Học viện Phật giáo Singapore chuẩn bị tuyển sinh
Dưới sự lãnh đạo của thầy Viện trưởng khai sáng Phật học viện- Pháp sư Thích Quảng Thanh ( Shi Guang Sheng Fashi ), tư tưởng tu học tri ân báo ân của học viện, theo ngài: “ phải cải thiện phong khí và tịnh hóa nhân tâm xã hội, học làm thầy người, hành làm mô phạm cho thế gian”. Học viện đề cao mục tiêu “ thực hiện bình đẳng Phật giáo và giáo nghĩa từ bi, đạt đến bồi dưỡng nhân tài, hoằng dương Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật và trao truyền tâm Phật”.
Tôn chỉ của học viện: 1/ Bồi dưỡng nhân tài quản lý tự viện. 2/ Bồi dưỡng nhân tài giảng dạy Phật học viện. 3/ Bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu. 4/ Bồi dưỡng chuyên môn về hoằng pháp (chủ yếu là Phật giáo Hán truyền).
Trên tiêu chí đạo học, học viện có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và thống nhất. Từ viện trưởng, phòng tổng sự, chấp sự trưởng đến giáo vụ trưởng, văn thư ( gồm các việc giảng dạy, nghiên cứu, hội đồng học thuật, hoạt động văn hóa). Hội đồng học sinh có ban chủ nhiệm đảm trách các công việc kỷ luật, phúc lợi, sinh hoạt và phụ đạo. Bộ phận hành chánh làm công tác: hành chánh, thiết chế, ngân sách, nhân sự và các vấn đề liên quan đến nước ngoài. Sau cùng là quản lý thư viện.
Sự trao truyền, việc giảng dạy cho Tăng sinh được thiết chế kỹ lưỡng. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó giảng viên khoa Phật học đều đã có học vị Thạc sĩ, tiến sĩ; ngoài ra còn có các giáo sư, tiến sĩ nước ngoài Anh, Mỹ, Sri Lanka. Điều đặc biệt, kể từ năm 2008, sau khi hoàn thành xong học phần quy định, sinh viên nhận được bằng Cử nhân Phật học của trường Đại học Kelaniya, Sri Lanka. Về hướng tốt nghiệp, trên nguyên tắc, sau khi tốt nghiệp, học Tăng về lại tự viện. Sinh viên tốt nghiệp có hướng nghiên cứu Phật học, có thể xin phép- đề xuất với trường để được tài trợ học chuyên sâu ở nước khác.
Việc chăm lo giáo dục và đào tạo Tăng tài, học viện lấy “ tu học nhất thể hóa, sinh hoạt tùng lâm hóa” làm phương pháp bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ và thể chất, để học Tăng phát triển toàn diện. Ngoài cơ sở chính, hiện nay học viện sắp sửa có thêm cơ sở mới khang trang và đầy đủ tiện nghi. Khi đến với học viện, học Tăng được sử dụng phòng thư viện tân tiến với hệ thống quản lý mượn sách báo và băng từ tự động, kết nối mạng vô tuyến, xuất bản báo chí định kỳ, có phòng phục vụ hội nghị và khu vực dành cho các em nhỏ v.v.
Tại Học viện Phật giáo Singapore, sinh viên được học tập và sinh hoạt tâm linh theo mô hình học viện nội trú hiện đại. Ngoài những giờ tham học về giáo trình và giao tiếp song ngữ Anh Hoa, Tăng sinh được bồi dưỡng các phương pháp tu học, thực tập những pháp môn chuyển hóa thân tâm nhẹ nhàng- thoải mái, để hòa đồng với bạn bè quốc tế, và thích ứng với văn hóa Singapore văn minh, tự do. Chế độ tu học dành cho các du học Tăng tại đây cũng rất là hấp dẫn. Học viện sẽ cung cấp miễn phí ăn ở, học tập và đồ dùng cơ bản trong sinh hoạt. Trong thời gian học tập, mỗi tháng phát cho phí sinh hoạt nhất định.
Về chương trình giảng dạy, Học viện chuyên bồi dưỡng các khối môn học như :
1. Môn tư tưởng Đạo đức: Gồm các môn kinh Di giáo, Pháp cú, Phát Bồ đề tâm văn, Giới luật học cương yếu, luân lý học Phật giáo, Phật giáo và xã hội đương đại, lịch sử hộ giáo hoằng pháp Phật giáo Trung quốc, giúp học Tăng có Tăng cách kiện toàn, có tư tưởng ổn định, nhận thức sâu sắc về thân tâm, phụng hiến cho phật giáo và xã hội với tinh thần tri ân báo ân của người xuất gia.
2. Môn lịch sử Phật giáo: giáo trình giảng dạy gồm lịch sử Phật giáo Trung quốc, Ấn độ Phật giáo sử, lịch sử chế độ Phật giáo Trung quốc, môn học giúp học Tăng lý giải và nắm bắt đầy đủ truyền thống Phật giáo.
3. Môn tư tưởng Phật giáo: học tập các tư tưởng tông phái như Tư tưởng triết học Phật giáo Ấn độ, triết học và tôn giáo thời lưỡng Hán và Tiên Tần, yếu nghĩa Phật giáo, luận Câu xá, tư tưởng Bát nhã Ấn độ, Duy thức học Ấn Trung, Trung quán học, tư tưởng Mật giáo Phật giáo, triết học Hoa nghiêm Hiền thủ, tư tưởng Pháp hoa, tư tưởng Tịnh độ, tư tưởng Phật tánh Ấn Trung, Bát nhã Hán truyền, triết học Tam luận, giáo lý Thiên Thai, tư tưởng Thiền tông Trung quốc. Các môn tuyển chọn gồm Excerpts from The Words of the Buddha, Excerpts from The Middle Length Sayings. Các môn dẫn đọc có: dẫn đọc kinh Phật Anh văn- Hoa văn, Thanh tịnh Tỳ ni Phương quảng kinh, Kinh Pháp kính, kinh Kim cang, kinh Lăng nghiêm (đọc nghiên cứu), luận Bảo tạng, Nguyên nhân luận.
4. Văn hiến học: nghiên cứu văn hóa Phật giáo, nắm chắc sự hình thành và phát triển các điển tích quan trọng, đồng thời làm cơ sở cho việc truyền thừa và truyền bá PG Hán truyền v.v, giới thiệu văn hiến Phật giáo với việc sử dụng các ngôn ngữ Pali, tiếng Phạn, tiếng Trung, Hán cổ, Tạng ngữ và Sri Lanka.
5. Môn Văn hóa: mục đích để nâng cao trình độ cho học Tăng gồm các môn: Duyệt đọc và sáng tác, triết học khái luận (bao hàm triết học tôn giáo và luân lý). Các môn tự chọn có: đại cương văn minh thế giới, đại cương Nhân minh học, mỹ thuật Phật giáo, văn học Hán dịch kinh điển, tỷ giảo Tôn giáo học, giới thiệu nghiên cứu Phật học nước ngoài.
6. Môn Kỹ năng công cụ: các môn Hán ngữ cổ đại, Anh ngữ, Pali, Phạn ngữ, thao tác cơ sở máy tính (nếu trải qua thi trắc nghiệm được miễn học), logic học, học thuật Nhật ngữ (tự chọn), thư pháp chữ Hán (tự chọn), dẫn đọc kinh điển Nhật ngữ- Pali, cao Tăng truyện (đọc và so sánh), Tổ chức quản lý học, quản lý tài nguyên nhân lực, diễn giảng và hùng biện, kỷ xảo biện luận, Hoằng minh học.
Ngoài ra, học viện còn hoạch định các môn về chuyên hướng nghiên cứu Phật học, chuyên hướng quản lý hoằng pháp v.v dành cho mỗi học kỳ trong năm. Ở mỗi môn, Tăng sinh lấy việc học ở trên lớp làm chương trình học chủ yếu, mỗi học kỳ cần phải hoàn thành từ 1 đến 2 bài luận văn, cuối kỳ kết tập kiểm tra. Tùy thuộc việc sắp xếp chương trình, nhiều học kỳ có thể làm văn thay cho kiểm tra nhưng khóa huấn luyện sẽ lấy thành tích điểm thi mỗi học kỳ làm kết quả kiểm tra. Trên lớp, sinh viên học theo sự truyền đạt của giảng viên hướng dẫn, căn cứ thêm việc chuẩn bị tài liệu do giáo sư cung cấp và phát biểu, thảo luận để bổ sung hoàn chỉnh cho bài học. Đối với những môn cần phụ đạo, thông thường do giảng viên lý luận nguyên tắc chung, sau đó sinh viên được luân lưu huấn luyện thực tiễn.
Để đáp ứng nhu cầu tu học và nghiên cứu, Học viện Phật giáo Singapore đang tổ chức kỳ tuyển sinh Phật học khóa Anh văn- Hoa Văn vào tháng 3/2009, cụ thể như sau:
Khóa Anh văn: Học 5 năm, hai năm đầu chủ yếu học tiếng Anh, ba năm sau chính thức dùng Anh văn học chương trình Cử nhân, chủ yếu là Phật giáo Nam Truyền
Khóa Hoa văn: Học 5 năm, 1 năm dự bị, 4 năm chính thức. Trọng tâm chương trình là Phật giáo Hán Truyền, yêu cầu sinh viên nắm chắc cơ sở lý luận “Quản lý học”, đủ năng lực ứng dụng Anh ngữ cơ bản.
A.Tư cách báo danh:
1.Không hạn chế quốc tịch, là học Tăng tuổi từ 18 đến 35, tín ngưỡng chân thành, xuất gia 1 năm trở lên.
2.Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (Đại học, THCN hoặc tốt nghiệp cấp II thêm 3 năm Phật học viện)
3.Thân thể mạnh khỏe, hình dạng đoan chánh, không có bệnh âm tàng hoặc bệnh truyền nhiễm.
4. Không có hồ sơ phạm tội.
B.Trình tự dự thi:
1. Tức từ ngày báo danh đến ngày hết hạn 10-2-2009, lấy dấu bưu điện làm chuẩn.
2. Viết thư theo yêu cầu hoặc tải xuống Bảng báo danh từ website http://www.bcs.edu.sg/ .Viết đúng sự thật, chữ ngay ngắn.Xin cần ghi lại số điện thoại sử dụng và địa chỉ email để tiện kịp thời liên lạc.
3. Đem Bảng báo danh và những tài liệu dưới đây, viết xong gởi đến Phòng giáo vụ Học viện:
a, Hai lá thư giới thiệu, có thể do thầy bổn sư của thí sinh dự thi; sư trưởng, trú trì tự viện thường trú; hoặc chư tôn đức, thầy giáo đã từng học ở Phật học viện.
b, Bản photo văn bằng học lực cao nhất và Học bạ.
c, Hộ chiếu photo.
d, 4 ảnh (5*5) bán thân không đội mũ, nền trắng (mẫu ảnh làm Passport).
e, Bảng Kiểm tra sức khỏe của Bệnh viện thuộc Chính phủ
(bao gồm kiểm tra máu, gan, X-Quang)
C.Trình tự lựa chọn và hạn mức:
1. Mỗi lớp Anh văn- Hoa văn chiêu sinh nhận 20 sinh viên.
2. Thống nhất kiểm tra, tuyển chọn loại giỏi.
3. Đề mục kiểm tra: Lớp Anh văn thi Anh văn trung cấp. Lớp Hoa văn thi Phật học, Trung văn và Anh văn sơ cấp. Hai lớp đều thống nhất phỏng vấn.
4. Thí sinh trúng tuyển, Visa do nhà trường xử lý.
5. Kết quả tuyển sinh sẽ thông báo qua điện thoại, email và trang web của trường, kính xin lưu ý.
6. Căn cứ chính sách của Cục di dân Singapore, học viên nước ngoài cần giao nộp Tiền bảo chứng, nhà trường phụ trách một nửa cho học viên, còn lại do học viên tự đóng. Số tiền và cách thanh toán, vui lòng tra tìm trên trang web học viện http://www.bcs.edu.sg/
Khi được tuyển chọn : Tất cần báo đến ngày 17-8-2009.
Ngày khai giảng : 31-8-2009
Muốn biết thêm chi tiết : Xin vào mục chiêu sinh trang web của trường, hoặc gửi thư, điện thoại.
*Chú ý : Nhà trường chỉ tài trợ vé máy bay 1 chiều cho tân sinh viên đến nhập học và tốt nghiệp ra trường.
Địa chỉ : Buddhist College of Singapore
( Registrar’s Office 88 Bright Hill Road Singapore 574117)
Điện thoại : 0065-6849 5355
( Xin gọi điện theo thời gian Singapore thứ 2-thứ 6, từ 9g-16g )
Fax : 0065-6456 0180
Email : enquiry@bcs.edu.sg
Website : http://www.bcs.edu.sg/
Ngoài ra, theo thông tin từ nhà trường, nếu có nhiều học Tăng Việt nam nộp hồ sơ dự thi vào Học viện Phật giáo Singapore- khóa III năm 2009, khi hồ sơ hợp lệ được thông qua, nhà trường sẽ tổ chức cho học Tăng Việt nam được thi tuyển tại Việt nam.
Lộ trình đến Học viện Phật giáo Singapore: Từ sân bay quốc tế Changi, các bạn đi tàu điện ngầm, đến trạm metro Bích Sơn- xuống tàu. Sau đó chuyển tiếp, đi xe màu trắng biển số 410 hoặc xe bus số 52, đi thẳng khoảng 10 phút sẽ đến trước cổng chùa Thiền tự Phổ giác Quang Minh Sơn (địa chỉ 88 Bright Hill Road Singapore 574117). Nếu bạn đi xe khác, xin nói với tài xế đi thẳng từ sân bay đến “ Quang Minh Sơn”, hoặc nói muốn đến “Bright Hill Temple”. Xe chạy khoảng 25 phút sau sẽ đến nơi, tiền xe khoảng 15 đôla Singapore (1 SGD = hơn 12.000 VND).
Thích Quảng Hạnh (Du học sinh Đại học Tăng già Pháp Cổ Sơn - Đài Bắc - Đài Loan)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét