Lan và Điệp” đang ra mắt công chúng tại Nhà hát Bến Thành - TP.HCM. Hy vọng rằng những gì xuất hiện trên sân khấu sẽ không lặp lại điều đáng tiếc này.

HÀ PHƯƠNG (Theo Giác Ngộ online)

0 nhận xét:

Đợi chờ - Thanh Lam

Một cõi đi về

Một mình - Thanh Tùng

Ôi quê tôi - Vũ Xuân Bắc

Đóa hoa vô thường (1)

Điệu buồn phương Nam

Mưa bay tháp cổ - Tùng Dương

Đóa hoa vô thường (2)

Như cánh vạc bay






  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP