Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008
Khi tu sĩ hát là một hiện tượng không còn lạ lẳm gì đối với những đêm văn nghệ của Phật giáo ở các chùa tại phía Nam. Trong thời đại hội nhập của đất nước và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau thì âm nhạc lại là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm.
Giữa lúc thị trường âm nhạc đang bảo hòa, số lượng sân khấu ít mà lực lượng ca sĩ thì nhiều. Nhiều nhạc sĩ có những ca khúc chạy theo thị trường đã quên mất tính nghệ thuật của âm nhạc, thì nhiều ca sĩ có khuynh hướng hát nhạc Phật giáo với ca từ và giai điệu mượt mà, êm đềm hơn ngày càng gia tăng. Với khối lượng nhạc Phật giáo ngày càng nhiều nên tu sĩ hát là một chuyện rất bình thường. Người tu sĩ không chỉ có lời kinh tiếng mõ mà trong những lễ hội hay sinh hoạt ở các trường Phật học hoặc các đạo tràng đôi lúc cũng phải biết hát một vài bài nhạc Phật giáo đễ cho khỏi khô khan.
Điều đáng nói ở đây là khi tu sĩ hát nhưng cũng phải có một chút ít chuyên môn, biết một chút về thanh nhạc và nhạc lý và phải thật sự hát hết mình thì mới không gượng gạo trước đám đông, mà mọi người vẫn chấp nhận được. Có nghĩa là phải làm một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp thì mới có sức thuyết phục đối với Phật tử mà nhất là chư vị Tôn Túc. Làm sao khi người tu sĩ xuất hiện giữa sân khấu hát cũng phải giữ được phong cách của một người tu và cũng có một chút nghệ sĩ tính để không bị cứng ngắt mà cũng không quá mềm mại.
Vấn đề khó khăn ở cái chỗ là khi người tu sĩ lên sân khấu tỏ ra không tự tin vì chuẩn bị tâm lý chưa kỹ càng, bên cạnh đó sự chuẩn bị về tiết mục chưa thật sự chu đáo, chính vì vậy mà không thành công khi trình bài một ca khúc hay một tiết mục nào đó.
Với người tu sĩ khi trình bày một ca khúc Phật giáo hay sẽ có tính thuyết phục hơn một ca sĩ không hiểu về giáo lý của Phật. Có hai vấn đề nan giải là những ca sĩ có chuyên môn về nghệ thuật mà lại không hiểu về giáo lý còn tu sĩ thì hiểu về giáo lý lại không có chuyên môn về âm nhạc nên khi một ca khúc được hát lên đã gây nên một sự hời hợt trong ca từ đối với người ca sĩ và không có kỹ thuật thanh nhạc đối với tu sĩ. Mà muốn biết giáo lý để hiểu những ca từ trong các ca khúc Phật giáo thì đòi hỏi người ca sĩ phải có thời gian tìm hiểu giáo lý còn tu sĩ muốn hát cho hay thì đòi hỏi phải có thời gian để học thanh nhạc. Mà thanh nhạc không phải học ngày một ngày hai mà phải là thời gian dài. Trong thanh nhạc có những kỹ thuật và cách xử lý của một ca khúc làm sao cho hay để người nghe chấp nhận là cả một vấn đề.
Tuy nhiên, hát hay là một chuyện mà bản lĩnh sân khấu lại là một chuyện khác. Nếu người tu sĩ hát hay làm chủ được sân khấu thì cũng được mọi người hoan nghênh và có thể chấp nhận đó là thành quả của lao động nghệ thuật. Trong các lĩnh vực nghệ thuật của Phật giáo thì âm nhạc luôn được nhắc đến trong các kinh điển được chư thiên cúng dường lúc Phật còn tại thế. Với giới luật của người xuất gia không được ca vũ xướng kỹ nhưng âm nhạc không có tội mà điều đáng nói ở đây là hát với nội dung gì. Nếu tu sĩ hát những lời kinh được trích dẫn từ trong kinh hay những lời ca ngợi Tam Bảo đó cũng là một công đức tán thán.
Có thể thấy bây giờ một đêm văn nghệ của Phật giáo có sức cuống hút quần chúng rất lớn, không những có sự tham gia của các ca sĩ chuyên nghệp mà còn có quý thầy cô trẻ yêu âm nhạc, bên cạnh đó các gia đình Phật tử cũng đóng vai trò quan trọng và đặc biệt thành phần tham dự đa dạng hơn, không những có Phật tử lớn tuổi nghe mà còn cả thanh thiếu niên đến xem.
Như vậy khi tu sĩ hát cũng là một nét đẹp của Phật giáo trong thời hiện đại mà đó cũng là một cách hội nhập với mọi người đấy chứ. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể đối với mọi người và rất cần thiết đối với những Tăng Ni sinh trẻ muốn dấn thân trên đường hoằng pháp hiện nay.
Bài: Pháp Như, ảnh: Diệu Pháp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét